Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Đêm Hôm Ấy Nhớ Hoài

02/11/201406:52(Xem: 6566)
Cái Đêm Hôm Ấy Nhớ Hoài

Phat tu thuy dien

 






      Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.

Nói là căn gác xếp nghe cho đỡ thảm não một chút, chứ thật ra đó là tầng sát trần nhà, người Thụy Sĩ xây dùng chứa đồ cũ. Đứng bên dưới nhìn lên chỉ thấy một ô vuông như cánh cửa với cái móc để kéo chiếc cầu thang xuống. Căn gác hầu như ít ai lên đó nên bụi bặm, mùi ẩm mốc, thêm bóng đèn hiu hắt vàng úa, mới bước chân lên tưởng như  nhà ma hay địa ngục vậy. Thế nhưng đối với anh em Gia Đình Phật Tử (GĐPT) chúng tôi lúc bấy giờ tùy duyên biến nó thành…thiên đàng, vô cùng lý tưởng cho chúng tôi tổ chức “lửa trại„

     Số là mùa hè năm đó, mùa hè tại Thụy Sĩ rất hà tiện, đến rất nhanh và biến cũng rất mau. Thiên hạ khao khát nắng ấm như hạn hán mong mưa. Mùa hè sẽ là cơ hội cho biết bao người sinh hoạt ngoài trời, cắm trại, picnic, đua xe đạp, đi dạo, tắm nắng…Anh em GĐPT không ngoại lệ. Năm nào cũng thế, nhằm vào cuối tuần, khi mọi người thảnh thơi, chúng tôi cố thu xếp thời gian tụ họp quây quần bên nhau thưởng thức những ngày rực rỡ. Thế nhưng, năm đó, trời đã phụ lòng người. Nơi bìa rừng gần thành phố Olten, từng hàng thông xếp lớp chằng chịt, một con lạch nhỏ nước trong vắt quanh co uốn mình theo ven rừng đá sỏi; anh em đang lui cui, kẻ dựng lều, người lập bếp. Có anh còn chịu khó loay hoay “xây“ một nhà vệ sinh dã chiến nữa…Nhà vệ sinh này, nghe anh khoe thành tích, không cần nghiên cứu tìm tòi, tình cờ tìm thấy ở siêu thị. Nó bằng nhựa, có nắp đậy, có thùng chứa, cao tầm một người ngồi….Bây giờ, anh chỉ cần phênh lá bọc xung quanh như kiểu nhà vệ sinh ở thôn quê VN, “tân cổ giao duyên„ Âu Á hòa hợp đoàn kết gắn bó để phục vụ anh em GĐPT chúng tôi sao cho thật hữu hiệu...Nhưng, mưu sự tại anh thành sự do thiên. Anh đang phác họa một kiến trúc, ngắm nghía chọn “phong thủy„ thế nào để cửa ra vào của WC đừng “chiếu tướng„ vào chỗ ở của anh em hay nhà bếp của các cô, trái lại, khi anh em “hành sự„ còn lãng mạn ngắm cảnh cây rừng, nghe chim ríu rít chuyền cành, biết đâu gặp người có tâm hồn thi sĩ sẽ nhã được thơ…thì bỗng dưng trời lại đổi màu, đang sáng rực, tươi vui, mây đen ùn ùn kéo đến rồi trời đổ cơn mưa. Ban đầu chỉ là những giọt lất phất, sau càng lúc càng nặng hạt.      Chúng tôi được lệnh tháo trại, ba chân bốn cẳng thu dọn nhanh chiến trường, thoát về căn gác nhà anh Khá.

 

   Căn gác tuy bừa bãi luộm thuộm, nhà kho mà, nhưng khá rộng. Rồi với sức thanh niên “ Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên„ thế là chỉ trong chốc lát, chúng tôi đã có một căn phòng thơm tho tươm tất.

