Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương VIII: Thế giới phương tây cực lạc

23/05/201319:51(Xem: 7799)
Chương VIII: Thế giới phương tây cực lạc


Bhutan có gì lạ?

Thích Như Điển

◄♣►

Chương VIII. Thế giới tây phương cực lạc

Sáng hôm 28 tháng 4 năm 2001 thì tôi đã bắt đầu khỏe và có thể lội bộ được. Do vậy mà tôi đã quyết tâm sẽ đi cùng đoàn. Vì hôm ấy sẽ gặp hai vị quan trọng trong Hội Đồng Cố Vấn của nhà Vua. Tất cả hai vị đều là Tăng Sĩ. Một vị để tóc tu theo phái có gia đình và một vị khác sống độc thân và đương kiêm Phó Tăng Thống của Bhutan.

Đường đi từ khách sạn Zangto Pelri đến Nyinzergang không khó lắm và cũng chẳng xa bao nhiêu. Độ chừng 15 phút lái xe là đến; nhưng phái đoàn chúng tôi phải đi bộ lên núi mất khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Dọc đường tôi thấy hôm đó có họp chợ ngoài trời. Mọi người ở thôn quê đem tất cả những sản phẩm trồng được ra đây bán. Thế là cả đoàn người đi ngoại giao của chúng tôi đều vui mừng. Mọi người ùa nhau xuống xe; kẻ chụp hình người quay phim, người trả giá để mua một món hàng nào đó. Không khí thật là vui. Khi mua xong ai cũng thử tính lại mấy đồng Đức Mã, thì giá cả chẳng là bao, rẻ hơn 10 lần tại Đức; nhưng có điều là cam không có nước; chuối chẳng ngọt mà còn bé tí teo nữa. Ngoài ra rau cỏ cũng ít xanh hơn những nơi khác tại Âu Châu. Để an ủi với nhau, mọi người nói rằng: Đây là miền núi mà! Thế rồi cũng qua đi.

Ông Thị Trưởng đã đón chúng tôi tại dưới chân cầu để đưa sang lên chùa trên đỉnh núi. Từ dưới chân núi đã thấy chùa; nhưng đi mãi mãi vẫn còn xa. Đâu đó hai bên đường đi bộ có những ruộng lúa đang chứa đầy nước. Thỉnh thoảng cũng có một ít ruộng trồng đậu và củ môn. Trông thật hữu tình. Cảnh ở đây đẹp quá. Dân chúng thì nhàn nhã. Mà con người lại an lạc hạnh phúc.

Chùa Cực Lạc

Dọc đường đi tôi có hỏi ông Thị Trưởng rằng :

- Tại làm sao ngày xưa các vị Đại Sư làm chùa xa và cao như vậy?

Ông ta trả lời rằng:

- Sở dĩ có điều đó, ở đây có 2 vấn đề. Vấn đề thứ nhất là các vị Đại Sư muốn xa lánh thế tục nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Điều thứ hai chỉ những kẻ có lòng mới lên tới chùa mà thôi. Còn những người thiếu nhân duyên thì không.

Đây là hai lý do chính. Còn những lý do phụ không phải là không có. Dọc đường đi có những vòi nước lạnh để cho khách hành hương hứng rửa mặt cho mát dạ, mát lòng. Hoặc giả rửa sạch mọi bợn nhơ trước khi vào cõi thanh tịnh.

Khi đến cửa thì chuông trống, tù và đã thổi lên để đón phái đoàn và tôi để ý thấy phía bên phải của cổng chùa cũng có hun khói thông như chùa hôm trước đã đón chúng tôi, là một nghi lễ để dành nghinh đón các bậc Đại Sư vậy.

Ngài Phó Tăng Thống đang chủ trì pháp hội Di Đà trong 21 ngày ở đây cũng đang có mặt để đón phái đoàn và chúng tôi cũng đã trao tịnh tài cúng dường cho chùa cũng như Tăng chúng. Ngài Phó Tăng Thống đã biết rất rõ về sự liên hệ giữa phái đoàn và Phật Giáo Bhutan qua việc Expo năm 2000 tại Hannover vừa qua.

Ngài Phó Tăng Thống Dorji Lopen

Trao tịnh tài cúng dường.

