Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ

26/04/201021:11(Xem: 9666)
Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ

htnhudien (4) 

Phép Lạ Trong Câu Nói Của Vị Bác Sĩ

Sau Đại lễ Phật Đản, tôi đến Chùa thăm Sư Phụ và Chư Tôn Đức. Lúc chờ ở ngoài sân Chùa, phía sau hiên nhà bếp, tôi gặp rất đông anh em làm công quả đang đứng ngồi giải lao.

Họ hỏi tôi:

- "A Di Đà Phật, lúc này anh Thị Chơn có khám phá ra điều gì lạ không? Nói cho tụi em biết với".
- "A Di Đà Phật. Lạ thì chẳng có gì lạ cả". Tôi trả lờirồi tiếp:

- "Nhưng anh thấy tất cả đều vô vị khi mình sống không có định hướng và mục đích. Mà khi không có một sự định hướng và mục đích cho chính bản thân mình thì mỗi giây phút trôi qua thật là langweilig, tiếng Đức có nghĩa là chán chường, vô vị. Dù có sống trong chánh niệm chăng nữa, chính ngay cái sát na không thể chánh niệm được là một sự hụt hẫng rất đáng sợ! Một người sống không có định hướng và không tỉnh thức, nghĩa là không chánh niệm, được Thầy Nhất Hạnh ví như một cái xác đi trên mặt đất. Anh thì ví người đó như một Roboter, một người máy. Nhưng mình đâu phải là một con người máy để cho sự tuần hoàn của tạo hóa ảnh hưởng và chi phối, có phải không các bạn! Mình cũng ăn, ngủ, làm việc, thương yêu, tranh hơn thua v.v... Tất cả những cái đó được gói ghém trong chữ tham. Nhưng tham để làm gì chứ? Chính cái tham không định hướng - dù nó vẫn còn ở trong phạm trù của tương đối và đối đãi - luôn làm cho cuộc sống trở nên vô vị khi mình trực diện nó. Cho nên để cuộc sống này có ý nghĩa mình phải nhìn ra cho được cái vô vị của nó hầu định hướng cho mình và sống tỉnh thức trong nó. Anh lấy thí dụ như Thiện Chí. Thiện Chí đã sống và làm công quả trong Chùa hơn 10 năm qua. Ngoài những lúc làm Phật sự trong chánh niệm, Thiện Chí còn phải biết định hướng cho cuộc sống mình nữa chứ. Mình đã nhận phần đất lạ này tạm làm quê hương, thì mình cũng phải thông thạo tiếng địa phương. Thiện Chí cũng đã phải dành thì giờ trong ngày để học thêm tiếng Đức nữa. Dù cho Thiện Chí có phát tâm đi tu thì việc học ngôn ngữ này cũng không thể thiếu được. Trong Chùa Viên Giác của chúng ta có rất nhiều Thầy, Cô, Chú rất giỏi sinh ngữ mà sao các em không chịu học hỏi. Nếu biết được tiếng Đức, thì Thiện Chí đâu phải gặp khó khăn như bây giờ trong lúc xin việc làm. Trong khi đó Thiện Chí còn có nhiều may mắn hơn chúng bạn khác vì Thiện Chí được cấp giấy phép cư trú tại Đức. Anh tạm lấy thí dụ này để nói cho chúng ta biết rằng, dù có sống trong từng giây phút chánh niệm chăng nữa mà cuộc sống không có định hướng và không mục đích thì chắc chắn có một lúc nào đó chúng ta sẽ rơi vào trạng thái hụt hẫng, khi chánh niệm vắng bóng trong chúng ta ở một sát na nào đó. Nên chúng ta cần phải nhìn ra cái vô vị của kiếp sống này để làm chủ nó và như thế mới có thể sống chánh niệm trong nó được! Anh nói là vô vị, nhưng cũng không phải là vô vị! Một công án mới đó! (tôi đùa). Các em cũng biết, Sư Phụ chúng ta thường nhắc nhở và dạy bảo rằng dù cuộc đời này chỉ mang tính cách giả tạm và tương đối, nhưng mình cần phải biết sống có định hướng thì cuộc sống này sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa, chứ không đến nỗi vô vị đâu!. Thôi Anh phải vào thăm Sư Phụ. A Di Đà Phật".