Nhân đây, cũng xin giới thiệu sơ về lực lượng đoàn sinh  anh em GĐPT lúc đó. Đa số là thành phần tị nạn mới qua. Trước cuộc sống mới đầy lạ lẫm bỡ ngỡ, nhất là hụt hẫng về tinh thần khi xa cách người thân, anh em đã nương vào tình thương của GĐPT, lấy GĐPT làm gia đình mình. Xem anh em trong gia đình làm người cật ruột. Những bữa cơm quây quần bên nhau ấm cúng, những ngày sinh hoạt học đạo, văn nghệ, vui đùa…cứ thế tình thân càng lúc càng khắn khít. Các anh chị huynh trưởng thương yêu tận tình lo lắng cho các em, dẫn dắt như cha mẹ chăm lo con cái. Rồi những buổi cắm trại sinh hoạt ngoài trời sống với thiên nhiên vào những mùa hè của Thụy Sĩ, tạo không khí thân tình cởi mở, để lòng ai nấy mở ra đón nhận tình thương và để hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên núi non hùng vĩ, rừng thông vi vu và suối reo róc rách. Thế nhưng năm đó xui xẻo làm sao, cơn mưa không mời mà đến. Dự báo thời tiết đôi khi cũng trêu ngươi. Cũng...vô thường không lường trước được, nhưng nhờ thế, để lại cho anh em chúng tôi những dấu ấn in sâu trong lòng, đánh dấu một kỷ niệm “Cái Đêm Hôm Ấy Nhớ Hoài„ lưu lại trong tâm khảm mọi người chẳng bao giờ phai.

   Vâng, tôi nhớ rõ lắm. Trên căn gác xếp nhà anh Khá, không còn cơ hội để từng đoàn thi đua nấu ăn, thi đua văn nghệ, sinh hoạt... Mọi chương trình đều đình chỉ, thay đổi để chỉ ngồi xếp bằng quây quần bên nhau thiền định, tán gẫu, tâm tình, kể cho nhau nghe những kinh nghiệm sống, những câu chuyện đạo…trong khi chị Huệ, chị Thông đang lui cui dưới bếp cặm cụi chăm sóc nồi cà ri bánh mì, hy sinh thời gian của mình để phục vụ bữa ăn ngon cho 45 người khác.

   Đêm đến, một chương trình “lửa trại„ đột xuất không chuẩn bị nhưng vô cùng độc đáo. Những điều bất ngờ đôi khi cũng đem lại những thú vị không tưởng. Ba cây đèn cầy lớn làm tâm điểm cho chúng tôi hướng về. Trong cái mông lung mờ ảo của ánh lửa, trong cái không khí ấm cúng của căn gác; bên ngoài tiếng mưa vẫn thánh thót rơi như đánh nhịp cho không gian thêm linh động, thêm lãng mạn…

   Xen với các tiết mục cây nhà lá vườn, hát ca, múa, kịch và những nụ cười nổ dòn xé màn đêm tĩnh lặng - (Vui nhất là màn Hữu “triển lãm„ nhà vệ sinh. Anh làm như đó là công trình vĩ đại do anh khám phá. Anh biểu diễn tứ phía như ảo thuật gia, hãnh diện giới thiệu sự tiện lợi của chiếc nhà cầu dã chiến và hy vọng sẽ được sử dụng trong lần kế tiếp. Có người hỏi anh có nhận được đồng nào của công ty sản xuất không, mà anh quảng cáo nhiệt tình quá vậy.) - là cảm tưởng của các đoàn sinh. Các em còn rất trẻ, đa số tuổi đời vừa đôi mươi. Lần đầu tiên được nói chuyện trước đám đông, được trình bày tâm ý của riêng mình, như đứng trước vành móng ngựa, các em run run ngập ngừng bỡ ngỡ:

- Thưa các anh chị. Em xin tự giới thiệu, em tên Phong. Năm nay em vừa 19 tuổi. Tới Thụy Sĩ được một năm. Vào sinh hoạt với anh em GĐPT được 6 tháng. Thời gian tuy ngắn ngủi, nhưng đủ cho em thấy tình thương của các anh chị và các bạn dành cho em trong những ngày chân ướt chân ráo nơi xứ lạ quê người. Tình cảm đó sưởi ấm lòng em, em thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn và không còn cái cảm giác sợ hãi để mạnh tiến vào đời.

   Phong nói bằng tiếng lòng chân thành phát xuất từ trái tim. Giọng em run run xúc động. Rồi cứ thế, lần lượt từng em khác...Có em chỉ tóm tắt vài chữ “Em thương các anh chị và các bạn nhưng em...em...không...biết...diễn tả...làm sao!”. Em đã diễn tả rồi đấy. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng nói lên tình cảm chân thành trong em.