Hôm đó phái đoàn chúng tôi được ngồi ở ngoài trời, trước hiên chùa để đàm đạo. Vì bên trong đang có Pháp Hội. Ngài Phó Tăng Thống không nói tiếng Anh được; nên phải nhờ anh Kunzang thông dịch. Chúng tôi được biết Ngài là một trong sáu vị quan trọng trong Hội Đồng Cố vấn của Hoàng Gia Bhutan. Kế tiếp bên tay trái của chúng tôi là Ngài Khamsum Yuley Namgyel Chorten tu theo phái có gia đình và là Thầy của Vua. Ông ta đầu để tóc, mặc áo đỏ, đắp y trắng và pha nhiều màu khác nhau.

Chúng tôi gọi cuộc gặp gỡ nầy là Tương Kiến Quốc Sư đương triều. Đúng là một đại nhân duyên. Mà nhìn dung nghi của các Ngài cũng xứng với địa danh nầy quá; như những Ông Tiên thoát tục đang ở chốn Cực Lạc Tây Phương nầy.

Anh Kunzang thông dịch cho vị Phó Tăng Thống và Quốc Sư.

Hôm đó chúng tôi được đãi nước giải khát Coca-Cola hay Fanta được ướp lạnh. Vì trời hôm ấy rất nóng. Có lẽ chừng 30 độ C. Các Ngài đưa chúng tôi lên tầng một, rồi tầng hai, rồi tầng ba, rồi nhiều tầng nữa ở phía bên trên. Đi theo lối nhiễu Phật. Nghĩa là đi từ bên trái qua bên phải theo chiều xoay của kim đồng hồ. Mỗi một Pháp Hội như thế chư Tăng tụng kinh rất trang trọng. Lời kinh cao vút, chuông mõ, linh tang nhịp nhàng như nhắc lại mọi người phải mau tu kẻo trễ đấy. Mọi người cứ thế mà lễ bái và phát tâm cúng dường. Có lần tôi sắp để tiền lên bệ thờ thì thấy trên bàn ấy có để những lát thịt tươi chung với ngũ cốc để cúng Phật. Sau nầy hỏi ra mới biết vì chư Phật muốn độ sanh, phải hiện ra những hình thức khác nhau; cho nên nhu cầu cũng khác nhau vậy. Đa phần chư Tăng và Phật Tử Bhutan không ăn chay: nên cả phái đoàn chúng tôi đi đâu cũng dùng chay; nên họ phải hỏi đi hỏi lại rất kỹ, trước khi nấu cho đoàn một món gì để dùng.

Lên trên đỉnh chùa đáo mắt nhìn chung quanh toàn cảnh thì đúng rồi, đây là thế giới Tây Phương mà. Cảnh vật đẹp tuyệt vời, giống như trong kinh A Di Đà đã tả. Thế là phái đoàn của chúng tôi đã có cơ duyên về Tây Phương Cực Lạc tại Bhutan rồi đó. Ngài Phó Tăng Thống bảo rằng sau những Pháp Hội như thế, thì chư thiên có rải hoa cúng dường hoặc mưa hoa chúc mừng. Ai nghe cũng sinh tín tâm; nhưng chờ đến lúc ấy thì có lẽ còn phải cần nhiều ngày ở lại đây nữa mới được.

Ngài có cho biết rằng nơi đây cũng là trung tâm của vũ trụ. Vì lẽ từ Hy Mã Lạp Sơn nầy lời cầu nguyện sẽ được vang dội đi khắp nơi trong cõi Nam Diêm Phù Đề và nếu chúng sanh biết tu, bỏ dữ làm lành thì trước sau gì cũng sanh về thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Lúc đi xuống thì Ngài cáo từ để vào Pháp Hội trở lại ở tầng ba. Còn đoàn chúng tôi tiếp tục xuống phía dưới và Quốc Sư đã tiễn đưa chúng tôi ra tận đến ngõ.

Lúc xuống núi thì rất dễ dàng. Vì vậy cho nên mọi người đi như chạy. Dọc đường chúng tôi có gặp một số người từ Thimphu và Paro đến hành hương. Họ hỏi anh Kunzang có phải tôi là một vị Lạt Ma không ? Sau đó họ lần lượt đưa đầu và cúi thấp xuống để tôi lấy tay để lên đầu họ và làm lễ chúc phúc. Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng và Bhutan khi đi hành hương mà gặp được những vị Tăng Sĩ như thế là một điềm lành. Hôm đó họ về nhà sẽ kể cho vợ con họ, cho gia đình họ và cho xóm làng rằng họ đã gặp được những vị Lạt Ma. Đó là một niềm vui, một hạnh phúc lớn.

