Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người chưa quen biết

08/04/201311:43(Xem: 8108)
Người chưa quen biết


Phat Thich Ca_4
blank
Người chưa quen biết

Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn,
nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì.
Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói:
- Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa.
Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi:
- Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
Thiền sư Trí Nhàn cũng mỉm cười bảo:
- Nhất định còn sót, con hãy tiếp tục tìm hiểu làm quen đi.
Ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, nói chắc chắn:
- Tất cả tăng lữ trong chùa con đều biết cả rồi, giờ con muốn có việc làm.
Thiền sư Trí nhàn vẫn mỉm cười nói:
- Còn một người con vẫn chưa nhận biết, hơn nữa, người ấy lại vô cùng quan trọng với con.

Tiểu hòa thượng rời khỏi phòng thiền của thiền sư, lại đi tìm từng phòng, hỏi từng người ... 
Nhiều ngày trôi qua, tiểu hòa thượng vẫn không biết mình bỏ sót ai. Một hôm, anh ta đến bên miệng giếng, 
chợt nhìn thấy hình bóng của mình và tỉnh ngộ, vội chạy ngay đi gặp thiền sư Trí Nhàn...

Bình: Tuy quen mà lạ, tuy lạ mà quen. Lạ, quen tại mình *:) happy.
NGƯỜI CHƯA QUEN BIẾT Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn:- Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì.Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói:- Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa.Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi:- Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?Thiền sư Trí Nhàn cũng mỉm cười bảo:- Nhất định còn sót, con hãy tiếp tục tìm hiểu làm quen đi.Ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, nói chắc chắn:- Tất cả tăng lữ trong chùa con đều biết cả rồi, giờ con muốn có việc làm.Thiền sư Trí nhàn vẫn mỉm cười nói:- Còn một người con vẫn chưa nhận biết, hơn nữa, người ấy lại vô cùng quan trọng với con.Tiểu hòa thượng rời khỏi phòng thiền của thiền sư, lại đi tìm từng phòng, hỏi từng người ... Nhiều ngày trôi qua, tiểu hòa thượng vẫn không biết mình bỏ sót ai. Một hôm, anh ta đến bên miệng giếng, chợt nhìn thấy hình bóng của mình và tỉnh ngộ, vội chạy ngay đi gặp thiền sư Trí Nhàn...Bình : TUY XA MÀ GẦN, TUY GẦN MÀ XA. XA GẦN BỞI DO TA. (*___*)
Bát nước

Có một người giàu và một người nghèo cùng tranh luận thế nào là hạnh phúc.

Người nghèo nói: - Hạnh phúc chính là hiện tại.

Người giàu nhìn người nghèo ăn bận quần áo cũ rách, ở trong chòi tranh lụp xụp, nói giọng khinh miệt:

- Vậy mà ngươi có thể gọi là hạnh phúc? Hạnh phúc của ta là tòa nhà trăm gian lộng lẫy
nguy nga, là nô bộc cả ngàn người!

Cuộc đời biến đổi vô thường, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi tòa nhà trăm gian của người giàu,
rồi tất cả nô bộc đều bỏ đi, người giàu chỉ trong một đêm biến thành kẻ ăn mày.

Người ăn mày lang thang xin ăn giữa trời nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại, 
đi ngang qua chòi tranh của người nghèo, muốn xin nước uống. Người nghèo bưng ra một 
bát nước trong, hỏi: - Thế bây giờ ông cho rằng cái gì là hạnh phúc ?

Người ăn mày đáp:

