Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài học trừ kiêu mạn

05/06/201320:15(Xem: 9914)
Bài học trừ kiêu mạn
lotus_4
Kiêu mạn (Màna) hay tâm lý kiêu căng tự mãn thường xem nhẹ người khác là một chứng bệnh của những con người nông nổi, ham thích danh vọng, nặng về cái tôi, ít rung cảm hay đồng cảm trước những cảm nhận khó khăn của người khác. Nó là dấu hiệu tăng trưởng của cảm thức đắc ý tự mãn phát sinh do hoàn cảnh thuận lợi hay do thói quen hay tư lường đánh giá hời hợt về mặt này mặt khác giữ mình và người khác. Chẳng hạn ý tưởng cho rằng mình : “ ta xuất gia từ gia đình cao sang; còn các tỳ kheo này không xuất thân từ gia đình cao sang”,. Hoăc “ ta được nhiều người biết đến, có danh xưng ; còn các tỳ kheo khác dược ít người biết đến, không được trọng vọng”.

Trong giáo lý đạo Phật, kiêu mạn được xem là tâm lý không chính đáng hay phi nhân chân pháp , là tâm cấu uế , pháp chướng đạo hay ác pháp cần phải loại vì nó là cảm thức tự mãn sai lầm, ngăn cản sự tiến bộ của tâm thức trong quá trình tu tập,khiến cho hành giả tu Phật rơi vào tình trạng mê say, tham đắm, phóng dật, đi lạc và tà đạo .” Này các tỳ kheo, có Thiện nam tử do lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Vị ấy xuất gia như vậy, được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng. do được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. do được lợi dưỡng, có danh vọng này, vị ấy khen mình, chê người: “ Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy. Còn các tỳ kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền”. Vị ấy, vì được lợi dưỡng, tôn kính, có danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật.

Do sông phóng dật, vị ấy bị đau khổ”. Ở một mức độ tế nhi hơn, như kiết sử thứ tám trong mười kiết sử, nó là tập khí tự mãn tiềm ẩn sâu kín trong nội tâm, thuật ngữ đạo phật gọi là: “ Ngã hữu kiến mạn tùy miên”(asmitiditthimanànusaya), tức một cảm thức xoay quanh ý niệm “tôi” hay “của tôi” đôi khi dấy khởi ở mỗi người có các thực nghiệm về tâm linh, như ý nghĩ “tôi là”, “tôi thấy”, “tôi chứng”… Cảm thức này dấy khởi cũng trở thành một chướng ngại đối với người tìm cầu giải thoát tâm linh. Do vậy, nó được xem như một kiết sử, tức một thứ trói buộc tinh tế cần phỉa loại trừ vì nó trói chặt tam thức con người ở trong vòng luân hồi khổ đau.


Đức Phật xem kiêu mạn là ác pháp hay pháp chướng đạo bởi cảm thức tự mãn quá đáng này làm say đắm lòng người, khiến con người trở nên mê muội, “ngủ quên trong đắc ý”. Không thấy rõ bản chất vô thường bất an của hiện hữu, không còn tinh thần tinh tấn, bỏ qua gánh năng với thiện pháp, rơi vào phóng dật, thực hiện các hành vi ác bất thiện về thân, vè lời, về ý dẫn đến hậu quả khổ đau. Ngài lưu ý với chúng ta về tiến diễn nguy hại của tâm lý kiêu mạn.