Quả thật mỗi dân tộc có một quan niệm khác nhau. Mặc dầu người Bhutan nghèo hơn các xứ khác tại Á Châu và Âu Châu; nhưng họ không khổ. Bằng chứng là không có một người đi xin ăn tại đất nước nầy. Họ không có trộm cướp và tà đạo. Như vậy toàn dân họ đã thực hiện đúng tinh thần ngũ giới nên họ mới được an lạc.

Theo luật định thì người Bhutan không được giết cá. Chẳng biết lý do tại sao ? Có lẽ vì xứ Bhutan hiếm cá; nhưng cũng có thể là một lý do nào khác nữa cũng nên. Nếu có ai đó bán cá thì người Ấn Độ chứ không phải là người Bhutan. Cũng hệt như thế, người Tây Tạng không giết những con trâu rừng để làm thịt. Chỉ có những người theo đạo Hồi mới làm việc đó mà thôi. Đây là lý do tôn giáo và cũng có lẽ thuộc truyền thống hay định kiến của một phong tục như vậy.

Tôi không biết người Ấn Độ bắt cá ở vùng nào để đem bán cho người Bhutan, chứ nhìn dưới nhiều dòng sông gần đó chẳng thấy bóng một con cá nào cả. Vì nước đây rất trong, không rong rêu và rất lạnh. Nước từ độ cao mới chảy xuống; nên chẳng có con cá nào dám sống tại đây. Nên đôi lúc cũng có những con sông có tên là dòng sông không có cá. Có lẽ người Ấn Độ khi định cư ở đây họ mang cá từ Ấn đến đây để bán cũng nên.

Không bán cá; nhưng ăn thịt những con trừu trông cũng rất là tội nghiệp. Tôi đã chứng kiến mấy lần trên đường đi và tại Thimphu. Họ xẻ thịt con trừu và phanh thây ra từng mảnh. Có nơi ăn không hết phải đem phơi khô dọc theo hai bên bờ tường. Trông mà tội nghiệp. Cách tốt nhất là không nên sát sanh và không nên ăn thịt chúng sanh để giữ gìn lòng từ bi đối với muôn loài.

Ngày nay nhờ những dịch của bò và heo, gà tại Âu Châu; nên có rất nhiều người không còn muốn ăn thịt nữa. Vì sợ lây bệnh. Ở xứ Đức nầy nghe đâu có khoảng 3 triệu người không ăn thịt, mà chỉ ăn toàn là rau cải, đậu nành. Cho nên Phật Giáo Việt Nam chúng ta khi giới thiệu về thức ăn chay trong hoàn cảnh nầy thì người Đức rất hoan hỷ và chấp nhận một cách dễ dàng.

Chúng tôi rời chùa Di Đà hay nói đúng hơn là thế giới Tây Phương Cực Lạc trong luyến tiếc ngậm ngùi. Vì ở đây lòng người hòa chung với cảnh vật đẹp quá, mà có lẽ trong trần gian nầy những nơi mà tôi đã tới chưa có cảnh nào bằng. Không biết bao giờ tôi mới trở lại đây nữa; nhưng dầu cho ở đâu trong kiếp nhân sinh nào đi chăng nữa tôi cũng sẽ không quên khung cảnh hôm ấy đã gặp gỡ Quốc Sư đương triều và vị Phó Tăng Thống của Phật Giáo Bhutan tại chùa Di Đà nầy vậy.

Lẽ ra sau khi dùng cơm trưa xong tại khách sạn là chúng tôi phải đi về lại Paro để ngày 30 tháng 4 chúng tôi về lại Đức và Âu Châu; nhưng trong đoàn ai cũng mệt; nên muốn ở lại đây thêm một ngày nữa. Nói cho đúng, chỉ một buổi chiều và một đêm nữa thôi. Sau khi anh Kunzang gọi về Thimphu thì Bộ Ngoại Giao đồng ý.

