Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hết bệnh ung thư nhờ tu thiền

25/06/201002:24(Xem: 9686)
Hết bệnh ung thư nhờ tu thiền

HẾT BỆNH UNG THƯ NHỜ TU THIỀN

Thích Nguyên Tạng




Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào

Tôi quyết định viết về chuyện ung thư ngực (breast cancer) của tôi với hy vọng rằng nó có thể là lợi ích cho quý đọc giả là tôi hạnh phúc lắm rồi. Đó là một kinh nghiệm thâm thúy của bản thân vì nó giúp tôi chính thức chuyển đổi hướng đi của tôi trong cuộc sống và Phật pháp đã đóng một vai trò quan trọng dẫn dắt tôi trong hướng đi mới này.

Lần đầu tiên tôi phát hiện mình có một khối u ở bên ngực trái vào đầu tháng 7 năm 1990. Cuộc khám nghiệm cho thấy đó là loại ác tính. Tôi đau khổ vô cùng vì tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bị ung thư, vả lại gia đình tôi không có tiền sử về căn bệnh nan y này và tôi chỉ ở cái tuổi bốn mươi hai. Lúc đó, tôi chợt nhớ đến một bài báo đã đọc trên tờ MANDALA (báo của hội Phật Giáo Tây Tạng, ấn hành ở Hoa Kỳ bằng tiếng Anh từ năm 1975) nói về một phụ nữ mang bệnh ung thư, được Lạt Ma Zopa dạy rằng đó là dịp tốt để làm lợi ích cho người khác vì căn bệnh của mình. Nhờ đó mà tôi được an ủi và cảm thấy rằng mình cũng như một người có ích cho kẻ khác. Tôi có một cảm giác tràn ngập với những tội lỗi và tin rằng bằng một lý do một nào đó mà có lẽ tôi đã phải chịu một hình phạt ở ngày hôm nay vì những hành vi bất thiện vốn từng gây trong quá khứ.

het benh ung thu nho tu thien_Sue Dixon

Sue Dixon (bên trái) và Thích Nguyên Tạng
Hình chụp năm 1999 trên bán đảo Kangaroo, South Australia

Tôi có một cuộc phẫu thuật vào ngày 4 tháng 7. Năm tuần sau tôi trở về nhà và đi làm bốn ngày trong một tuần, đó là một công việc căng thẳng của một chuyên viên liệu pháp gia đình tại một Trung tâm sức khỏe tâm thần cộng đồng. Một tháng sau chồng tôi lại mổ ruột thừa và sau một tháng thì anh ta bị liệt. Tất cả những căng thẳng ấy đã vây lấy tôi. Đó là không kể đến làm một bà mẹ và ba đứa con ở tuổi thiếu niên. Năm kế đó, tôi vừa đi làm một tuần năm ngày và vừa đi học để lấy bằng Cao học.

Ngày 25 tháng 5 năm 1992, lần đi khám thường lệ ở bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật cho hay lá gan có nguy cơ lớn hơn trước và rồi chiếu X-quang lại khám phá ra ngực thứ hai cũng bị ung thư. Tôi rất giận dữ và gần như tuyệt vọng. Tất cả những đau đớn đã ập đến và tôi lại bệnh nặng thêm. Tôi bị căng thẳng ở nơi làm việc, không có hạnh phúc trong gia đình, tôi đã đầu hàng và cứ để bệnh ung thư này nghiền nát tôi.

Rồi vào một buổi chiều, tôi viết cho Thượng tọa Zopa (ngài đang ở Hoa Kỳ) một lá thư với nội dung đầy tuyệt vọng. Sau ngày đó tôi có một nội tâm rất mãnh liệt và biết là việc làm đó đúng như mong đợi của tôi, một tuần sau tôi nhận được thư hồi âm từ ông ta. Ngài Zopa có lời an ủi tôi, chỉ dạy tôi những phương pháp tập Thiền cần thiết và ngài cũng nhắc lại rằng tôi đang có cơ hội tốt để có lợi ích cho người khác.