- Hạnh phúc chính là bát nước ở trong tay ông lúc này đây...
Tâm Ngôn
BÁT NƯỚC Có một người giàu và một người nghèo cùng tranh luận thế nào là hạnh phúc.Người nghèo nói:- Hạnh phúc chính là hiện tại.Người giàu nhìn người nghèo ăn bận quần áo cũ rách, ở trong chòi tranh lụp xụp, nói giọng khinh miệt:- Vậy mà ngươi có thể gọi là hạnh phúc? Hạnh phúc của ta là tòa nhà trăm gian lộng lẫy nguy nga, là nô bộc cả ngàn người!Cuộc đời biến đổi vô thường, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi tòa nhà trăm gian của người giàu, rồi tất cả nô bộc đều bỏ đi, người giàu chỉ trong một đêm biến thành kẻ ăn mày.Người ăn mày lang thang xin ăn giữa trời nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại, đi ngang qua chòi tranh của người nghèo, muốn xin nước uống. Người nghèo bưng ra một bát nước trong, hỏi:- Thế bây giờ ông cho rằng cái gì là hạnh phúc?Người ăn mày đáp:- Hạnh phúc chính là bát nước ở trong tay ông lúc này đây... (*___*)
VỪA... 

Vừa sâu đậm, vừa mỏng manh
Đó là tình cảm nhân sanh ở đời
Vừa rộng rãi, vừa hẹp hòi
Là con tim của bao người, của ta.

Trông gần rồi cũng nhìn xa
Là đôi mắt lúc mặn mà, dửng dưng
Vừa nhỏ nhiệm, vừa bao dung
Từ nơi ý niệm riêng, chung đổi dời,

Khi nằng nặng, lúc nhẹ hời
Ấy là thái độ giữa người với nhau.
Vừa đẹp đẽ, vừa..'' xấu đau ''
Chỗ lòng hoan hỉ, nơi câu tỵ hiềm

Vừa mạnh mẽ, vừa êm đềm
Khi lời ai nhuốm nỗi niềm giận, thương.
Vừa trân quí, vừa xem thường
Là câu nhân nghĩa thuở buồn, lúc vui.

Vừa hạnh phúc, vừa ngậm ngùi
Là tình yêu đó muôn đời biến thiên..
Khi hữu hạnh, lúc vô duyên
Là đường tu Đạo khi lên, lúc lùi

Thế gian đủ chuyện khóc, cười
Hơn, thua, vinh nhục ngàn đời tiếp nhau... 


Thích Tánh Tuệ

Sống thì có muôn ngàn
cách sống
Nói thì có muôn vạn
lời hay ý đẹp.
Nhưng đôi khi.. 
đẹp nhất lại là
không nói một lời nào cả.!..
 *:) happy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2012(Xem: 8290)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
25/10/2012(Xem: 8299)
Phương pháp thiền Vipassana là một phương pháp đơn giản và thực tiễn để đạt được an lạc thực sự cho tâm hồn và đưa đến một cuộc sống hạnh phúc và có ích. Vipassana có nghĩa là “nhìn thấy sự việc đúng như thật”. Đây là một tiến trình hợp lý để thanh lọc tâm bằng cách tự quan sát. Phương pháp thiền cổ truyền này đã được Đức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm trước tại Ấn Độ như một phương thuốc chữa căn bệnh khổ chung cho tất cả, không mang tính tôn giáo hay tông phái.
24/10/2012(Xem: 6576)
Buổi sinh hoạt đạo tràng hôm nay quý thầy sẽ cho quý Phật tử một bài tập để tu học, bài tập này có tựa là “Tập nghĩ tốt cho người”. Đây là một bài tập phải trui luyện suốt năm. Tại sao chúng ta phải tập nghĩ tốt cho người? Vì người ta thường có thói quen thấy cái xấu mà ít thấy cái tốt của người. Nhất là khi đã có thành kiến với ai thì lại càng cố nhìn những cái xấu của người nhiều hơn, và khi đã ghét ai thì đến cái cửa, cái cổng cũng ghét luôn, nên người biết tu rồi thì phải tập nghĩ đến cái tốt của người khác.
22/10/2012(Xem: 6490)
Sau khoá sám hối và toạ thiền buổi tối mùng 1 tháng 2 chùa Ba vàng trở nên tĩnh lặng. Bỗng xuất hiện một xe ô tô cấp cứu, trên xe là một chú bé có hình dạng mặt thật là ghê sợ, mặt chú lồi về phía trước như một quả bòng, 2 mắt cũng lồi lấm lét ở cuối đuôi mắt, gần 2 thái dương
21/10/2012(Xem: 5473)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8146)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6273)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8530)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 7806)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]