Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi nét về Thầy Trụ Trì

05/06/201319:04(Xem: 16237)
Đôi nét về Thầy Trụ Trì

Kỷ Yếu
Kính Mừng Chu Niên
Hai Mươi Năm (1990-2010)
Thành Lập Tu Viện Quảng Đức

flowerba


06.tttamphuong-2

Đôi nét về Thầy Trụ Trì

Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập. Để rồi từ đó, tôi đã trở thành một người đệ tử, một người con, người cháu, người chị, người em trong mái ấm đại gia đình Quảng Đức. Và rồi ngày theo ngày, tháng theo tháng nối tiếp nhau tôi lần lượt phát hiện ra những nét son, điểm xuyến về chân dung của Thầy Trụ trì Tu viện Quảng Đức mà ít ai tiếp xúc và nhìn qua Thầy mà có thể thấu được!

Nói không ngoa chút mô hết, ngày tôi đưa em tôi cùng vào Chùa làm công quả, tôi đoán chắc Thầy lúc nớ trong bụng cũng mừng thầm vì nghĩ mấy đứa ni do Cô Huệ Khiết dẫn vô Chùa và là “mấy O xứ Huế” thế nào công dung ngôn hạnh không giỏi lắm thì ít nhiều chi cũng đối đối! Ai dè thiệt tội cho Thầy, ngoài việc phát hiện ra mấy đứa hắn không biết mô tê chi hết chỉ trừ việc dạy học mà Thầy còn cứ phải thường nhẹ nhàng nhắc nhở (bị vì nếu nặng nề nhắc nhở mà căn cơ mấy đứa hắn còn thấp rồi mấy đứa hắn bỏ trốn thì làm răng), uốn nắn chúng tôi y chang mấy Mệ xưa rứa đó: “Con, đừng chạy con, đi từ từ thôi coi chừng té”, “Nói nhỏ nhỏ thôi con, lớn tiếng quá”, “Làm nhè nhẹ thôi” và … Thầy áp dụng đúng nghĩa “dạy đệ tử từ thuở mới vô sân Chùa”! Đến nổi đứa con gái đầu lòng của tôi sau khi làm việc với Thầy cũng bảo rằng “Mẹ ơi Thầy Tâm Phương thích cái gì cũng từ từ và nhẹ nhàng hết đó Mẹ”. Tôi phải cười tán đồng trước mặt con tôi nhưng trong bụng thì ấm ức không kém vì Thầy quên đi ở cái xứ sở ni thì giờ đúng nghĩa là tiền bạc cho nên mọi người cứ hễ buông cây chầm là cầm cây chèo liền, làm chi cũng phải ba chân bốn cẳng mới kịp việc chứ mà cứ “Dung” theo kiểu mấy người xưa thì chỉ có dung dăng dung dẻ thôi chứ làm răng mà theo công kịp việc với người ta đây phải không bạch Thầy?