- "Các bạn biết không? Anh Thị Chơn đang trì Vô Vị Tâm Kinh đó! Này anh Thị Chơn, lá thư Tịnh Hữu của anh sao ngưng nhiều kỳ quá vậy và chừng nào cho tụi em đọc tiếp? Thiện Đạo đùa và hỏi tôi."

- ""Vì số cuối năm, Tân Niên và số Xuân Nhâm Ngọ quá nhiều bài với nội dung rất phong phú cần phải đi cho hết, nên Sư Phụ dạy anh tạm ngưng Lá Thư Tịnh Hữu trong một vài số.". Tôi trả lời và từ giã.

Trở lại nội dung của Lá Thư Tịnh Hữu.
Bốn phương pháp đã được thực hiện để khám nghiệm tôi - như đã kể trong lá thư trước - để tìm ra nguyên nhân tại sao tôi bị liệt (lúc đầu) phần thân bên trái. Đó là: lấy tủy trong xương sống (để xem có bị viêm màng não hay không?); chụp hệ thống thần kinh trong đầu với Computer Tumographie (để khám toàn bộ hệ thống thần kinh); chích vào động mạch ở háng một chất tương-phản (Kontrastmittel) và dưới một áp xuất nào đó, chất này sẽ được đưa đến từng mạch máu nhỏ li ti trong đầu - trong lúc đó, đầu sẽ được chụp quang-tuyến (để xem phần mạch máu nào trong đầu bị nghẽn); tiêm chất Neutron lạnh vào mạch máu để đo tia phóng xạ (phương pháp này để kiểm chứng lại kết quả của phương pháp thứ 3).

Viêm màng não thì tôi không có. Phương pháp thứ nhì thì không thể chụp đầu tôi được. Vì lúc nào trong a-lại-da-thức của tôi cũng có câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật!

Hai phương pháp cuối đã xác quyết rằng tôi bị nghẽn mạch máu trong tiểu não bên trái.

Vì bệnh nhân nàocũng muốn sớm biết được nguyên nhân chứng bệnh và sớm được điều trị lành bệnh để trở về với gia đình và công ăn, việc làm. Tôi cũng không ra ngoài quy luật này. Riêng tôi, lúc nào cũng đốc thúc nhà thương sớm khám nghiệm bằng mọi cách. Và nếu không có gì trở ngại thì cho tôi xuất viện sớm. Vì thế cả 4 cuộc khám nghiệm trên được thực hiện liên tiếp trong vòng 2 tuần lễ. Lý do duy nhất việc tôi muốn sớm xuất viện vì tôi phải trở lại Chùa để phụ với Sư Phụ trong phần kỹ thuật tổ chức Đại Lễ Phật Đản vào trong tháng 6 năm đó. Đại lễ Phật Đản của Chùa Viên Giác trong năm đó đã được tổ chức trễ hơn các Chùa và Niệm Phật Đường khác tại Tây Đức, không trúng vào ngày rằm tháng tư. Lịch trình tổ chức các Đại Lễ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Chi Bộ Đức Quốc, đã được Chư Tôn Đức trong Chi Bộ sắp đặt trước cả năm rồi, hầu tránh sự tổ chức cùng ngày.

Lúc đó tôi đã cử động trở lại bình thường. Và không còn một dấu hiệu nào cho thấy tôi đã bị liệt cả. Nhưng họ vẫn chưa cho tôi xuất viện. Lý do đơn giản vì nhà thương còn giường trống! Họ cần phải giữ tôi lại để kiếm thêm tiền với công ty bảo hiểm sức khoẻ của tôi !!!.

Mỗi ngày tôi được truyền một chai nước biển. Dạo đó tôi trường chay. (Sư phụ đã truyền giới Bồ Tát cho tôi trong năm 82. Dạo đó ai thọ giới Bồ Tát thì trường chay, chứ không còn 10 ngày như bây giờ). Cả ngày tôi chỉ được ăn rau - không tươi thì hấp, với khoai tây - không luộc thì chiên, ăn kèm với nước sốt. Sau bữa ăn, tôi được uống một viên thuốc để làm loãng máu. Viên thuốc này có liều thuốc mạnh cỡ 3 đến 5 viên thuốc Aspirin, bác sĩ điều trị cho biết như vậy! (thuốc tên gì tôi không còn nhớ. Cũng vì phải dùng loại thuốc này mà đến năm 92 tôi phải vào nhà thương vì bị lủng dạ dày, trước Đại lễ Vu Lan 1 ngày!).

