Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài học trừ kiêu mạn

05/06/201320:15(Xem: 9886)
Bài học trừ kiêu mạn
lotus_4
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác. Nó là dấu hiệu tăng trưởng của cảm thức đắc ý tự mãn phát sinh do hoàn cảnh thuận lợi hay do thói quen hay tư lường đánh giá hời hợt về mặt này mặt khác giữ mình và người khác. Chẳng hạn ý tưởng cho rằng mình : “ ta xuất gia từ gia đình cao sang; còn các tỳ kheo này không xuất thân từ gia đình cao sang”,. Hoăc “ ta được nhiều người biết đến, có danh xưng ; còn các tỳ kheo khác dược ít người biết đến, không được trọng vọng”.

Trong giáo lý đạo Phật, kiêu mạn được xem là tâm lý không chính đáng hay phi nhân chân pháp , là tâm cấu uế , pháp chướng đạo hay ác pháp cần phải loại vì nó là cảm thức tự mãn sai lầm, ngăn cản sự tiến bộ của tâm thức trong quá trình tu tập,khiến cho hành giả tu Phật rơi vào tình trạng mê say, tham đắm, phóng dật, đi lạc và tà đạo .” Này các tỳ kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng. do được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. do được lợi dưỡng, có danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “ Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các tỳ kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy, vì được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.

Do sông phóng dật, vị ấy bị đau khổ”. Ở một mức độ tế nhi hơn, như kiết sử thứ tám trong mười kiết sử, nó là tập khí tự mãn tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm, thuật ngữ đạo phật gọi là: “ Ngã hữu kiến mạn tùy miên”(asmitiditthimanànusaya), tức một cảm thức xoay quanh ý niệm “tôi” hay “của tôi” đôi khi dấy khởi ở mỗi người có các thực nghiệm về tâm linh, như ý nghĩ “tôi là”, “tôi thấy”, “tôi chứng”… Cảm thức này dấy khởi cũng trở thành một chướng ngại đối với người tìm cầu giải thoát tâm linh. Do vậy, nó được xem như một kiết sử, tức một thứ trói buộc tinh tế cần phỉa loại trừ vì nó trói chặt tam thức con người ở trong vòng luân hồi khổ đau.


Đức Phật xem kiêu mạn là ác pháp hay pháp chướng đạo bởi cảm thức tự mãn quá đáng này làm say đắm lòng người, khiến con người trở nên mê muội, “ngủ quên trong đắc ý”. Không thấy rõ bản chất vô thường bất an của hiện hữu, không còn tinh thần tinh tấn, bỏ qua gánh năng với thiện pháp, rơi vào phóng dật, thực hiện các hành vi ác bất thiện về thân, vè lời, về ý dẫn đến hậu quả khổ đau. Ngài lưu ý với chúng ta về tiến diễn nguy hại của tâm lý kiêu mạn.

“ say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các tỳ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục. say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các tỳ kheo”

Nhìn chung, kiêu mạn là một loại cảm thức sai lầm hay một tâm lý tự mãn tai hại cần được loại bỏ, xuất hiện ở các cấp độ khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nó cảm giác tự thảo mãn hay đắc ý về chính mình hoặc về những gì mình có được đi đôi với tâm lý thích khoe khoang so sánh với người khác. Nó là lề thói của ý tưởng tự tôn ngã mạn làm suy đồi tư cách đạo đức con người. Nói cách khác, nó là cái “tôi” chủ nghĩa được thổi phồng lên khiến cho con người trở nên say sưa mê muội, đánh mất đi các đức khiêm tốn và thận trọng cần thiết cho cuộc sống. Bởi nó là tâm lý sai lầm hướng con người lạc vào tà đạo, ấp ủ những ý nghĩ bất chính, nên Đức Phật kêu gọi chúng ta phải nỗ lực loại trừ kiêu mạn.

Về cách thức, Đức Phật nói cho chúng ta biết một kinh nghiệm đối tri rất hay, đó là suy nghĩ về bản chất vô thường bất an già – bệnh – chết của bản thân. Ngài cho rằng khi nào con người ta có những suy nghĩ trưởng thành và chín chắn về bản thân mình, nghĩa là quay nhìn lại chính mình và nhận ra “tánh già năm trong tuổi trẻ, tánh bệnh ở trong sức khỏe, tánh chết nằm trong sự sống” thì bấy giờ ý tưởng kiêu mạn không có lý do sanh khởi hay tồn tại. Ngài kể câu chuyện về cuộc đời giàu sang thuận lợi của Ngài khi còn trong hoàng cung đi đôi với suy nghĩ chân thành xác đáng về sự kiện già-bệnh-chết không tránh khỏi của kiếp nhân sinh như là một cách thức giúp Ngài vượt qua tâm lý và thái độ kiêu mạn. Ở đây chúng ta có thể đọc và suy gẫm câu chuyện tự sự của Ngài để rút ra bài học khiêm cung cho bản thân mình:


“ Này các tỳ kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các tỳ kheo, trong nhà phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả đều phục vụ cho Ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các tỳ kheo, là không từ kàsi đến. Bằng vải kàsi là khăn Ta, này các tỳ kheo, bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y.

Đêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tranh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các tỳ kheo, ba lâu đài được dựng cho ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ và một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các tỳ kheo, tại các lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm và cháo chua; trong nhà của phụ vương Ta, các người đầy tớ được cho an gạo, thịt gà và cơm nấu, với Ta, này các tỳ kheo, được đầy đủ với giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, Ta suy nghĩ:


“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.

“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bẹn, sau khi thấy người khác bệnh, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.

“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt qua khỏi chết, khi thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn”.

