Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy nghĩ về việc tu tập và hoằng pháp lợi sinh

05/06/201319:23(Xem: 6497)
Suy nghĩ về việc tu tập và hoằng pháp lợi sinh

phat thich ca


Nhng điu cn suy nghĩ

để định hướng cho việc Tu tập và hoằng pháp lợi sanh

_ Như chúng ta biết, theo Thiền tông, khi gần nhập Niết Bàn, Đức Phật truyền y bát cho Tôn giả Đại Ca Diếp người chuyên tu hạnh đầu đà. Có phải chăng qua việc này, Đức Phật muốn khẳng định rằng, việc tiếp nối Đạo Giác ngộ, Giải thoát của Ngài, thì phải có tu và là người thực chứng, chứ không chỉ có tài trí mà nối truyền được.

_ Tại sao Ngài A Nan là đại đệ tử thuộc hàng Đa văn đệ nhất, ghi nhớ tất cả những lời của Đức Phật dạy trong 49 năm thuyết pháp, nhưng lúc đầu,không được dự vào hàng ngũ những vị đại biểu của đại hội kiết tập kinh điển lần thứ nhất ?

Có phải chăng vì quá thông minh, với trí tuệ siêu tuyệt, và là em được làm thị giả, hầu cận Đức Phật, nên thị hiện việc sinh tâm ỷ lại, dễ duôi, không nỗ lực tu tập, nên lúc đầu không chứng được A La Hán và dự phần vào kiết tập kinh điển lần thứ nhất để làm gương mà dạy cho những người cầu Phật đạo sau này!

_ Sau khi Thiền tông truyền sang đông độ, đến đời thứ năm Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn có số chúng đông trên 500 vị trong đó có thiền sư Thần Tú là người tinh thông Thiền giáo, làm thầy giáo thọ cho đại chúng mà Ngũ Tổ không truyền y bát cho, đợi đến khi Ngài Huệ Năng, một người không biết chữ, đến mới bày ra việc viết kệ trình và cuối cùng truyền y bát lại cho Ngài làm tổ sư đời thứ sáu. Qua sự kiện này cũng như qua nội dung bài kệ của Thiền Sư Thần Tú:

Thân thị bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai

Và bài:

Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai

Của Lục Tổ Huệ Năng, chúng ta có thể thấy được sự chứng ngộ chân như thật tánh và sự liễu giải trên ngôn từ cách xa nhau như trời vực. Nói như thế không phải chúng ta hoàn toàn phủ nhận ích lợi của sự học tập kinh điển, nhưng ở đây chúng ta phải thấy rằng vấn đề học đạo phải luôn luôn đi đôi với sự hành đạo. Có hành đạo chúng ta mới trải nghiệm thực tế. Ngược lại, chúng ta chỉ lý thuyết suông thì chẳng được ích lợi gì. Một ông bác sĩ mới ra trường chưa trải nghiệm tay nghề không bằng một cán sự y tế lâu năm! Đó là sự thật.

_ Tại sao các nước Phật giáo Nam truyền, thì hầu hết Đạo Phật là quốc giáo và tồn tại cho đến bây giờ, còn các nước Phật giáo Bắc truyền, thì có khi phát triển mạnh, nhưng cũng có lúc bị tiêu diệt gần hết, hoặc phải bị mai một ?

Có phải chăng những ai, y theo kinh Di giáo mà Tu, giữ đúng giới luật và thực hành theo đúng hạnh của đức Phật (trì bình khất thực, sống xả ly, tịch tịnh...) thì sẽ mãi mãi được trường tồn và lợi lạc quần sanh. Còn quá tùy duyên, phương tiện, hướng ngoại tìm cầu thì sẽ dễ bị từ từ xa lìa chánh pháp và rồi sẽ dễ bị diệt vong hay thành ma sự.

Qua những sự kiện trên, chắc mỗi người con Phật chúng ta đã thấy rõ được việc hành trì tu chứng, là quan trọng nhất. Không ai mà chẳng biết Lục tổ Huệ Năng ít chữ, không đọc kinh được. Ấy vậy mà Ngài đã khơi nguồn tuệ giác cho dòng Thiền Tào Khê tuôn chảy rạng ngời khắp chốn, và tiếp nối đến tận ngày nay. Phải chăng hiện tượng “mù chữ” chỉ để khẳng định một điều chữ nghĩa chẳng qua là phương tiện ban đầu nhập đạo. Hành giả cần phải buông bỏ chữ nghĩa, bằng cấp và tri thức ( sở tri chướng ) mới mong đạt đến sự chứng ngộ tự tánh, có như vậy mới đạt được cứu cánh giải thoát và mới có đủ đạo lực, năng lực để thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, lợi sanh. Biết rằng "tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đảy sách", nhưng học là để trạch pháp mà tu cho đúng lời Phật dạy, hầu trở về với chân như, rồi mới tiến đến độ sanh thì mới vững vàng, và điều đặc biệt cho chúng ta chú ý nhất, theo thiển ý cá nhân tôi, chúng ta phải luôn nhớ: “Nhơn Giới sanh Định nhơn Định phát Tuệ”, thì Tuệ của ‘Vô sư trí’ đó, mới chính là sự nghiệp của người tu, chứ không phải qua học vị, hoặc mảnh bằng Cử nhân, Tiến sĩ, hay sự vay mượn, nơi ‘trí hữu sư’ mà cho đó là Tuệ!

