Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Để việc đi cúng là hoằng pháp đúng nghĩa

17/07/201022:21(Xem: 9466)
Để việc đi cúng là hoằng pháp đúng nghĩa


phat_2 (13)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.

 

Người viết là một kẻ xuất gia nên ít nhiều có thể nhận ra những chuyện vui buồn, ái ố phát sinh từ hiện tượng phức tạp và sinh động này. Bàn về việc đi cúng, người viết mong mỏi góp phần xây dựng một thái độ ứng xử khả dĩ trước thực tế đã và đang xảy ra trong hiện tình sinh hoạt của Phật giáo, dù ở bất cứ thời đại nào.

Vài nét về lịch sử vấn đề

Nếu nương vào định nghĩa sơ khởi ở trên thì đức Phật là người đầu tiên đi cúng theo sự cầu thỉnh của hàng tại gia cư sĩ. Đó là một lễ cúng nhà mới theo cách hiểu hôm nay. Theo kinh Trung Bộ trong thời gian đức Phật về quê hương thăm thân quyến, các vị hoàng thân Sakya nhân vừa làm xong một ngôi nhà lớn đã cầu thỉnh đức Phật quang lâm chứng minh, sử dụng lần đầu để “Các vị Sakya ở Kapilavatthu sẽ hưởng hạnh phúc, an lạc lâu dài. Thế tôn im lặng nhận lời.” (1)

Từ sự kiện này có thể thấy sự gia tâm chú nguyện như đức Phật cũng được xem như là một dạng thức của khoa nghi cúng kiếng. Trong một trường hợp khác, khi biết bệnh tình khó qua khỏi, đại thí chủ Anathapindika đã cho gia nhân đến cầu thỉnh riêng ngài Sariputta quang lâm tư gia. (2) Trước bệnh tình của thí chủ Anathapindika, tôn giả Sariputta đã có một bài thuyết giảng về giáo nghĩa vô thường và nhờ đó, cộng với thiện nghiệp đã gieo, thí chủ đã được sanh thiên sau khi bỏ thân tứ đại. Xem ra, việc cầu thỉnh chư tăng đến nhà thực hiện một số pháp thức nghi lễ khi người thân mất có liên hệ sâu xa đến trường hợp này. Không những thế ngay một kẻ sát nhân như Angulimala, sau khi xuất gia, vẫn có thể cầu nguyện cho người sản phụ bình an khi sinh nở. (3)

Từ đây có thể thấy, việc đi đến tư gia của người cư sĩ thực hiện các chú nguyện, nghi lễ nhằm đem đến sự bình yên cho họ đã xuất hiện ngay trong thời đức Phật, dẫu rằng hình thức thực hiện nghi lễ giản đơn, không phức tạp rườm rà về hình thức.

Tùy theo không gian và lịch sử phát triển, Phật giáo tại mỗi khu vực có những sắc thái về nghi lễ khác nhau trong việc thực hiện các nghi quy cúng kiếng tại nhà cư sĩ. Ở Việt Nam do sự ảnh hưởng, giao thoa của nhiều luồng văn hóa, do sự du nhập và đồng hành của các hệ Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền, việc đáp ứng các nhu cầu tâm linh mà ở đây gọi là đi cúng cho người cư sĩ, cũng hết sức phong phú và sinh động.

Những khó khăn và thuận lợi từ hiện thực đi cúng

Với một khảo sát chưa đầy đủ, chúng tôi cho rằng bất cứ người xuất gia nào cũng từng đi cúng hoặc có những liên hệ đến việc cúng kiếng. Thực tiễn cho thấy việc đi cúng xuất phát từ nhiều lý do: Vì lòng bi mẫn, vì mong mỏi hóa độ người, do mong cầu người cư sĩ ủng hộ các điều kiện tu tập, kiến lập đạo tràng và thậm chí do mong cầu được thỏa mãn những sở dục cá nhân … Trong những sắc thái muôn màu từ hiện thực đi cúng, việc đi cúng vì lòng bi mẫn, vì mong hóa độ người là những lý do chính đáng.