   Cuối cùng để kết thúc đêm “lửa trại” khi kim đồng hồ chỉ đúng 2 giờ sáng, bác gia trưởng, người lớn tuổi nhất, nói lên cảm tưởng của mình:

- Thưa các bạn, bây giờ đêm đã khuya. Trong ánh lửa lập lòe hiu hắt từ những ngọn nến, trong không khí ấm cúng thân tình của chúng ta, gợi cho tôi nhớ đến cuộc kháng chiến của Lê Lợi, vị anh hùng áo vải đất Lam Sơn, cũng trong đêm khuya khoắt thế này, cùng các nghĩa sĩ quây quần bên nhau để bàn chuyện cứu nước. Họ chỉ là những thảo dân chơn chất mộc mạc, nhưng biết đau cái đau của dân tộc, biết cảm nỗi khổ của toàn dân. Họ hẹn nhau tại rừng Chí Linh âm thầm bàn chuyện đại sự. Hình ảnh đó, khung cảnh đó, làm tôi liên tưởng đến chúng ta hôm nay. Tuy sự việc khác nhau, nhưng cùng chung mục đích: Mong an vui hạnh phúc đến cho mình và cho người. Vâng, chúng ta chỉ là những người con Phật, cũng chơn chất mộc mạc, cùng chung chí nguyện mới tìm đến nhau và ngồi bên nhau. Với bản chất từ bi của người Phật tử, chúng ta cũng ao ước, mong mỏi không riêng cho chúng ta mà tất cả chúng sinh trên cõi đời này được sống thanh bình an lạc. Muốn được thế, không chỉ riêng chính chúng ta phải cố tìm tòi học hỏi giáo lý của đức Phật để áp dụng vào cuộc sống của chúng ta mà còn biết làm thế nào hỗ trợ đạo để Phật giáo trường tồn đem an lạc cho người khác nữa. Vì đạo Phật là đạo của dân tộc và là đạo ban vui cưú khổ, đồng hành theo sự thạnh suy cùng dân tộc, gắn liền với vận mệnh của đất nước  như hình với bóng suốt chiều dài lịch sử, từng vượt qua những giai đoạn khó khăn gian truân để ghi vào trang sử Phật giáo một thời vẽ vang oanh liệt. Đạo Phật còn thì đất nước sẽ còn.

   Ngày xưa đức Trần Nhân Tông, một vị vua đời nhà Trần, vốn có tâm Phật, lòng từ có thừa, nhưng khi nước nhà nguy biến vẫn khoác chiến bào đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ non sông. Sau ngài xuất gia, trở thành thiền sư tu trên núi Yên Tử.

   Đạo Phật không tiêu cực, trái lại, đó là đạo tích cực. Tích cực đem lại hạnh phúc an vui cho mọi người. Nhìn vào lịch sử thời Lý, Trần...Phật giáo đã góp phần một cách vẽ vang trong việc trị quốc và cứu quốc. Lấy đạo đức của đạo Phật làm cương lĩnh điều hành quản trị Quốc gia đã đem lại cơm no áo ấm thanh bình cho toàn dân. Vì thế, chúng ta có bổn phận duy trì và phát huy giáo pháp của Đức Phật. Vui vẻ nhìn lại những điều đã tiếp nhận và hẹn cùng nhau sẽ hội tụ trong những dịp tương lai. Và tâm niệm rằng sự tu học cần thiết như hơi thở. Biển Phật pháp mênh mông chúng ta nguyện cùng nhau tiến bước trên đường tới giác ngộ và nhờ vào kiến thức thu nhận được, chúng ta hết lòng phục vụ tha nhân trong bất cứ trường hợp nào và ở đâu. Cùng phát triển tâm từ bi rộng lớn, sự phục vụ sẽ có kết quả cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Chúc các bạn vui mạnh, hạnh phúc và thành công rực rỡ trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Xin gửi lời chúc sức khỏe đến bậc Trưởng Thượng của các bạn.

   Cám ơn các bạn!

   Những lời tâm huyết của bác gia trưởng như lời giáo huấn gởi đến anh em, để bây giờ sau gần 20 năm, trải biết bao gian nan trở ngại, kẻ còn người mất, kẻ đi người đến, GĐPT Thụy Sĩ vẫn đứng vững cho đến hôm nay. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ xưa như “tre già măng mọc„. Các em của ngày xưa, bây giờ vững vàng như đại thụ trong vai trò của người huynh trưởng hướng dẫn những người sau.Tiếp nối và tiếp nối không ngừng như giòng suối chảy nhẹ nhàng, róc rách trên ven đồi Thụy Sĩ.