Thầy làm tôi nhớ đến Thầy Bổn sư tôi khi không hài lòng lúc chúng tôi thỉnh cầu chi thì Thầy hơi chau mày và cứ: “răng???” hay “rứa à???” nhưng giọng Thầy tôi lên xuống, luyến láy hết 3, 4 nốt nhạc mới xong từ ngữ ấy. Những lúc như rứa là tự tụi tôi phải tự động hiểu ý Thầy mình rồi lo mà xì-tốp đài phát thanh thao thao bất tuyệt và ý định đó đi. Đằng ni khi tôi mới vào Chùa một bữa nọ, Thầy dạy tôi làm điều chi đó nhưng tôi có ý kiến khác thì Thầy chỉ trả lời gọn lỏn “tùy ý con” nhưng với sắc mặt thật bình thường, giọng nói cũng chẳng đổi tông làm tôi đây cứ ngỡ là Thầy bằng lòng rồi và cứ rứa mà vô tư làm theo ý mình nhưng có ai ngờ sau ni mới được các Dì, các Chị cho hay Thầy đã không bằng lòng và “hờn mát” rồi đó! Mô Phật khi nớ tôi mới té ngữa, thì ra là rứa, hèn chi thấy Thầy không vui…… Sau lần nớ tôi đã rút kinh nghiệm nên luôn quan sát Thầy một cách cẩn thận từ giọng nói, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt…. nói chung là tôi tập trung cao độ để đoán biết là Thầy có hài lòng hay không? Và tôi hay nói đùa với mọi người là khi vào Chùa công quả lâu năm tự nhiên ai cũng trở thành người đa tài “đa nghề” lúc mô không hay hết. Này hí, trước hết là phải trở thành một “nhà tâm lý học” bị vì phải nghiên cứu để hiểu ý Thầy mà làm cho đúng; phải là nhà “chiêm tinh gia” bị vì phải đoán trước coi Thầy sắp lên kế hoạch chi cho những buổi lễ sắp tới mà có sự chuẩn bị; “nhà nội trợ”, “nhà văn”, “nhà thơ”, “nhà xây dựng”, ……… thậm chí cả “nhà lao công” nữa đó, bị vì nhìn thấy Thầy, với sức khỏe không tốt mà lại hom hem đi rửa từng toilet, buồng tắm ….. trong Chùa mà là chúng đệ tử thì làm răng đành đoạn không nghêu ngao cùng Thầy hát bài “người tu quét chùa, dọn dẹp khắp nơi” đây! Và cứ rứa, cứ rứa mà tự mỗi Phật tử trong Chùa khi làm việc cùng Thầy từ từ được hoàn thiện ngày mỗi ngày theo thời gian…..

Nói thiệt, dân xứ Huế tôi có một chứng bệnh là đa phần đều hay nhập đề theo kiểu vòng vo, quanh co khúc khuỷu như địa hình xứ sở ấy rứa, đưa người nghe đi tham quan sông Hương núi Ngự, cầu Tràng Tiền…. cho đã rồi mới vô trực tiếp vấn đề nhưng khi vào Chùa Quảng Đức tôi lại thú vị khi phát hiện thì ra Thầy Trụ Trì cũng y chang rứa nghe. Có lẽ Thầy ngại ngùng vì chúng tôi còn lạ nước lạ cái nên khi mô Thầy cũng cho tụi tôi đi lòng vòng chóng cả mặt, tối tăm mặt mũi khi nớ Thầy mới nói tới phần trọng tâm của vấn đề và cứ mỗi lần như rứa là tụi tôi chỉ bấm bụng cười thầm mà chuẩn bị tinh thần vì không biết ngày ni Thầy sẽ ban cho việc làm mới chi đây hay được nhận một vài lời đạo từ “bị rầy” hoặc “góp ý” vấn đề chi đó không biết nữa??? Mãi về sau, khi Thầy trò thân tình rồi Thầy mới thôi.