Mặc dù xuất phát từ lý do chính đáng và đúng pháp, nhưng trong thực tế, người xuất gia đã đối diện không ít khó khăn khi đi cúng tại tư gia cư sĩ. Trước hết, để đủ sức đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người cư sĩ mà ở đây là việc đi cúng, người xuất gia cần phải có sức khỏe tốt. Vì trong thực tiễn đi cúng, đôi khi người xuất gia phải di chuyển qua lại những nơi giao thông trở ngại, và trong một số trường hợp còn gặp phải sự bất tiện về quy định thời gian. Bệnh tật, hao tổn sức lực và tâm lực trong khi đi cúng, là thực tế được ghi nhận từ hàng xuất gia trong khi thực hiện hạnh nguyện này.

Thêm nữa, có những người tại gia chưa bao giờ biết đến Phật pháp, nhưng khi gia đình có việc thì mong người xuất gia đáp ứng các nhu cầu tâm linh. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên do hạn chế về nhận thức nói chung và về Phật giáo nói riêng, do sự huân tập , đan xen các tập tục tín ngưỡng truyền thống, niềm tin gia đình… nên đã yêu cầu người xuất gia đáp ứng các nhu cầu tinh thần không phù hợp với pháp Phật. Cụ thể, đã có những trường hợp người cư sĩ yêu cầu bậc xuất gia thực hiện các nghi lễ theo khuôn mẫu Nho gia. Đã có những trường hợp đòi hỏi người xuất gia đáp ứng các yêu cầu của họ như là trách nhiệm bắt buộc. Có những trường hợp họ xem người xuất gia thực hiện các nghi lễ tâm linh cũng giống như bao công việc bình thường, và thậm chí không khác biệt mấy so với những nghề thấp nhất trong mức thang giá trị xã hội. Đây chỉ là vài trong số những lý do làm cho người xuất gia sơ tâm ái ngại, và đòi hỏi những người chuyên thực hiện việc đi cúng phải kiên tâm và vững chải, khi trải nghiệm các cung bậc ứng xử trong đời.

Về phương diện hoằng hóa, việc đi cúng là tiền đề thuận lợi trong việc thực thi sứ mạng hoằng pháp của người xuất gia. Vì thực tế có những người chưa bao giờ biết kính Phật trọng tăng nhưng khi gia đình hữu sự, họ sẵn lòng thực hiện mọi hướng dẫn của chư Tăng, miễn sao người thân của họ được an lành. Đây là dịp thuận lợi để hướng họ quy ngưỡng Phật pháp. Trước hết, nếu là việc vui như khánh thành nhà mới, hôn sự … thì sự chứng minh và tác thành của chư Tăng có tác dụng khuyến hóa người cư sĩ cần tăng tiến hơn nữa trong thiện sự của mình. Ngoài việc thực hiện các khoa nghi cần thiết thì một thời giảng ngắn về phương thức mưu sinh đúng pháp, sống làm sao cho hợp đạo làm người, là những đề tài thích hợp trong trường hợp này. Nếu đó là việc hệ trọng như hiếu sự, tang nghi thì sự hiện hữu của người xuất gia, ngoài chức năng gia tâm cầu nguyện, còn có ý nghĩa quan trọng là chia sẻ, động viên khuyến tấn hương linh đã khuất cũng như người hiện còn những giá trị Phật lý căn bản.

Người xuất gia nên xem việc hóa độ chúng sanh là trọng trách. Khi người tại gia thỉnh cầu với bất cứ lý do gì thì cũng nên xem đó là duyên khởi để hàng xuất gia thực hiện chí nguyện của mình. Họ cầu thỉnh, tức đã mở cửa, vấn đề là làm sao cho căn nhà đó bừng sáng trong ánh sáng Phật pháp, là trách vụ quan thiết của hàng xuất gia.