Phần công phu trì chú, niệm Phật mỗi ngày của tôi vẫn đều đặn. Như tôi đã kể cho Tịnh hữu nghe trong lá thư trước. Đồng thời tôi còn phải soạn chương trình chi tiết cho các ban kỹ thuật Đại lễ, để kịp gửi đến các Chi Hội và Gia Đình Phật Tử địa phương trước, cho họ chuẩn bị.

Trong tháng 5 năm đó,Sư phụ mỗi cuối tuần thường đi tham dự Đại Lễ Phật Đản tại các địa phương khác. Người đi bằng xe lửa, vì tôi không lái xe chở Người đi được. Trong hai ngày chủ nhật, thứ nhất và thứ ba của tháng 5, thân phụ tôi lái chiếc xe VW-Bus cũ màu đỏ của Chùa đến nhà thương đón tôi về Chùa làm chủ lễ cho buổi lễ Phật định kỳ hằng tháng của Chùa Viên Giác. Đồng thời cũng để chuẩn bị kỹ thuật cho Đại Lễ. Hai chủ nhật còn lại trong tháng 5 năm đó cũng vậy.

Tôi còn nhớ rất rõ ngày 1 tháng 6 năm đó rơi vào ngày thứ hai. Sáng ngày thứ sáu trước đó, bác sĩ điều trị cho biết rằng tôi sẽ xuất viện vào ngày thứ hai, vì họ không điều trị gì cho tôi được cả. Vả lại tôi đã cử động bình thường rồi. Lý do thứ 2 là nhà thương cần giường cho những bệnh nhân mới đến! Tôi phải thu xếp hành lý để sáng thứ hai sau đó trả giường và làm thủ tục xuất viện.

Tôi mừng quá! Vì tôi sẽ không bỏ Thầy cùng quý đạo hữu thân thương khắp nơi để cùng chung sức lo kỹ thuật Đại Lễ Phật Đản.

Ngày chủ nhật, 31.05, thân phụ tôi đến đón tôi về Chùa. Tôi báo tin này cho mọi người trong Chùa cùng biết. Ai nấy đều vui mừng. Và nói rằng Phật độ Thị Chơn rồi đó! Chủ nhật đó không có lễ Phật định kỳ, nhưng tôi cùng quý đạo hữu của Chùa vẫn tụng kinh cầu an, do tôi làm chủ lễ. Sau bữa ăn trưa, thân phụ tôi đưa tôi trở lại nhà thương để thu xếp đồ đạc. Cái gì cần chở về thì thân phụ tôi sẽ mang về nhà trước cho tôi. Trên đường về nhà thương, tôi nhớ rất rõ là mình nói chuyện với Cha mình, nhưng ông không nghe rõ và hiểu gì cả. Trong đầu tôi biết rất rõ là mình muốn nói gì, tại sao hàm và lưỡi của tôi bị tê và líu lại. Nói không ra lời mà chỉ ú - a, ú - ớ. Nhìn sang tay lái, tôi thấy thân phụ tôi mặt đầy nét âu lo, nhưng không nói gì cả. Trong ánh mắt của Người, tôi thấy long lanh ngấn lệ.

Đến nhà thương, tôi vào phòng mang va-li ra để thân phụ tôi chở về trước. Sau đó tôi đến trình diện phòng trực để ký tên vào sổ xuất-nhập viện. Ở trong nhà thương, tùy tình trạng bệnh tình, bệnh nhân được phép về thăm nhà vào cuối tuần. Khi đi phải ký tên vào sổ xuất - nhập viện, khi trở lại cũng vậy. Vì trong thời gian vắng mặt, nhà thương không chịu trách nhiệm về bệnh nhân nữa. Nếu có gì xảy ra thì bệnh nhân và thân nhân họ nhận hoàn toàn trách nhiệm.