Mỗi một người con Phật, những người đang đi trên con đường Giác ngộ, chúng ta hãy luôn ghi nhớ: “ Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” và thường tâm niệm rằng: “khi chưa chứng A La Hán, thì chưa thể tin tâm mình được”. Nếu chưa biết lội, mà vội nhảy xuống nước để cứu người, thì coi chừng không cứu được người, mà có khi mình bị chết đuối. Nếu chưa có của, mà muốn cho, thì lấy gì mà cho. Nếu ý nguyện độ sanh quá cao, trong khi chưa đủ đạo lực để cảm hoá người khác, mà vội xuống núi, để cứu nhân độ thế, thì ‘cửa tùng đôi cánh gài’ sẽ khiến cho ta, không vào được cửa đạo và dễ bị chìm đắm trong sự níu kéo của ngũdục trngian.

Thích Viên Thành (Hạnh Trung)

----o0o---
Vi tính: Thanh Phi - Thanh Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2023(Xem: 1603)
Phong Điền và Quảng Điền là 2 vùng đất có nhiều người mù và tàn tật nhất của tỉnh thừa thiên Huế, chúng tôi không rõ nguyên nhân vì sao rất nhiều bà con ở đây rơi vào tình cảnh bi thương như thế. Có một vài chia sẻ của cư dân vùng này cho biết rằng phần nhiều họ là nạn nhân của loại chất độc màu Da Cam... Chiến tranh đã để lại những vết tích thật buồn trên thân phận con người.. - Xin tường trình một vài hình ảnh buổi từ thiện trao quà tặng những người Mù tại Hội người Mù Phong Điền và bà con nghèo Làng Phú Lễ- Thừa Thiên Huế (Thành phần quà tặng gồm có Gạo, thùng Mì, nhu yếu phẩm Dầu ăn, đường, bôt nêm vv.. trị giá 350ngàn VND VÀ một phong bao 150VND. Tổng trị giá mỗi phần quà là 500VND - Tặng cho hai nơi là 300 hộ.
14/08/2023(Xem: 1225)
Phật Giáo Lịch sử - Xã hội - Con người
30/06/2023(Xem: 1694)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu... Hạ về, mang theo cái nắng nóng như thiêu đốt xứ Ấn, gần đây báo chí mạng đưa tin nhiều nơi ở Ấn Độ đã xảy ra khá nhiều nạn người chết vì chịu không nổi sức nóng khắc nghiệt hiện thời. Để chia sẻ với người nghèo xứ India trong thời điểm khô hạn này, ngày hôm qua (28 June 2023) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Chandan & Ganghar Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
15/06/2023(Xem: 2118)
Những điều đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn sống tỉnh thức ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
08/06/2023(Xem: 2239)
7 bước của đức Phật sơ sinh có ý nghĩa như vầy: Trong quá khứ có vô lượng chư phật ra đời được ghi trong kinh điển trải qua các a tăng kỳ. Gần đây của Kiếp Hiện Tại lần lượt đã có 6 vị phật ra đời, đó là: Đức Phật Tỳ Bà Thi Đức Phật Thích Khí Đức Phật Tỳ Xá Đức Phật Ca La Tôn Đại Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni Đức Phật Ca Diếp
08/06/2023(Xem: 1329)
Chính Ý niệm trói buộc con người Thời xưa có anh chàng thư sinh khi học hết chữ của thầy rồi lên đường đi thi. Trên đường đi qua một dòng sông, gặp cô lái đò thì anh ta có ý chọc ghẹo. Cô lái đò nghiêm túc nói: “Tôi có một câu đối, nếu anh đối được thì tôi nguyện đi theo nâng khăn xách túi, còn không đối được thì xin trả tiền đò gấp đôi”. Anh thư sinh nghĩ, một người nghèo chèo đò bên sông thì có gì cao siêu, nên anh ta gật đầu chấp nhận. Cô lái đò ra câu đối:
20/05/2023(Xem: 1475)
Đức Phật và các vị Vua (Le Bouddha et les rois) André BAREAU (31.12.1921 - 02.03.1993) Hoang Phong chuyển ngữ
20/05/2023(Xem: 2053)
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều “bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông xả nhiều hơn, sống chấp nhận được nhiều hơn.
20/05/2023(Xem: 1638)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”, có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!
09/05/2023(Xem: 2006)
Có khi nào bạn hỏi mình : ''Ta đang Sống hay chỉ đang tồn tại?'' Tồn tại thì ta như cái máy bị lập trình, nhưng Sống là cảm nhận ý nghĩa sự sống qua những điều rất nhỏ. Có những điều đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi do vô tình bạn quên đi mất. Hãy dừng lại một phút để suy ngẫm và bạn sẽ thấy nó ý nghĩa thế nào...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567