Chiều hôm 28 đó chúng tôi nghỉ ngơi; một số đi dạo và một số khác đi chợ. Đến 16 giờ chiều thì có Thầy của 2 Thầy Gap và Dorji đến thăm phái đoàn cũng như giảng pháp. Hôm đó Hòa Thượng nói về cách ngồi Thiền và phương pháp tu của Ngài Quán Thế Âm. Ngài nói tiếng Tây Tạng và tiếng Bhutan. Hai Thầy kia dịch ra tiếng Anh và Thầy Thông Trí dịch ra tiếng Việt. Đại để thì kinh văn ở đâu cũng giống nhau. Chỉ có cách hành trì của người Phật Tử mới là điều quan trọng.

Đêm hôm đó chúng tôi ngủ một giấc ngon lành để chờ cho sáng sớm hôm sau ngày 29 tháng 4 năm 2001 thì xe chở về Paro để chuẩn bị về Âu Châu. Trên đường đi có ghé thăm một Tu Viện của nữ giới Bhutan. Đó là đề nghị của Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm. Do vậy mà phái đoàn cũng ghé vào; nhưng sau khi vào đây rồi, ai cũng tỏ ra thất vọng; nhất là những nhân viên chính phủ. Vì lẽ trong chương trình thăm viếng không có Ni Viện nầy.

Họ sống không có tổ chức như bên Tu Viện của chư Tăng. Đặc biệt là không sạch sẽ. Lẽ ra bên Ni phải chu đáo vấn đề nầy mới phải; nhưng ở đây thì ngược lại. Khi vào chánh điện quá âm u và Sư Mẫu già mệt nên không tiếp. Sư Mẫu là vợ của một Lạt Ma đã viên tịch, mà vị nầy có công gây dựng lại truyền thống của Ni giới; nên đa phần người nữ đều nương tựa nơi đây; nhưng thực ra chẳng hoặc chưa có một tổ chức nào cả cho Ni giới ở xứ nầy. Ngay cả Phật Giáo Tây Tạng cho đến ngày nay vẫn còn một khoảng không rất to tướng về trường hợp nầy. So ra như vậy để thấy rằng Ni giới Việt Nam, Đại Hàn, Trung Quốc và Nhật Bản là những nơi được giới luật bảo vệ một cách rõ ràng. Đó là một phước duyên vậy. Chỉ thăm ngắn thôi; nhưng cuối cùng Sư Mẫu cũng ra tiếp phái đoàn; nhiều người trong chúng tôi cũng tỏ ra thất vọng; nên muốn hối hả về Paro cho rồi.

Đến Paro lúc quá trưa và khách sạn Olathang là một khách sạn đẹp cho nên mọi người tương đối hài lòng. Nghỉ ngơi một chút, chiều ngày 29.4 ấy chúng tôi đã đi thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia và nơi Ngài Liên Hoa Sanh phi thân qua xứ khác.

Khi Thượng Tọa Thích Quảng Bình thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia xong Thầy phát biểu rằng nước Việt Nam mình xưng là mấy ngàn năm văn hiến và Phật Giáo Việt Nam cũng đã có mặt gần 2000 năm trên quê hương ấy; nhưng chưa có một công trình nào như thế nầy cả, quả là đáng buồn và cũng nên xét lại những việc Phật sự của chúng ta.

Lời nói ấy không sai chút nào. Vì chúng ta có ra đi như thế chúng ta mới có cơ hội để so sánh và học hỏi lẫn nhau. Một đất nước như Bhutan, chỉ có gần một triệu dân; diện tích chỉ 47.000 cây số vuông; nghĩa là về dân số bằng một phần tám mươi (1/80); về diện tích bằng một phần tám (1/8); thế mà họ vẫn còn giữ nguyên vẹn những bản kinh văn của Ngài Long Thọ, Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân từ mấy chục thế kỷ trước. Tuy rằng họ lập quốc chưa đến một ngàn năm. Còn nước ta bảo quản được gì ? Xin suy nghĩ lại.

Ngay cả nước Đức nầy cũng chỉ gần 900 năm; nước Mỹ và nước Úc cũng chỉ 200 năm; nghĩa là họ còn có sau văn chương truyện Kiều khi Nguyễn Du dịch thành thơ lục bát nữa. Lúc ấy đã là một tuyệt tác rồi; nhưng bây giờ ngoảnh mặt lại thì họ đã chạy đàng trước ta, chứ không còn đi sau ta nữa.