   Kỷ niệm 20 năm đánh dấu sự hình thành và phát triển của GĐPT Thiện Trí (ghép tên từ hai gia đình Thiện Hoa - Trí Thủ) đã chứng minh điều đó. Và hôm nay, ngồi ghi lại những giòng này, gợi cho tôi nhớ nhiều những kỷ niệm khó phai. Và “Cái Đêm Hôm Đó Nhớ Hoài„ một đêm ghi đậm nhiều dấu ấn, như in vào, không những trong ký ức tôi, mà tôi còn khẳng định trong tâm khảm anh em, những người tham dự hôm đó,  khi nhắc lại, mọi người tự mỉm cười và tìm lại những thân thương êm đềm của ngày cũ.

   Thân chào các bạn.Và mến chúc các bạn Bồ Đề Tâm kiên cố, vững mạnh trên con đường lý tưởng mà các bạn đã chọn.

 

Trần Thị Nhật Hưng

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2018(Xem: 6357)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
06/07/2018(Xem: 8522)
MC Lâm Ánh Ngọc về Phật Quang "Tung cánh yêu thương" PV: Trần Nga (PD Tâm Trụ) Hàng năm, khóa sinh tại khóa hè Thiền tôn Phật Quang thường được gặp gỡ những khách mời là nghệ sĩ nổi tiếng có đời sống lành mạnh, nhiều cống hiến cho xã hội. Năm nay, các em vừa có buổi giao lưu vui tươi cùng MC Lâm Ánh Ngọc, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Thanh Long với chủ đề “Tung cánh yêu thương”. MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ, mong muốn của mình là giúp trẻ sống có trách nhiệm, từ bỏ thói quen xấu, dần hoàn thiện mình, trước là đền đáp công ơn cha mẹ, sau là góp sức dựng xây cuộc đời. Bản thân cô trước đây đã từng chông chênh trắc trở, nhưng rồi có duyên lành tham dự những khóa tu thế này, cô như chợt gặp được lẽ sống cho cuộc đời mình một hướng đi cao thượng hơn. Vì thế, cô mong muốn chia sẻ với các bạn trẻ để các em vững vàng niềm tin mà sống thiện, dù đời nhiều cay đắng, thử thách thế nào cũng phải kiên định không thay đổi. Như thế, rồi các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.
05/07/2018(Xem: 10420)
Đối diện & quan sát cơn nóng giận Này bạn! Khi bạn tức giận, hãy nhìn thẳng cái tâm đó. Cái tâm đó như một đứa trẻ con, đừng đánh nó! “Kể cho tôi xem tại sao bạn tức giận thế?”.
04/07/2018(Xem: 11760)
Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm'' Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật tại tâm nào ở đây cả ! - Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có ngày đạt đượ c Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm của mình.
20/06/2018(Xem: 7401)
Chân lý không phải là điều cao xa mà nằm ngay trong đời thường, trong những điều giản đơn. Và chân lý giải thoát cũng vậy, cũng nằm ngay những hành động việc làm đời thường giản dị.
19/06/2018(Xem: 6425)
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp. Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.
17/06/2018(Xem: 6019)
Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luận và quan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?
17/06/2018(Xem: 7463)
Thông thường phải có việc gì vui thì người ta mới cười, nhưng có những lúc vì nể nhau mà cười, vì lấy lòng người khác mà gượng cười, có khi vì khinh người mà cười cho là người dở, có lúc thấy mình tài giỏi mà cười cứ cho mình hay...Cái cười có muôn màu muôn vẻ, nhưng ngẫm lại cũng chỉ có hai dạng là tự vui với chính mình và vui với niềm vui cùng người khác mà thôi.
15/06/2018(Xem: 5707)
Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.
15/06/2018(Xem: 8169)
Đó là danh hiệu đồng đội tặng cho Anh mỗi khi tập trung cùng Đội Tuyển Quốc Gia Ý thi đấu quốc tế ,đặc biệt ở những kỳ World Cup ,và Anh thường được tín nhiệm giao đeo băng đội trưởng . Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”,vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức :Pele+Maradona=Baggio . Vâng ! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO . 56 lần khoát áo đội tuyển quốc gia Ý, với 27 bàn thắng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]