Nhưng đặc biệt nhất là có mấy ai lên Chùa làm Công quả mà “bị đuổi” về chưa hè? Thường tình thì Thầy trụ trì mô cũng mong mỏi chúng Phật tử ở lại Chùa phụ thêm cho ra việc rứa mà chị em tôi đây chứng kiến rõ ràng “nói có sách mách có chứng” à nghe là bị Thầy “mời về” thường xuyên. Ngày mô mà Chị em tôi lên Chùa tới trưa về thì thôi chứ hôm mô mà ở lại phụ cuốn chả giò với Dì Bảy, Chị Kim và mấy Dì, Chị khác, hay phụ Cô Hạnh Nguyên, Chị Thanh Phi nấu nướng…… thì cứ như mình đã set alarm sẵn rứa đó, tới khoảng 3-4 giờ chiều thì bóng Thầy xuất hiện và kèm theo câu: “Thôi về, về được rồi” hay “QH-QT tới giờ về rồi, về lo cơm nước, lo con cái…..” thế là ai cũng cười vì tụi tôi được Thầy chiếu cố mời về sớm nhất. Thật ra vì Thầy coi chúng tôi như con cháu trong gia đình, lo tụi tôi cứ ham ngồi đó mê mải bòn phước cho đủ sở hụi, mà đợi bòn cho đủ thì có nước đám con nheo nhóc ở nhà bị “treo bao tử” thôi. Tụi tôi có thưa, tụi con lo hết ở nhà rồi mới lên Chùa mà Thầy làm như cứ bán tín bán nghi hay răng cho đến mãi sau ni Thầy có dịp đến nhà chúng tôi thăm, tận mắt nhìn thấy nề nếp sinh hoạt trong gia đình rồi khi nớ mới yên tâm để yên cho chị em tôi làm công quả. Tôi kể chuyện “khó tin nhưng có thiệt ” ni cho Chồng, con tôi nghe khiến cả nhà ai cũng cười!

Điều mà Thầy vẫn làm cho tôi thật cảm động là luôn luôn mang trong mình một suy nghĩ “tự ti” cứ cho rằng mình thuyết pháp không hay, không giỏi như những vị khác và rất ngại ngùng giảng Pháp nhiều trước Phật tử nhưng Thầy mô có biết rằng có những lúc chúng ta nghe cả một buổi pháp nhiều tiếng đồng hồ để rồi chẳng vun đắp thêm cho bản thân một chút tư lương chi trong hành trang tu học của mình cả. Trái lại, Thầy giảng rất ít ỏi, vài ba chữ, dăm ba câu nhưng lời ý của Thầy thật thâm thúy, sâu sắc mà đã bao lần khiến tôi đây chột dạ, hổ thẹn với lòng vì Thầy đã nói trúng ngay chóc “tim đen” của mình hay Thầy như đang đi guốc trong bụng mình rứa đó và bản thân cứ nhớ mãi câu nói “bất tử” đó để tự động lo tu sửa cho “tim đỏ” trở lại không thôi thì làm răng mà sống đây phải không bạch Thầy???

Tôi có được cơ may là sống trong Chùa ở Huế nhiều lần, dăm ba ngày, một tuần, nửa tháng, cả tháng….. cho nên tôi ít nhiều chi cũng có chút am hiểu về nếp sinh hoạt của quý Điệu, Chú, Thầy….. từ nửa đêm canh ba cho tới giờ đi ngủ…… Hồi còn là Điệu hay một Chú Tiểu thì ai cũng phải trải qua giai đoạn học nấu ăn, lo bếp núc cho nên chuyện nấu nướng là lẽ thường tình nhưng khi đã là một Đại Đức trở lên thì hiếm khi còn vô bếp lắm. Nhưng phải nhìn nhận quý Thầy, Cô ở xứ Úc này rất tội, mọi công việc từ đầu chí cuối, từ bên trong ra tới bên ngoài hầu như phải trực tiếp kham hết vì thật sự Phật tử chỉ đến Chùa làm công quả cuối tuần hay những lúc có lễ lộc chi thôi. Nhưng Thầy đây đã là một vị Thượng Tọa Trụ Trì nhưng chẳng nề hà xuống bếp nấu ăn, dạy cho chúng tôi nấu nướng, cách thức làm thức ăn thậm chí còn nấu bát canh, miếng cơm cho hàng Phật tử chúng tôi ăn nữa….. Tôi cứ nhớ mãi miếng canh bí đỏ của Thầy, nói không nịnh mô nghe mà phải thú thiệt là Thầy nấu ăn ngon hơn tôi từng nghe đồn và tưởng tượng, tôi chưa hề được húp một chén canh bí đỏ mô mà thanh tao như rứa!