Tạp Chí VHPG số 126
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2015(Xem: 7049)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn lan rộng đến mọi người chung quanh, như gia đình, bà con, dòng họ, bạn bè, và đôi khi, cả những thế hệ về sau. Đối với chúng ta khi ấy, quyết định đó chỉ là chuyện nhỏ, tầm thường. Nhưng nó thật ra là một quyết định có tính định mệnh trong giây phút đó.
23/07/2015(Xem: 12622)
Nhật báo của thành phố Neuss tường thuật về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 27 Ngày 22.07.2015 Những Ngày Nghỉ Hè Được Dành Cho Đức Phật Khoảng 500 người Phật Tử Việt Nam đến từ Âu Châu gặp nhau 10 ngày tại Neuss. Chư Tôn Đức Tăng Ni cùng với tham dự viên của Khóa Phật Pháp Âu Châu lần thứ 27 thực tập giáo lý Phật Đà. Bài của ký giả Von Katrin Haas Thích Như Điển và Thị Chơn dịch từ tiếng Đức sang tiếng Việt
23/07/2015(Xem: 12183)
Quãng năm 2000 tôi may mắn được đọc cuốn sách quý “Năng đoạn kim cương” bằng tiếng Anh tại Sydney, Australia. Phải nói thật rằng, là người đang tìm hiểu về Phật giáo, nhất là mới đọc qua kinh Kim cương lúc bấy giờ, tôi rất yêu thích cuốn sách đặc biệt này. Để rồi, ngay khi rời tập đoàn FPT để lập ra công ty sách Thái Hà vào năm 2007, chúng tôi tìm mọi cách liên lạc với tác giả để mua bản quyền cuốn sách quý này để xuất bản tại Việt Nam. Năm 2008 sách chính thức xuất hiện và vào năm sau 2009, chúng ta có may mắn được đón Geshe Michael Roach và phái đoàn hơn chục giảng viên vào Việt Nam để có 2 buổi nói chuyện công chúng tại Thủ đô Hà Nội và TP HCM với sự tham dự của hơn 1.000 doanh nhân và các nhà tri thức. Và khi đó khóa thiền yoga 3 ngày ấn tượng đã diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Ba thương, huyện Củ Chi mang lại lợi ích sâu sắc cho rất nhiều người.
23/07/2015(Xem: 11233)
Ni Sư Thubten Chodron (thế danh Cherry Green), sinh năm 1950, lớn lên gần vùng Los Angeles. Ni sư hoàn thành Cử Nhân Lịch Sử tại Đại Học UCLA năm 1971. Sau khi du lịch qua Châu Âu, Bắc Phi và Châu Á trong khoảng một năm rưỡi, Ni sư trở về Mỹ, lấy chứng chỉ sư phạm, theo học chương trình sau đại học tại USC về Giáo Dục và dạy học ở Hệ Thống Các Trường tại thành phố Los Angeles. Năm 1975, Ni sư tham dự một khóa tu thiền của Ngài Lama Yeshe và ngài Zopa Rinpoche. Sau đó Ni sư qua Nepal tiếp tục tu học và hành thiền tại Tu Viện Kopan. Năm 1977, Ni sư được Ngài Kyabje Ling Rinpoche cho xuất gia tại Dharamsala, Ấn Độ, và năm 1986 Ni sư thọ đại giới tại Đài Loan.
22/07/2015(Xem: 5802)
Đạo Phật không phải là ngẫu nhiên luận rồi vô trách nhiệm đối với những hành vi của mình, hay cho rằng mọi chuyện rủi ro, may mắn, bất ngờ đều do bổng dưng, khi không, tự nhiên mà có. Khái niệm về số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Thần ý luận, Đa thần giáo, Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh.
20/07/2015(Xem: 12452)
" Vào thời mạt thế Nhân loại đảo điên, Tai họa liên miên Sóng thần Động đất. Chủ nghĩa vật chất Ngự trị thế gian,
20/07/2015(Xem: 9107)
Lòng nhân từ của cậu bé 5 tuổi Cậu bé Josiah Duncan, 5 tuổi đã làm khách tại nhà hàng rơi nước mắt sau khi mua cho người đàn ông bữa ăn và hát cho ông nghe.
17/07/2015(Xem: 7462)
Tôi xuất gia từ nhỏ, đã thọ giới Sa-di được bốn năm. Lúc nhỏ thì tôi không biết gì nhưng nay tôi phát hiện mình là người đồng tính nam (gay). Khi các bạn đồng tu biết tôi là gay, họ có vẻ kỳ thị và thường nhìn tôi bằng ánh mắt khác. Cuối năm nay, tôi sẽ được bổn sư cho đi thọ Đại giới, làm Tỳ-kheo. Tôi có nghe rằng người đồng tính nam như tôi thì không được thọ Đại giới. Vậy điều đó có đúng không? Trước đây, tôi có nghe những người như tôi không được thọ Đại giới nên đã nhiều lần có ý định hoàn tục nhưng vì tôi không đủ can đảm để tự quyết định. Bên cạnh đó, sư phụ, bố mẹ và các thầy trong chùa cũng rất kỳ vọng và thương yêu tôi, tôi sợ sẽ làm các vị ấy đau lòng. Hiện tôi không biết phải làm sao? Mong quý Báo hoan hỷ giúp tôi.
15/07/2015(Xem: 9451)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành. Những niệm thiện lành trước tiên là hướng về bạn, bởi vì nếu bạn không thể hướng niệm thiện lành về bạn -- nếu bạn không thể cảm thấy một khát vọng chân thực cho hạnh phúc riêng của bạn -- sẽ không có cách nào bạn có thể chân thực ước muốn cho kẻ khác có hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]