Trong Viện Bảo Tàng Quốc Gia nầy đa phần tàng chứa những bức tranh Phật và những tượng Phật cũ. Sau đó là những dụng cụ dân dụng hay các con thú hiếm hoi của Bhutan. Ngoài ra họ cũng còn bảo lưu những cây cỏ rất quý giá của xứ nầy. Ông Giám Đốc Viện Bảo Tàng là một Tiến Sĩ, tốt nghiệp tại Anh quốc, tiếng Anh rất trôi chảy, vừa giới thiệu cho đoàn chúng tôi những bức tranh và đồng thời cũng vừa hãnh diện cho nền văn hóa nghệ thuật của họ.

Viện Bảo Tàng nầy nằm tại Paro, cách phi trường không xa mấy. Trước đây là một pháo đài được xây dựng lên để chống lại người Tây Tạng. Đặc biệt người Bhutan rất ghét người Tây Tạng, Vì Tây Tạng đã 3 lần xâm lăng Bhutan và 3 lần đều thất bại. Do vậy cái gì không vừa ý hoặc xấu nhất thì họ bảo: sao mà giống Tây Tạng quá vậy. Ngay cả bây giờ họ vẫn còn xử dụng tiếng Tây Tạng khi tụng kinh, đọc chú; nhưng những đau đớn của quá khứ họ vẫn chưa quên được. Trong trường hợp nầy có lẽ cũng không đi ra ngoài luật nhân quả như Trung Quốc và Việt Nam. Trong khi Trung Quốc đi xâm chiếm các nước khác thì Mông Cổ đem quân sang chiếm Trung Hoa. Trong khi Việt Nam đã thôn tính một dân tộc Chàm và các dân tộc lân cận thì Trung Quốc đem quân thôn tính Việt Nam. Đúng là nhân nào quả nấy vậy. Chỉ có những dân tộc bị thôn tính là mất mát mà thôi.

Ở thế kỷ thứ 21 nầy việc đi chiếm giữ thuộc địa không còn bành trướng nữa. Chỉ có quốc gia nào mạnh về kinh tế và ngoại giao thì quốc gia ấy sẽ nắm vai trò chỉ đạo. Ngay cả mạnh về quân sự trong hiện tại cũng không giúp ích gì cho quốc gia. Bằng chứng là trong hiện tại có nhiều nước không có Bộ Quốc Phòng

Sau khi thăm Viện Bảo Tàng Quốc Gia rồi, phái đoàn chúng tôi đến thăm một ngọn núi mà nơi đó tương truyền rằng Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) đã phi thân từ đây sang Tây Tạng và Sikkim để truyền bá Đạo Phật và sau đây là một chút lịch sử về Ngài.

Nơi Ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) phi thân.

Ngài còn có tên là Guru Rimpoche, cũng còn được gọi là một Đạo Sư tôn quý và Ugyen Rimpoche. Padma tiếng Sanskrit có nghĩa là hoa sen và bắt nguồn từ tiếng Tây Tạng. Tiếng Bhutan gọi là Pema; sambhava nghĩa là sanh ra từ. Ngài có một lịch sử rõ ràng sinh ra trong thế kỷ thứ 8 và sự sinh ra của Ngài đã được Đức Thích Ca Mâu Ni tiên đoán. Ông ta cũng được xem như là Đức Phật thứ hai, có năng lực siêu phàm cũng như trí tuệ.

Hình ảnh của Ngài rất quan trọng đối với Phật Giáo Bhutan. Ngài để lại dấu ấn về hình của Ngài trên đá gần thung lũng Choskhoz tại Bamtlang. Khi ngôi chùa Kurjey Lhakhang được xây dựng thì hình ảnh của Guru Rimpoche cũng còn tồn tại nơi đây. Những tượng mà đang được thờ tại Bhutan là những tượng mà Ngài đã sang Bhutan từ năm 746 Tây lịch.