Sau đó tôi trở về phòng.Ngồi trên giường, tôi đi phần công phu chiều của tôi. Bỗng dưng có cảm giác đau phía bên phải ở trên đầu. Rồi sực nhớ, nãy giờ hơn 30 phút mà mình vẫn chưa tụng qua khỏi Thiên Thủ Thiên ... Ba chữ này cứ lặp đi lặp lại mà tôi không đến được chữ Nhãn. Câu Thần Chú, mà mọi khi tôi chỉ cần khoảng hơn một phút, mà bây giờ hơn 30 phút rồi cũng chưa đến chữ Nhãn. Tôi cho rằng, có lẽ mình mệt nên bị hôn trầm. Tôi định tâm và quán từng chữ khi tụng (tôi chỉ tụng Chú và Niệm Phật trong a-lại-da chứ không tụng ra tiếng hoặc dùng tràng hạt!) Dù thế, ba chữ Thiên Thủ Thiên ... cứ xoay vần Thiên Thủ Thiên, Thiên Thiên Thủ, Thủ Thiên Thiên ... mà không đến được chữ thứ tư.

Trong khi đó, phần thân bên mặt của tôi từ từ mất cảm giác, từ thân trên xuống. Xuất hạn mồ hôi, tôi dùng đầu các móng tay trái thử bấu vào cánh tay mặt, nhưng tôi không biết đau. Thôi hết cảm giác rồi!

Tôi bước xuống giường để ra phòng y tá trực. Nhưng bàn chân mặt của tôi nó như là một khúc cây lủng lẳng. Tôi té nhào xuống đụng cánh tủ quần áo phía tay mặt. Chống tay trái, lồm cồm ngồi dậy. Lấy bàn tay trái xỏ chiếc dép vào chân mặt. Đứng lên và vịn tường, lết ra phòng y tá trực. Tôi muốn nhờ họ 2 việc: thứ nhất là cho tôi xin tờ giấy để viết cho Sư Phụ tôi ít dòng báo cho Người biết là bệnh liệt của tôi đã tái phát và nặng hơn trước nên tôi không về phụ Sư Phụ cho Đại Lễ Phật Đản được; thứ hai là yêu cầu các cô y tá trực rằng nếu hai đứa con trai của tôi, chúng đang đi nghỉ hè ngoài biển với mẹ chúng, có điện thoại về thì đừng chuyển đường dây vào phòng của tôi. Tôi không muốn chúng phải sợ hãi vì tôi không nói được nữa.

Nhưng các Tịnh hữu ơi! Tôi không còn cảm giác gì nữa khi cầm cây viết trong tay. Cầm lên, rớt xuống. Tôi phải lấy bàn tay trái nắm chặt bàn tay phải để hướng dẫn, điều khiển nó, mà cũng không được. Chữ viết như con rít, như chữ Ả Rập! Thân phụ tôi đã nhận mảnh giấy này do y tá đưa lại vào sáng thứ hai để trao cho Sư Phụ tôi. Mảnh giấy này có lẽ Sư Phụ tôi còn lưu giữ để kỷ niệm.

Còn chuyện thứ hai nhờ y tá thì không xong. Vì họ có hiểu tôi muốn viết và nói gì đâu. Tịnh hữu cứ tưởng tượng mình đang nghe một em bé một tuổi nói chuyện vậy!

Buồn ơi là buồn! Tôi trở lại phòng nằm. Lúc đó khoảng 5 giờ chiều. Giờ đổi ca của nhân viên nhà thương. Cảm giác tê liệt ngày càng tăng. Bây giờ nó bắt đầu từ bên phải sang bên trái.