Với truyền thống văn hóa ảnh hưởng khá nhiều yếu tố Phật giáo, người Việt khi hữu sự, mà nghĩa cụ thể được hiểu ở đây là việc tang, thường đến chùa cầu thỉnh chư Tăng thực hiện pháp sự. Đây là điều kiện thuận lợi để chư Tăng mở rộng khả năng giáo hóa của mình. Phải xem đó là vùng đất tuy không mới nhưng cần bàn tay chăm sóc của người xuất gia, để giao hạt trí tuệ và từ tâm. Cụ thể hơn, đi cúng để hóa độ người chứ không nên xem đó là dịp để mong người tạ ơn.

Những giải pháp gợi mở khi xem đi cúng cũng là hoằng pháp

Thứ nhất, cần phải nuôi dưỡng thường xuyên ý thức xem việc đi cúng là pháp phương tiện để đưa Phật pháp vào đời. Phương tiện vận dụng như thế nào là hợp lẽ, đó là điều người xuất gia cần phải suy tư, thẩm sát. Mặt khác, giữa phương tiện và cứu cánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tùy tiện vận dụng phương tiện lai tạp các yếu tố phi Phật giáo mà đòi hỏi cứu cánh tối thắng, an lành. Ở đây, trong khi thực hiện pháp cúng kiến, thì đừng nhân danh phương tiện để biện minh cho những lễ nghi tiêu tốn quá nhiều tài lực, tâm lực và thời gian của người cư sĩ. Biện sự nghi lễ của Phật giáo về cơ bản bao giờ cũng phù hợp với phong văn hóa của từng vùng, miền, dân tộc và điều kiện cụ thể của người cư sĩ.

Thứ hai, không yêu cầu đáp trả, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì khi thực hiện nghi lễ cho người tại gia. Pháp phật là pháp thượng nhân, dùng pháp Phật để mong cầu sự thi ân đáp trả là điều không hợp lẽ. Có thể, do thói quen ứng xử văn hóa, người tại gia sẽ băn khoăn nếu như chư Tăng không chấp nhận sự tạ lễ sau khi một nghi lễ nào đó hoàn thành. Trong hoàn cảnh này, việc thọ nhận và chúc phúc cho hàng cư sĩ là việc cần làm. Tuy nhiên, đối với hàng tại gia thâm tín Tam bảo, thì cần phải trang bị cho họ ý thức phụng sự Tam bảo vượt thoát khỏi ý niệm đáp trả, đền ơn. Cúng dường trong tâm thế này được Phật tán thán, vì công đức luôn vượt lên trên mọi cúng phẩm bình thường khác.

Thứ ba, ngoài chư Tăng ra, trong một số bối cảnh, người Phật tử tại gia có thể góp phần thực hiện một số nghi lễ. Đó là một khóa tụng kinh, một thời hộ niệm, một sự bày biện đúng pháp cho một nghi lễ, đàn tràng. Sự phối hợp nhuần nguyễn giữa hàng xuất gia và Phật tử tại gia trong nghi quy cúng kiến là một minh chứng cho sự phát triển Phật giáo ở mọi thời kỳ. Với quỹ thời gian có hạn của một người xuất gia, với số lượng đông đảo cùng nhiều yêu cầu nghi lễ của cùng quần chúng tại gia, nếu như không có hàng Phật tử tại gia cùng gia tâm hỗ trợ trong một số nghi quy cần thiết, thì đôi khi người xuất gia không còn sức lực và thời gian để nghiên tầm kinh điển, để tự tu và chuyển hóa bản thân. Theo Phật, học Phật là để tự mình chuyển hóa, chứ không nên chỉ mong cầu nhỏ nhoi là được người xuất gia thực hiện tang lễ lúc cuối đời.

Thứ tư, căn cứ vào kinh điển, thì thời khắc trước khi lâm chung quan trọng gấp ngàn lần những nghi sự cúng kiến sau khi mất. (4) Cho nên việc hỗ trợ của hàng xuất gia cần tập trung vào thời khắc quan trọng này. Trong những hoàn cảnh bất khả, thì sự chia sẻ những kiến thức căn bản về giáo lý vô thường, quan điểm xả ly, không chấp thủ… là những trang bị cần thiết cho người hấp hối mà người tại gia có thể thay mặt hàng xuất gia góp phần thực hiện. Vì lẽ, trang bị tư lương Phật pháp, bất kể đó là thời điểm nào, không bị bó buộc trong giới hạn cư sĩ hay chư tăng.