Ngài sinh ra tại Uddiyana nằm ở thung lũng Swat, bây giờ thuộc Pakistan. Ngài cũng đã dùng thần lực để đến nhiều lần tại Tây Tạng, Népal, Bhutan, ngồi thiền trongnhiều hang động, mà nơi nào Ngài đã ở, nơi đó có rất nhiều lực gia trì. Với tiểu sử của Ngài cũng giống như người bình thường, không là một Đạo Sư; nhưng qua việc tu luyện cũng như đời sống của Ngài mà người ta gọi Ngài là một Đạo Sư.

Được biết rằng Ngài sinh ra lúc 8 tuổi trong một hoa sen xanh tại hồ Danakosha ở Uddiyana và được nhận làm con nuôi của vua Indrabodhi. Sau đó Ngài sống trong vương tộc cũng như được huấn luyện và xuất gia với Ngài Prabhahasti ở động Maratriha gần làng Harische ở miền Đông Népal. Cũng có nghĩa là Shakya Senge (Sư Tử dòng học Thích). Với thể thức nầy Ngài Padmasambhava được dự đoán bởi Đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni.

Sau khi đã học về Kim Cang Thừa của những vị Đạo Sư người Ấn Độ, Ngài đã có đầy đủ năng lực và được xem như là một vị Thánh. Ngài cũng đã kết hôn với Mandarava công chúa con vua Zahor thuộc Pradesh của Ấn Độ. Với ảnh hưởng của nhà vua cũng như năng lực của Ngài mà biến hoàng tộc ấy thành Phật Giáo. Nên gọi Ngài là Padmasambhava.

Khi Ngài đến Bhutan lần thứ hai và thăm viếng Singye Dzong ở Kurtoe cũng như Taktshang ở Paro; Ngài biến thành Dorji Drahpo. Ngài đã chinh phục tất cả mọi người bằng trí tuệ siêu việt và cũng là người đã bảo hộ Phật Giáo, làm cho Phật Giáo được trở lại như lúc khởi nguyên. Nên người ta tôn kính Ngài là một Guru Rimpoche.

Lịch sử của Ngài là như vậy và trên thực tế người Bhutan, Tây Tạng cũng như Népal tôn kính Ngài như một vị Thánh vậy. Khi phái đoàn đến Taktshang ở Paro thì chỉ đứng phía dưới chân núi mà nhìn, chứ chẳng ai còn sức lực để có thể băng qua đồi núi để đi lên trên đỉnh kia được; nơi có ghi lại hình ảnh của Ngài mà bao nhiêu người đều muốn đến. Cũng đã có không biết bao nhiêu ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi nầy.

Mấy ngày sau đó còn ở lại có một số vị lại đến đây một lần nữa. Đi len lỏi vào những hẻm núi đá cheo leo và lọt vào một động đá nơi có người tu kín, vượt qua bên đỉnh cao để cúng dường xây dựng một ngôi chùa, chứ hình ảnh in sâu trên đá của Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava) thì không một ai thấy được. Có thể là nhân duyên chưa đến chăng ?

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 2001 chúng tôi được hướng dẫn đi thăm một Tu Viện rất nổi tiếng tên là Rinpung Dzong; nơi mà phim Little Buddha đã mượn để đóng và trình chiếu khắp nơi tại Âu Mỹ về sự tái sanh của một chú bé người Mỹ theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng. Phim nầy được đến 5 giải Oscar và tôi cũng đã có dịp xem phim nầy tại rạp chiếu phim ở Đức trong 2 năm về trước. Sau nầy thì phim Little Buddha cũng được trình chiếu trên truyền hình nữa. Trong khi đó thì anh Kunzang đi lo vé máy bay để chiều đó 11 vị về lại Bangkok, ngày sau về lại Âu Châu.

Tu Viện Rimpung Dzong nơi đóng phim Little Buddha.

Phái đoàn chúng tôi được vào bên trong Tu Viện và tại đây cũng có rất nhiều khách du lịch đến từ tứ xứ, đặc biệt là người Bhutan. Nơi đây nổi danh nhờ lâu đời và cũng là trụ sở của vị Tỉnh Trưởng Paro đang đóng trong Tu Viện nầy nữa. Không biết trong tâm niệm của người Bhutan họ nghĩ gì, chứ đời sống hằng ngày của họ luôn luôn gắn bó với Tu Viện và Tăng Sĩ. Ăn, ở, làm việc, học hành tất cả đều không xa rời quần chúng.