A-lại-da-thức của tôi cũng bắt đầu làm việc!Chiều hôm đó tôi không ăn. Thức ăn cũng chỉ là bánh mì đen, bơ và phó-mát kèm thêm bánh kem tráng miệng, cùng một tách trà. Trong đầu tôi, bao nhiêu chuyện quá khứ của kiếp này đang dần quay chậm lại, như một cuốn phim. Thật kinh hoàng và đáng sợ, khi mình nhìn thấy lại những gì mình đã sống và đã làm. Thiện ác của thân, khẩu, ý, hiện rõ từng nét. Lúc đó, cụm từ tại sao mới thật có ý nghĩa, các Tịnh hữu à! Tại sao mình làm vậy, mà không làm khác đi có phải tốt hơn không? Vì trong cuộc sống ít khi hoặc có bao giờ mình biết đến cái nhân. Khi cái quả nó đến, thì mình mới đặt câu hỏi tại sao. Nhưng cái tại sao mà mình đặt ra, nó cũng rất là tham lam và ích kỷ. Ích kỷ vì tại sao là mình mà không phải người khác. Còn tham lam, vì tại sao người ta được mà mình không có! Cái thiện, cái ác, cái lành, cái dữ, cái vui - buồn, cái hạnh phúc - đau khổ, cái thành công - thất bại, mình yêu người - người bỏ, người yêu - mình bỏ, cái hơn - thua, cái mánh mung - chịu thiệt, v.v... Nói chung, những hình ảnh của 8 cái nạn khổ và những hành động thiện - ác từ lúc mình hiểu biết đến giây phút đang nằm bất động từ từ hiện trên màn ảnh của a-lại-da-thức. Không muốn, nó vẫn cứ chiếu trên cái màn ảnh đó!

Đây chính là tình trạng của thần thức (a-lại-da-thức) trong khoảng thời gian của thân trung ấm.

Thân thể tôi tiếp tục mất dần cảm giác từ phải qua trái. Kinh hoảng, tôi dùng bàn tay trái (còn cử động được chút ít, nhưng rất khó khăn) với nhấn nút cấp cứu gọi bác sĩ trực. Bác sĩ trực chưa tới, các cô y tá chạy vào. Tôi muốn nói với họ làm ơn cứu tôi. Nhưng không cử động được, cũng như không thốt được ra lời. Họ lắc đầu bảo chờ bác sĩ trực đến, vì lúc đó họ đang đổi ca làm việc. Khoảng 7 giờ tối ông ta đến. Ông khám tổng quát rồi truyền cho tôi một chai nước biển. Xong lui đi. Để trấn an tinh thần, tôi suy nghĩ: có lẽ nghiệp của mình quá nặng, vậy nên trì chú Lăng Nghiêm. Tôi bắt đầu tụng (trong a-lại-da) Nam Mô Tát Đát ... Một lúc sau, tôi liếc nhìn đồng hồ đặt trên bàn kê ở phía bên giường. Trời! 30 phút rồi mà cũng chưa hết một câu, chứ đừng nói đến một biến. Thường thì tôi chỉ cần khoảng 9 phút là trì xong 5 đệ của chú Lăng Nghiêm. Tôi định tâm lại để nhớ từng chữ lúc tụng: Nam Mô Tát Đát ... Tát Đát Mô Nam ... Mô Nam Đát Tát ... Cứ loay hoay có bốn chữ mà không tụng tiếp được đến chữ thứ năm. Tôi sợ lắm, các Tịnh hữu ơi! Lại với tay trái bấm nút cấp cứu gọi bác sĩ. Ông ta đến và nói cho biết rằng ông không thể làm gì được cho tôi cả. Vả lại theo ông, tình trạng của tôi không có gì nguy hiểm để cấp cứu, chỉ bị liệt thân thể mà thôi. Nói xong ông đi ra. Tôi buồn và tủi lắm, các Tịnh hữu ơi! Tôi suy nghĩ lung tung đủ chuyện.

Khoảng 9.30 tối,máy điện thoại riêng trên đầu giường reo. Tay trái tôi với chụp ống nghe - tưởng rằng Sư Phụ đã về Chùa rồi và điện thoại thăm tôi, nhưng không phải. Ở đầu dây là tiếng nói của hai đứa con trai và vợ tôi. Họ nói cho biết là sáng ngày mai, thứ hai 01 tháng 6, họ sẽ từ nơi nghỉ hè trở về nhà. Vì ngày được xuất viện tôi cũng đã điện báo cho ba mẹ con chúng biết vào sáng thứ bảy trước đó rồi. Tôi muốn nói cho họ biết rằng tôi đã bị liệt trở lại và chưa xuất viện được. Nhưng Tịnh hữu ơi! tôi chỉ ú ớ chứ không ra lời. Tôi nghe được ở đầu dây có tiếng khóc của hai trẻ và mẹ chúng. Buồn quá, tôi cúp máy. Sau đó có cô y tá trực vào nói cho biết rằng vợ tôi đã điện thoại vào phòng trực để hỏi cho rõ về tình trạng của tôi. Và họ cũng đã cho gia đình tôi biết rằng tôi còn phải ở lại nhà thương để điều trị tiếp, vì bệnh tôi tái phát mà còn nặng hơn trước khi đưa vào nhà thương nữa.