Cuối cùng, cần phải hiểu rằng, cúng kiếng hay sự gia tâm chú nguyện là giải pháp không được Phật đánh giá cao. Hình ảnh nhận chìm hũ dầu xuống nước và đập vỡ nó ra, mảnh sành sẽ chìm xuống và dầu sẽ nổi lên dù được cầu nguyện bằng cách nào đi chăng nữa, là ẩn dụ sinh động về chuyện cúng kiếng được Phật dạy trong kinh Tương Ưng. (5) Cần nuôi dưỡng ý thức đó thường xuyên để có một cái nhìn thông thoáng hơn khi vận dụng nghi quy cúng kiến, phụng sự cho người.


1. Kinh Trung Bộ, kinh Hữu Học số 53.
2. Kinh Trung Bộ, tập 3, kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc, số 143.
3. Kinh Trung Bộ, tập 2, kinh Angulimala, số 86.
4. Kinh Tăng Chi, chương Sáu pháp, Đại phẩm, kinh Phagguna.
5. Kinh Tương Ưng, tập 4, Thiên sáu sứ, chương VIII, Tương ưng thôn trưởng, kinh Người đất phương tây hay người đã chết.

( Nguồn: NSGN số 198 )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2021(Xem: 4999)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5080)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4408)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4666)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 17018)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5151)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
30/03/2021(Xem: 6403)
Thiền sư Nyanaponika Thera, người Đức gốc Do thái, người đồng Sáng lập Nhà Xuất Bản Buddhist Publication Society (BPS) tại Sri Lanka, học giả, dịch giả, một tác giả của nhiều tác phẩm Phật học được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, bậc thầy của nhiều nhà lãnh đạo Phật giáo phương Tây nổi tiếng. Giới Phật học khắp nơi trên thế giới được biết Ngài như là một trong những người diễn dịch quan trọng nhất của Phật giáo Nguyên Thủy trong thời đại chúng ta, các tác phẩm và bản dịch của Ngài qua hai thứ tiếng Anh và Đức.
30/03/2021(Xem: 5023)
Trưởng lão Hòa thượng Kotugoda Dhammawasa Thero, người đứng đầu tông phái Amarapura Nikàya, Tăng đoàn Mahā Nāyaka Sri Lanka – một trong ba truyền thống Phật giáo Nguyên thủy lớn tại Sri Lanka, phương trượng trụ trì Tu viện Sri Dharmapalaramaya, núi Lavinia, một vùng ngoại ô ở Colombo, đã viên tịch vào lúc 3 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021 tại một bệnh viện tư nhân ở Colompo, Sri Lanka. Hưởng thọ 88 xuân.
27/03/2021(Xem: 5143)
Hầu hết, căn cơ đại chúng thường chỉ nương tựa vào tha lực, vì thế, van xin, cầu nguyện, bái vọng… biến Phật giáo thành một tôn giáo nhiều lễ nghi phức tạp; duy chỉ có Phật giáo Bắc tông, ảnh hưởng lễ tục Nho gia và đức tin truyền thống địa phương, dĩ nhiên vẫn tốt hơn “nhất xiển đề”, từ đó biết tạo thiện nghiệp, bố thí, phóng sanh, làm lợi ích cho xã hội; nhân tốt hữu lậu tất sanh phước hữu lậu, không thể cầu toàn giải thoát nếu không thực hiện sâu vào hoán chuyển tâm thức.
24/03/2021(Xem: 5056)
Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông báo rằng, họ sẽ triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc từ ngày 27 tháng 3 tới, một ngày cát tường do chư tôn tịnh đức tăng già giáo phẩm Phật giáo Bhutan lựa chọn. Chính phủ Vương quốc Phật giáo Bhutan thông báo rằng, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu sau khi Chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng thứ hai của họ vaccine Covishield, bao gồm 400.000 liều, sẽ đến từ Ấn độ vào ngày thứ Hai, ngày 22/3.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]