Vào bên trong thấy rất đẹp và khi hình dung lại phim Little Buddha thì đúng là nơi đây rồi. Nơi mà một vị Đạo Sư trước khi viên tịch có để lại những dấu ấn khả tin. Nơi mà một tâm thức đã phân ra làm 3 để đi đầu thai, trong đó có một chú bé người Mỹ. Nơi mà người cha của chú bé ấy đã theo con mình đi đến đây và đây cũng là nơi mà chú bé người Mỹ ấy đã nhận ra những vật nào thuộc về tiền kiếp của mình.

Tu Viện nầy lâu đời lắm. Có lẽ cũng gần 700 năm. Trước đây có lẽ là một kinh thành, xây lên để chống ngoại xâm. Vì vậy cho nên chung quanh Tu Viện được đào hố sâu, có nước ngăn chia giữa đất liền và thành. Thông qua Tu Viện là những cây cầu quây có thể kéo lên được, khi thấy rằng địch quân sắp chiếm Tu Viện và trong ấy an toàn ở lại thủ thành. Đa phần các chiến trận ngày xưa đều bày ra như thế; nhưng so với bây giờ thì hoàn toàn khác xa. Người đời nay xem họ thấy tuy công phu đấy; nhưng đã qua đi và đã vang bóng một thời là vậy.

Từ dưới chân Tu Viện

Chúng tôi vào chánh điện để tụng kinh và cúng dường, sau đó gặp vị Sư Trụ Trì cho nên chúng tôi được hướng dẫn đến một nơi trang nghiêm khác để tụng kinh cầu nguyện. Sau khi tụng kinh xong, lần nầy chúng tôi gặp vị Tỉnh Trưởng và ông ta có ý mời chúng tôi ở lại dùng trà; nhưng trưa hôm đó phái đoàn chúng tôi lại có dịp gặp ông ta tại khách sạn để dùng cơm chung; nên chúng tôi đã cáo từ.

Khi ra về mọi người phát hiện hai bên bờ mương nước ở gần Tu Viện có rau xà-lách-son mọc đầy dẫy mà người Bhutan chẳng biết dùng; nên đây là một nơi đã được quý Sư Bà, Sư Cô để mắt tới và những ngày sau nầy đã đến đó để hái và mang về lại khách sạn luộc lên hay nấu canh, ăn uống một cách ngon lành mà người Bhutan cũng phải làm theo.

Sau khi ở phi trường về thì anh Kunzang báo tin cho phái đoàn hay là máy bay bị trục trặc không bay chiều hôm nay được và đành phải chờ sửa xong mới đi. Lúc ấy tất cả những người trong đoàn của chúng tôi chẳng ai vui; chỉ trừ 6 vị còn phải ở lại chờ đến ngày 3 tháng 5 mới đi là vui hơn cả. Vì cùng về chung một chuyến.

Chúng tôi hỏi anh ta máy bay sửa bao giờ thì xong? và tại sao chúng tôi không đi được những chuyến khác ? v.v... lúc ấy Kunzang cũng chỉ trả lời những gì có thể trả lời được thôi; chứ tất cả đều nằm trong vòng chờ đợi và chờ đợi.