“ say sưa trong kiêu mạn của tuổi trẻ, này các tỳ kheo, kẻ vô văn phàm phu làm các ác hành về thân, làm các ác hành về lời nói, làm các ác hành về ý, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ ác thú, đọa xứ, địa ngục. say sưa trong kiêu mạn của không bệnh, này các tỳ kheo”

Nhìn chung, kiêu mạn là một loại cảm thức sai lầm hay một tâm lý tự mãn tai hại cần được loại bỏ, xuất hiện ở các cấp độ khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nó cảm giác tự thảo mãn hay đắc ý về chính mình hoặc về những gì mình có được đi đôi với tâm lý thích khoe khoang so sánh với người khác. Nó là lề thói của ý tưởng tự tôn ngã mạn làm suy đồi tư cách đạo đức con người. Nói cách khác, nó là cái “tôi” chủ nghĩa được thổi phồng lên khiến cho con người trở nên say sưa mê muội, đánh mất đi các đức khiêm tốn và thận trọng cần thiết cho cuộc sống. Bởi nó là tâm lý sai lầm hướng con người lạc vào tà đạo, ấp ủ những ý nghĩ bất chính, nên Đức Phật kêu gọi chúng ta phải nỗ lực loại trừ kiêu mạn.

Về cách thức, Đức Phật nói cho chúng ta biết một kinh nghiệm đối tri rất hay, đó là suy nghĩ về bản chất vô thường bất an già – bệnh – chết của bản thân. Ngài cho rằng khi nào con người ta có những suy nghĩ trưởng thành và chín chắn về bản thân mình, nghĩa là quay nhìn lại chính mình và nhận ra “tánh già năm trong tuổi trẻ, tánh bệnh ở trong sức khỏe, tánh chết nằm trong sự sống” thì bấy giờ ý tưởng kiêu mạn không có lý do sanh khởi hay tồn tại. Ngài kể câu chuyện về cuộc đời giàu sang thuận lợi của Ngài khi còn trong hoàng cung đi đôi với suy nghĩ chân thành xác đáng về sự kiện già-bệnh-chết không tránh khỏi của kiếp nhân sinh như là một cách thức giúp Ngài vượt qua tâm lý và thái độ kiêu mạn. Ở đây chúng ta có thể đọc và suy gẫm câu chuyện tự sự của Ngài để rút ra bài học khiêm cung cho bản thân mình:


“ Này các tỳ kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các tỳ kheo, trong nhà phụ vương Ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả đều phục vụ cho Ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các tỳ kheo, là không từ kàsi đến. Bằng vải kàsi là khăn Ta, này các tỳ kheo, bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y.

Đêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tranh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các tỳ kheo, ba lâu đài được dựng cho ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ và một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các tỳ kheo, tại các lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm và cháo chua; trong nhà của phụ vương Ta, các người đầy tớ được cho an gạo, thịt gà và cơm nấu, với Ta, này các tỳ kheo, được đầy đủ với giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, Ta suy nghĩ:


“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.

“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, khi thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bẹn, sau khi thấy người khác bệnh, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.

“ Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt qua khỏi chết, khi thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy, ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực mình, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta”. Sau khi quan sát về Ta như vậy, này các tỳ kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn”.