Thầy của tôi là Thượng tọa Khensur Rinpoche ở Adelaide (Úc), cũng dạy cho tôi một số phương pháp đặc biệt trong việc sử dụng y học Phật Giáo. Ngài cũng nhắc nhở tôi phải cẩn thận trong việc ăn uống, tập Thiền, niệm hơi thở hàng ngày. Ngài cũng khuyên tôi đừng quá bi quan và buồn rầu mà hãy nghĩ rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp và tôi sẽ sớm bình phục.

Tôi nghỉ làm việc ở Trung tâm liệu pháp và nhận ra rằng điều đó làm cho tôi khó chịu vì cá tính nghề nghiệp đã buộc chặt tôi trong nhiều năm qua. Vào tháng 12 năm 1992 tôi nhận thấy rằng nếu tôi hết bệnh ung thư và khỏe mạnh bình thường thì có lẽ tôi đã chấm dứt cuộc hôn nhân hai mươi bốn năm của mình rồi. Đây là một vấn đề bế tắc, một quyết định đau khổ và cũng là nguyên nhân làm cho cha mẹ tôi phải đau buồn.

Cũng trong thời gian đó, tôi theo học một chương trình nội trú ở trung tâm Gawler gần bang Melbourne. Anh Ian Gawler là sáng lập viên của trung tâm, một người tự khôi phục lại từ bên lề của cái chết vì bệnh ung thư xương (bone cancer) trong mười bảy năm trước khi nhờ phương pháp Thiền và ăn chay theo Đạo Phật. Trung tâm đã cống hiến một cơ hội ngàn vàng cho những người bệnh ung thư đến để chỉnh đốn cuộc sống của mình và bắt đầu thay đổi thói quen của lối sống theo "động cơ" trong quá khứ, học và hành Thiền niệm hơi thở, dùng những thức ăn bổ, khỏe và cố nhiên là thức ăn dành cho người bệnh.

Ở nơi đó, tôi nhận ra rằng tôi có được thuận lợi và tiến bộ đáng kể trong công việc chữa lành bệnh. Tôi thấy mình trở nên trầm lặng hơn, dễ chịu hơn, và chấm dứt những thói quen theo động cơ và tạo ra những khả năng thực sự để tự chữa bệnh cho mình.

Tôi trở về nhà và vẫn tiếp tục hành Thiền nhiều hơn nữa, từ một cho đến hai giờ mỗi ngày theo phương pháp thở, uống vitamin và nhiều loại thuốc bổ tổng hợp khác. Chồng tôi và tôi đã có sự giúp đỡ lẫn nhau thay vì sống ly thân. Tôi cũng có đi châm cứu và đến phòng tập thể dục ba lần trong mỗi tuần.

Đến đầu tháng 7 năm 1993, tôi đi siêu âm và kết quả cho thấy không có sự bất thường trong gan của tôi nữa, các khối u cũng đều biến mất. Tôi sung sướng như đã vứt bỏ một gánh nặng. Tôi liền tổ chức một bữa tiệc ăn mừng để cám ơn quý Thầy, quý bạn bè và gia đình đã an ủi và giúp đỡ tôi trong lúc bệnh. Thượng tọa Khensue Rinpoche đã nói với tôi thật là một điều kỳ diệu rằng tôi đã khỏi bệnh, một căn bệnh trầm trọng nhưng chỉ đối trị với những phương pháp đơn giản. Tôi cảm ơn ngài về sự chỉ dạy của ngài cũng như những người bạn đạo khác. Sau đó chúng tôi đi bách bộ ra ngoài, tôi nhìn thấy một cầu vòng sáng choang ở phía trước chúng tôi. Tôi đã nhận ra rằng cuộc hành trình của tôi chỉ nới bắt đầu.

Đạo Phật đã giúp tôi chữa bệnh bằng cách nào ?

Tôi hoàn toàn tin tưởng vào các vị Thầy đạo hạnh của tôi, cũng như các phương pháp Thiền của Phật pháp một cách tuyệt đối. Tôi tin rằng căn bệnh này là sự chín muồi của nghiệp có liên quan từ đời sống quá khứ và tôi chỉ nhìn nó như một sự thanh lọc hoàn toàn. Tôi cũng cho rằng đây cũng là một dịp may để loại bỏ chu kỳ của nghiệp vì nếu không thì nó sẽ được lập đi lập lại bằng chính nó. Một cách kỳ lạ, tôi cảm thấy bệnh ung thư của tôi lại làm cho tôi khỏe hơn lên.