---- ♣----

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2018(Xem: 6364)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
06/07/2018(Xem: 8528)
MC Lâm Ánh Ngọc về Phật Quang "Tung cánh yêu thương" PV: Trần Nga (PD Tâm Trụ) Hàng năm, khóa sinh tại khóa hè Thiền tôn Phật Quang thường được gặp gỡ những khách mời là nghệ sĩ nổi tiếng có đời sống lành mạnh, nhiều cống hiến cho xã hội. Năm nay, các em vừa có buổi giao lưu vui tươi cùng MC Lâm Ánh Ngọc, ca sĩ Đào Ngọc Sang, ca sĩ Thanh Long với chủ đề “Tung cánh yêu thương”. MC Lâm Ánh Ngọc chia sẻ, mong muốn của mình là giúp trẻ sống có trách nhiệm, từ bỏ thói quen xấu, dần hoàn thiện mình, trước là đền đáp công ơn cha mẹ, sau là góp sức dựng xây cuộc đời. Bản thân cô trước đây đã từng chông chênh trắc trở, nhưng rồi có duyên lành tham dự những khóa tu thế này, cô như chợt gặp được lẽ sống cho cuộc đời mình một hướng đi cao thượng hơn. Vì thế, cô mong muốn chia sẻ với các bạn trẻ để các em vững vàng niềm tin mà sống thiện, dù đời nhiều cay đắng, thử thách thế nào cũng phải kiên định không thay đổi. Như thế, rồi các em sẽ cảm nhận được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.
05/07/2018(Xem: 10430)
Đối diện & quan sát cơn nóng giận Này bạn! Khi bạn tức giận, hãy nhìn thẳng cái tâm đó. Cái tâm đó như một đứa trẻ con, đừng đánh nó! “Kể cho tôi xem tại sao bạn tức giận thế?”.
04/07/2018(Xem: 11764)
Đừng hiểu lầm câu: ''Phật Tại Tâm'' Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý. Thật sự thì đây chỉ là lí do cho sự lười tu chứ chả phải Phật tại tâm nào ở đây cả ! - Câu "Phật tại tâm" không sai, bản thân câu này đã nói lên toàn bộ giáo lý kinh điển của nhà Phật. Tâm chúng ta vốn dĩ đã có Phật rồi hay còn gọi là Phật tánh. Đức Bổn Sư Thích Ca từng nói "ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành" để chỉ cho việc mỗi người trong chúng ta đã là một vị Phật, chỉ cần tinh tấn tu hành rồi sẽ có ngày đạt đượ c Phật quả. Chính vì vậy nên thay vì đi tìm cầu một ông Phật bên ngoài thì hãy quay trở lại cái tâm của mình.
20/06/2018(Xem: 7413)
Chân lý không phải là điều cao xa mà nằm ngay trong đời thường, trong những điều giản đơn. Và chân lý giải thoát cũng vậy, cũng nằm ngay những hành động việc làm đời thường giản dị.
19/06/2018(Xem: 6428)
WESTMINSTER, Calif. (VB) – Một buổi sinh hoạt Có Mặt Cho Nhau đã thực hiện hôm Thứ Bảy ngày 2 tháng 6/2018 tại Viet Bao Gallery ở thành phố Westminster đã hoàn mãn với nhiều kết quả tốt đẹp. Buổi sinh hoạt với nhiều chủ đề -- “để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung” -- đã gợi ra nhiều suy nghĩ cho có thể là những hướng đi hoạt động tương lai của những người quan tâm về hoạt động Phật pháp.
17/06/2018(Xem: 6020)
Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luận và quan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?
17/06/2018(Xem: 7464)
Thông thường phải có việc gì vui thì người ta mới cười, nhưng có những lúc vì nể nhau mà cười, vì lấy lòng người khác mà gượng cười, có khi vì khinh người mà cười cho là người dở, có lúc thấy mình tài giỏi mà cười cứ cho mình hay...Cái cười có muôn màu muôn vẻ, nhưng ngẫm lại cũng chỉ có hai dạng là tự vui với chính mình và vui với niềm vui cùng người khác mà thôi.
15/06/2018(Xem: 5714)
Người ta thường nghĩ – muốn có hạnh phúc cần có tiền; nhưng đôi khi có nhiều tiền đưa đến tan vỡ hạnh phúc với nhiều lý do – ông bà thường nói –“giàu đổi bạn, sang đổi vợ”. Người lãng mạn họ nghĩ chỉ cần “một túp lều tranh 2 quả tim vàng”, thực ra túp lều tranh của thời đại cày sâu cuốc bẩm không còn thích hợp với thời đại @ ngày nay. Cái nghèo đôi khi cũng tạo sự đổ vỡ nhiều cho gia đình.
15/06/2018(Xem: 8173)
Đó là danh hiệu đồng đội tặng cho Anh mỗi khi tập trung cùng Đội Tuyển Quốc Gia Ý thi đấu quốc tế ,đặc biệt ở những kỳ World Cup ,và Anh thường được tín nhiệm giao đeo băng đội trưởng . Người có “tóc đuôi ngựa thần thánh”,vào những thời kỳ đỉnh cao phong độ ,Anh được người hâm mộ và báo giới ca ngợi và so sánh bằng một công thức :Pele+Maradona=Baggio . Vâng ! Người đó chính là ROBERTO BAGGIO . 56 lần khoát áo đội tuyển quốc gia Ý, với 27 bàn thắng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]