Tạp Chí VHPG số 126
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/05/2018(Xem: 8910)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7632)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
17/05/2018(Xem: 6086)
Màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt bao trùm mọi vật. Ánh trăng đêm nay yếu ớt nhưng dịu dàng và dễ chịu, vẫn đủ để cho tôi chiêm ngưỡng dung từ tượng Đức Phật Lộ Thiênngồi yên dưới tàn cây, mắt Ngài như đang nhìn xuống chúng tôi, nhìn xuống chúng sanh, nhìn xuống cuộc đời và kiếp người. Đôi mắt Ngài từ bi, miệng Ngài mỉm cười như chưa bao giờ tắt, hình ảnh Đức Phật ngồi yên đã đi vào tâm thức tôi bao điều kỳ diệu.
16/05/2018(Xem: 9855)
Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số thầy Tỳ-kheo. Một hôm năm trăm Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường và bàn luận: - Chư hiền, điều gì là hạnh phúc nhất trên đời?
15/05/2018(Xem: 6116)
Trước hết xin chân thành cảm ơn anh Hau Pham Ngoc, nguyên Đoàn phó Đoàn HSPT Mục Kiền Liên, sáng sớm hôm nay đã chia sẻ về một kỳ niệm tuyệt vời nhân mùa Phật Đàn mà những tường mình đã lãng quên với bao lo toan trong hiện tại.
15/05/2018(Xem: 5774)
Bài này được viết trong ngày gần Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ, để cúng dường Tam Bảo, và dâng tặng tất cả các bà mẹ từ vô lượng kiếp trên đời này. Bài này ghi về một số vị Thánh Ni thường được nhắc tới trong kho tàng Kinh Tạng Pali, cụ thể tổng hợp từ Therigatha, các sách “Psalms Of The Sisters” của dịch giả Mrs. Rhys Davids, “Inspiration from Enlightened Nuns” cùa dịch giả Susan Elbaum Jootla, “Buddhist Women at the Time of The Buddha” của dịch giả Hellmuth Hecker (dịch từ bản tiếng Đức của Ni Trưởng Khema). (1) Các Thánh Ni này trước khi xuất gia đã là những bà mẹ trong những hoàn cảnh rất mực đau khổ.
15/05/2018(Xem: 8465)
Nếu phải mất mười ngày để trả lời cho một sự phân vân hay một thắc mắc thuộc về môi trường và tâm lý thì cũng rất nên làm thử xem sao. Số là sau ngày hưu trí vào năm 2008, tôi vẫn thường đặt sinh hoạt ưu tiên cho mình là đi cho biết đó biết đây.
15/05/2018(Xem: 15376)
Vở Hài Kịch: Thuộc Kinh Mới Lấy Làm Chồng, soạn giả: Quảng Hương Phương Giang; diễn viên: Nguyên Giác, Nguyên Hỷ, Nguyên Nhật Thơ, Tâm Hương (Huệ), Quảng Tịnh Kim Phương & Quảng Hương Phương Giang; biểu diễn tại Buổi Văn Nghệ Gây Quỹ Xây Dựng Pháp Xá Quảng Đức, Sunday 6-5-2018, quay phim: Mỹ Hạnh Nguyên Nhật Khánh
09/05/2018(Xem: 7378)
MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ bí quyết “ĐỂ ĐƯỢC HẠNH PHÚC”, Cuối tháng 4 vừa qua, MC Lâm Ánh Ngọc(LAN) là khách mời trong khóa tu "An nhiên từng phút giây" tổ chức tại chùa Huệ Viễn – Đồng Nai do Thầy Thích Pháp Đăng làm trụ trì. Đi cùng LAN còn có diễn viên Quý Ân – Người đóng vai anh 3 Đặng trong phim điện ảnh Về Phía mặt Trời. Chia sẻ với hơn 100 bạn trẻ nội dung "Để được hạnh phúc" , Mc Lâm Ánh Ngọc đã được Thầy Thích Nguyện Truyền đặt ra những câu hỏi về cuộc sống và con đường LAN đang đi. Những trắc trở và cách LAN vượt qua để giúp các bạn trẻ có thêm kinh nghiệm cho cuộc sống của mình Các bạn sinh viên nghỉ được vài ngày lễ, thay vì không về nhà với Ba Mẹ thì cũng sẽ rong chơi phiêu lãng cùng chúng bạn nhưng các em sinh viên lại về đây để tìm hiểu về chính mình, nuôi dưỡng chính mình.
08/05/2018(Xem: 7736)
Vàongày 28 tháng 4 năm 2018, GiáosưTiếnsĩ Stephen Lloyd-Moffett, TrưởngkhoaTôngiáohọccủatrườngĐạihọcBáchkhoa Cal Poly (California Polytechnic State University), San Luis Obispo, CalifoniađãhướngdẫnsinhviênnămthứtưđếnchùaTâmTừtọalạctạisố 610 Fisher Avenue, Morgan Hill đểtìmhiểuPhậtgiáoViệt Nam. ĐoànđãđượcThượngtọatrụtrìThíchPhápChơnhướngdẫnmộtngàytuhọcchánhpháp qua nghithứclễPhật, thamthiền, đikinhhànhvàcâuhỏivấnđáp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]