Áp dụng y học Phật Giáo để chữa bệnh, trong đó vấn đề nhịn ăn, kiêng ăn và tập thở là những điều quan trọng hàng đầu đối với tôi. Tôi quán chiếu một tia sáng theo phương pháp thiền Kim cang để gột rửa đi những tế bào ung thư ở bên cửa miệng của tử thần, rồi tôi thấy mật hoa màu vàng phủ trùm cả cơ thể tôi, và như thế mà lá gan của tôi đã phục hồi trở lại. Tuy nhiên phải mất một vài tháng trước khi tôi có thể những khối u trong tôi bị tẩy sạch.

Một phép quán khác quan trọng nữa là nhìn thấy ai đó đang bị đau đớn, hít vào một hơi thật sâu để xua tan đi những u tối trong tâm hồn và làm rộ ra viên kim cương, cái chính thực của mình. Và rồi thở ra với một luồng ánh sáng trắng từ viên kim cương ấy để đem vào cái mát mẻ và an lạc từ những nỗi đau đớn. Tôi cũng nguyện cầu cho tất cả mọi người bị vướng phải căn bệnh này sớm biết được phương pháp thiền quán này để họ bớt khổ đau.

Tôi có một niềm vui nhất định khi tập thiền. Qua giáo lý và thiền, tôi nhìn thấy rõ cách tồn tại hoàn toàn của tôi được quyết định bởi sự tỉnh thức và sự tự giữ lấy mình. Tôi bắt đầu thấy rõ mình lúc thức, lúc ngủ, cũng như lúc thoải mái hay lúc bực mình. Tôi bắt đầu nắm bắt được sự thật là nếu tôi khỏe lên thì có lẽ tôi lại phóng túng, phá vỡ mọi trật tự những cái sẽ đưa đến sự hoàn thiện, sự hạnh phúc. Thật khó cho chúng ta đạt được như ý trong khi vẫn cứ chạy theo cái lề thói cũ của mình. Điều đó đã liên quan đến cả cuộc sống lẫn trong mọi sinh hoạt hàng ngày của tôi. Chẳng hạn như việc sử dụng đồ đạc, trong tiếp xúc, những cái mà tôi không thích thì nay được thay đổi, bước đi với những bước chân thanh thản, nhẹ nhàng thay vì chạy rầm rầm... cũng như những việc lớn giống như tình trạng hôn nhân thoải mái nhưng không hạnh phúc nơi mà tôi đã dần dần bị xói mòn bởi sự giận dữ và xung đột.

Thật là điên cuồng để chạy theo những cái mỏng manh và huyền ảo của lợi danh và vật chất, để rồi lúc đối đầu với cái chết, chúng ta mới nhận ra rằng mình cũng giống như bao người khác, chỉ là sự sợ hãi, thất vọng và "ra đi" với hai bàn tay trắng trong nỗi niềm luyến tiếc những người mình thương, với những gì mình sở hữu. Tại sao chúng ta không biết chuẩn bị cho mình một cái gì đó cho ngày ấy? là một người bằng xương bằng thịt, tôi đã tuyệt vọng khi đối đầu với cái chết để trở nên một người biết thức tỉnh và biết lo tu học. Tôi rất mong quý đọc giả không giống như tình trạng của tôi.

Thế thì tương lai của tôi sẽ ra sao? Tôi cho rằng đang chờ xem thử những gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi dám chắc là căn bệnh ung thư kia đã bị loại bỏ hoàn toàn nhờ "phương thuốc" Thiền thần diệu của Đạo Phật.

Hiện nay tôi đang bận rộn viết cho xong cuốn sách về phương pháp Thiền trị bệnh của Phật Giáo, nhưng tôi muốn nghe ý kiến cũng như muốn đối thoại với bất cứ những ai thắc mắc và quan tâm đến vấn đề này. Hoặc gởi thư cho tôi qua địa chỉ : Sue Taylor, P.O.Box 578 , Kingscote, SA 5223, Australia. Tel: 08.8559 3260.



Theo MANDALA Journal, 10/ 09/1993

http://fpmt.org/mandala/

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5356)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8160)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6371)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 7256)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5147)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8773)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29873)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10730)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8247)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5275)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]