Ngoài là một người thích và biết thưởng thức âm nhạc, Thầy còn có một giọng ca truyền cảm không thua ai mô nhưng cứ hễ bước lên sân khấu sau khi phát biểu xong, Thầy muốn hát tặng cho các Phật tử một bài là mười lần như một cứ “Mẹ, mẹ là dòng suối ngọt ngào….” hoặc “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào….” Hát được chừng khoảng dăm ba câu là nghẹn ngào muốn khóc và tự động stop automatically. Tôi nghĩ mấy ông tác giả những bài hát ni mà thường ngồi thưởng thức nghe Thầy hát, chắc có ngày bị đau tim vì đợi hoài đợi mãi không biết đợi tới lúc mô Thầy mới chuyển tải tới khán thính giả trọn vẹn hết cả bài đây? Thôi thì hãy để “ngày ấy lụi tàn” đi hí? Và rồi tôi phát hiện ra Thầy tuy với gương mặt lành lạnh của xứ sương mù và dáng vẻ nghiêm nghị rứa đó nhưng con người Thầy rất giàu tình cảm, thường hay quan tâm, chia sẻ với từng người Phật tử nhất là vô cùng “ướt át” với Mẹ già ở quê nhà. Và cho dù Chùa có đang trong hoàn cảnh túng thiếu đi nữa, tôi không biết lúc nớ Thầy có thắt lưng buộc bụng Thầy không nhưng điều rõ như ban ngày mà ai ai cũng thấy là Thầy khi mô cũng rất chu đáo, ân cần lo từng bữa ăn, chỗ ở…. cho quý Ôn, quý Thầy, quý Cô thậm chí cả hàng Phật tử có dịp tới Chùa tu học, dự lễ hay thăm viếng.

Thầy thường hay nói với chúng tôi “Thánh nhân còn có khi nhầm, ngựa bốn chân còn vấp;” mà Thầy cũng là người bằng xương bằng thịt cho nên cũng không làm chi mà không có khiếm khuyết nhưng điểm nổi bật là hình như Thầy có bà con dòng họ, dây mơ rễ má chi với Ông “Trương Phi” bên Tàu hay răng mà khi tôi vào Chùa là được mọi người kể rất nhiều huyền thoại về đức tính nóng đến toát mồ hôi hột ni của Thầy, rồi dặn dò phải cẩn thận khi Thầy đang làm việc mệt nhọc, lúc nớ phải lo chào Thầy từ xa rồi hô biến liền chứ cứ đứng xớ rớ ở đó thì chút xíu nữa “nước mắt đầm đìa” thì đừng có than à nghe. Có lẽ trăm nghe không bằng một thấy, để rồi một hôm khi bất ngờ tôi thấy Thầy bình thường im lìm không nói nhưng khi lên cơn nóng khiến bản thân tôi cũng thất kinh hồn vía; còn các đệ tử khác thì lật đật hớt ha hớt hãi lo chạy đi nấu nướng thêm gấp bị vì thiếu thức ăn dọn cho khách đến tham quan Chùa…… Nhưng tôi hiểu nguyên nhân Thầy lên cơn nóng suy cho cùng cũng với mục đích là muốn công việc Phật sự được hoàn hảo hơn mà thôi. Nhưng điều mà tôi nhận chân được ở Thầy là một vị Thầy thật đáng thương kính là bởi vì sau khi la rầy đám đệ tử của mình thì người buồn nhiều hơn, trăn trở nhiều hơn, bức rức hơn lại chính là Thầy cho dù là điều la rầy ấy là đúng, là muốn đệ tử của mình làm việc hoàn hảo hơn, chu đáo hơn, cẩn thận hơn hay cho dù điều la rầy đó có hơi oan cho đệ tử mình……. Để rồi sau khi cơn nóng, Thầy luôn tìm đến chúng đệ tử để an ủi và nói lên lời xin lỗi với chúng đệ tử, đó là điều mà rất khó có ở một vị Thầy. Ai cũng thường biện bạch, chống chế cho những cơn thịnh nộ của mình nhưng dễ mấy ai có lỗi mà biết nhận lỗi nhất là một khi mình đang ở một vị trí như Thầy?