Sợ quá (lại sợ)! Tôi bấm nút gọi bác sĩ trực. Lần này ông ta đến với nét mặt không được vui cho lắm. Ông nói:

- "Ông Ngô, khi ông vào nhà thương thì bị liệt bên trái. Qua nhiều cuộc khám nghiệm, chúng tôi biết là ông bị nghẽn mạch máu trong tiểu não bên trái. Sau đó ông cử động lại bình thường. Cho nên không cần phải mó vô đầu của ông làm gì. Trong vòng một tháng chúng tôi đã truyền cho ông mỗi ngày một chai nước biển và cho thuốc uống làm loãng máu. Tưởng rằng bệnh ông sẽ giảm đi. Không ngờ nay lại biến chứng và còn nặng hơn nữa. Vậy chúng tôi cũng chưa biết phải làm sao. Nếu ông bị bể mạch máu trong đầu thì cần phải giải phẫu cấp cứu ngay. Còn chỉ bị liệt thôi, thì không có gì đáng phải cấp cứu cả. Từ chiều đến giờ ông đã gọi tôi không biết bao nhiêu lần rồi. Tôi trực đêm này đâu phải chỉ có lo cho một mình ông! Còn nhiều bệnh nhân khác cũng đang chờ tôi nữa kia mà. Y khoa đến giờ này đã bất lực đối với căn bệnh của ông.Ông ráng chờ đến ngày mai để bác sĩ trực tiếp điều trị ông giải quyết. Và cũng xin ông đừng bấm nút cấp cứu kêu réo tôi nữa!. Chúc ông sớm lành bệnh". Ông chào và lui ra.

Tôi sửng sờ, bàng hoàng, hụt hẫng, buồn ơi là buồn. Tủi cho thân phận mình, tôi khóc và thét lớn. Nhưng có được đâu. Biết mình khóc, vì có cảm giác ướt trên hai gò má, bởi nước mắt tuôn ra. Còn biết mình thét, vì cảm thấy mạch cổ cứng lên, chứ có ra tiếng, ra lời được đâu. Tôi đã không điều khiển thân thể được như mình muốn nữa rồi!

Khi bác sĩ trực đi ra khỏi phòng thì thân thể của tôi bị liệt hơn 90 phần trăm. Chỉ còn nhúc nhích được chút ít ở mấy ngón tay trái. Giờ đây tôi thật sự chỉ còn là một cái xác, như một người đang nằm trong hòm! Nhưng một cái xác còn mở mắt. Còn đôi mắt nhắm mở như thế nào thì tôi cũng không còn điều khiển chúng được nữa. Cũng vì còn mở mắt nên mọi người biết tôi còn sống. Chứ không phải ở trong tình trạng hôn mê, sống chết không biết ra sao, như tình trạng của Thầy Thiện Thông!

Câu nói của vị bác sĩ ... y khoa đến giờ phút này đã bất lực đối với căn bệnh của ông... đã làm cho tôi buồn, hận và tủi. Nhưng chính câu này đã là một phép lạ, cũng có thể xem nó là một công án cho tôi để giải quyết chuyện sinh - tử của chính mình. Nó đã thắp lên trong tôi một ngọn đuốc sáng ngời. Câu nói của vị bác sĩ trực đã mang đầy ý nghĩa và nội dung câu chuyện của vị Thiền sư với con mèo.

Y khoa bất lực. Vậy ai cứu mình đây?

(Xin xem tiếp lá thư số 5)
Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp

 
Ý kiến bạn đọc
04/01/201712:16
Khách
Y khoa bất lực. Vậy ai cứu mình đây? Câu tự hỏi của Thầy giống câu hỏi của con đối với bác sĩ khi trị bệnh cho con.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2015(Xem: 8157)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 7656)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7424)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 7031)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 9225)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10746)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
06/04/2015(Xem: 8834)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18476)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 388029)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22323)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]