Chúng đệ tử trong Chùa khi nói tới Thầy là luôn luôn nhớ tới cụm từ “giỏi con, giỏi con” nghìn năm vẫn một của Thầy trả lời khi gặp đám Đệ tử chúng tôi chào Thầy. Đến nổi khiến cho Dì Nguyên Như, trưởng tử của Thầy ở gần Thầy riết rồi cũng nhập tâm luôn, cho nên khi Dì nhờ chúng tôi làm điều chi Dì cũng mở miệng khen y chang Thầy rứa đó khiến chúng tôi phì cười, đúng là “gần đèn hèn chi mà sáng”, và cũng có lẽ nhờ lời khen ngồ ngộ đó mà chúng đệ tử làm việc không biết mệt và phải ráng cố gắng làm cho giỏi thiệt để khỏi thẹn lòng khi nhận lời khen đó từ Thầy.

Có lẽ điều mà ai ai cũng phải nhìn nhận là khi Thầy tổ chức một lễ lộc, một công việc Phật sự chi thì cho dù khó khăn mấy rồi cũng xuôi xuồng mát mái, mọi việc đều trôi chảy và hoàn tất một cách tốt đẹp nhất mà toàn thể đại gia đình Quảng Đức có thể có được. Chính chú Long Quân, chủ nhiệm báo Nhân Quyền cũng bảo với chúng tôi là vì nhờ Thầy trụ trì có cái “tâm” cho nên mọi chuyện đều có Chư Phật phù hộ độ trì cho hoàn thành tốt đẹp. Thật sự điều đó có lẽ đúng như tên pháp danh “Tâm Phương” của Thầy vậy!

Tất cả, tất cả…… những điều hiện hữu ở Thầy trụ trì khiến cho các đệ tử của Thầy mặc dù đôi lúc vừa làm vừa nước mắt ngắn, nước mắt dài….. nhưng luôn ngồi lắng lòng để rồi càng ngày càng thương kính Thầy nhiều hơn, hiểu Thầy nhiều hơn nữa …… Tôi biết chắc trong tâm khảm mỗi đệ tử của Thầy đều đã có câu trả lời xác đáng cho nên ròng rã 20 năm, một phần ba đời người trôi qua rồi mà các Bác, các Dì, các Anh chị em trong Chùa vẫn một lòng một dạ gắn bó cùng Thầy, hỗ trợ Thầy trong mọi công việc Phật sự rất miệt mài. Tất cả chẳng hề quản ngại khó khăn từ vật chất cho đến công sức để cùng Thầy trên vạn nẻo đường vất vả, gian truân hình thành một ngôi Chùa, một Tăng Xá, một Bảo Tháp Tứ Ân, trong mọi công việc từ thiện hay các công việc Phật sự khác nữa.

Để mô tả cho trọn vẹn bức tranh về Thầy trụ trì thì với một đệ tử mới vào Chùa như con đây thì chịu thua nhưng con cũng hy vọng là qua đôi dòng mộc mạc này, những điều mà con cảm nhận được trong những ngày tháng đến Chùa lạy Phật, tu học và làm công quả, sẽ giúp mọi người hiểu thêm về những phẩm hạnh cao quý của một vị Tỳ Kheo, vị Trưởng Tử của Như Lai, một vị khai sơn Tu Viện Quảng Đức tại thành phổ Melbourne, nơi mà hàng đệ tử chúng con đang nương tựa tu học.

Melbourne, Mùa An Cư Kiết Đông 2010

Quảng Hương

----o0o---
Vi tính: Thanh Phi - Thanh Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4912)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4935)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5362)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4804)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4105)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7341)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5925)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5340)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6087)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5243)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]