Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. SỐ MẠNG NGHIỆP BÁO ÐỒNG HAY KHÁC

21/05/201311:51(Xem: 6336)
IV. SỐ MẠNG NGHIỆP BÁO ÐỒNG HAY KHÁC

HÉ MỞ CỬA GIẢI THOÁT

Thiền Sư Thích Thanh Từ

--- o0o ---

IV

SỐ MẠNG NGHIỆP BÁO

ÐỒNG HAY KHÁC

Sự có mặt con người ở thế gian nầy, trọn một đời từng trải qua những cuộc thành bại, thạnh suy, nhục vinh, vui khổ... dường như có sự an bài đâu sẵn. Cái gì an bài đời sống con người? Nhà nho gọi là số mạng hay thiện mạng. Họ cho rằng con người sinh ra mỗi mỗi đều do số định sẵn, hoặc trời sắp đặt cho. Như câu “Nhơn nguyện như thử thiên lý vị nhiên” (Người mong như thế, lẽ trời chưa vậy). Hoặc nói: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt) chỉ do số trời đã định không ai thoát ra ngoài được. Nhà Phật nói là nghiệp báo. Tất cả chúng ta có mặt trong vũ trụ đều do nghiệp trước tạo nên, phải chịu quả báo hiện nay. Hai bên đều thừa nhận có cái sẳn từ đời trước quyết định cho cuộc sống hiện tại. Vậy hai thuyết này đồng hay khác?

ÐỒNG

Ðứng về mặt sẵn có, hai bên đều thừa nhận như nhau. Con người sinh ra không phải bổng dưng mà có, đều mang sẵn cái quá khứ còn lưu lại. Vì thế, có kẻ sinh đã sẵn sàng cho một cuộc sống cả sung túc, có người sinh ra gặp lầm than nghiệt ngã. Tại họ chọn lựa chăng? Hẳn là không. tại sao có sự bất công tàn nhẫn ngay từ buổi đầu như thế? Nho nói: “Số trước đã định”; Phật nói: “Nghiệp trước gây nên” cả hai thừa nhận có cái sẵn từ trước. Song một bên nói số, một bên nói nghiệp, không đồng nhau.

KHÁC

1- Nguyên nhân:

Nói số định hay trời định cũng tương tợ. Số do ai đặt ra, hẳn là trời hay đấng thiêng liêng tối thượng nào đó. Ðã do trời định sẵn sự có mặt của ta; ta là công cụ của Ngài, trọn một đời ta phải hành động theo cái khuôn định sẵn ấy. Quả thật đời sống của ta không có giá trị gì hết. Nếu số định cho ta vui thì ta được vui, số định cho ta khổ thì ta phải khổ. Ta khó bề thoát khỏi số phận ấy. Số hay trời định cho thân phận ta, mà thật tình ta không biết gì về cái tột cùng ấy hết. Thật là gởi gấm thân phận mình cho một cái viễn vông mơ hồ.

Nói nghiệp báo nếu có mặt trên thế gian này để đền trả. Nghiệp từ đâu có? Nghiệp do những tâm tư hành động của mình từ đời trước gây ra. Nếu đời trước hành động thiện nhiều thì đời nay ta sinh ra gặp hoàn toàn cảnh tốt, mọiviệc như ý. Nếu đời trước hành động ác thì đời nầy sinh ra trong hoàn cảnh xấu xa bất như ý. Thế là hiện nay ta sinh ra trong hoàn cảnh tốt hay xấu đều do hành động tốt xấu ta từ đời trước chiêu cảm. Ta là chủ nhân sắp đặt lấy cuộc sống hiện tại cho mình. Quyền tối thượng định đoạt là ở chúng ta, không ai khác. Kinh Nhơn Quả nói: “Muốn biết nhơn đời trước. Chỉ xem quả hiện tại đang thọ; muốn biết đời sau, chỉ biết nhơn gây tạo trong đời này” (dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giã thị; yếu tri hậu thế quả, kim sanh tác giả thị).

2- Xuất phát:

Mọi khổ vui con người do số định sẵn, con người phải chấp nhận số phận của mình, gặp hoàn cảnh nào cam chịu trong hoàn cảnh đó. Nếu người gặp cảnh khắc nghiệt quá, chịu không nỗi họ đâm ra oán trời đất. Họ cho rằng trời đất đã chơi xấu với họ, đầy ải họ, xử nghiệt ngã với họ. Họ sống trong oán trách hận phiền. Khổ vui do nghiệp chúng ta gây nên, dù gặp hoàn cảnh nào, chúng ta cũng can đảm nhận chịu, không than thở oán trách ai, mọi việc tại sự ngu khờ vụng dại của ta trước kia gây ra. Ta phải vui vẻ nhận chịu chỉ cần khôn ngoan đừng tiếp tục sự ngu khờ như trước nữa. Ta làm ta chịu, nhận lấy trọng trách của mình. Không ai để chúng ta van xin, không ai để chúng ta oán trách, can đảm nhận lấy trách nhiệm, vui vẻ để trả món nợ tiền khiên.

3- Cảm thọ:

Số đã định thì chúng ta bất lực, làm sao đổi được số. Nhất là số trời còn ai can thiệp vào. Trời đã định như vậy, chúng ta phải chịu như vậy người biết an phận không dám trái lòng trời.

Nghiệp thì biến chuyển, bởi vì nghiệp do hành động mà có, khi xưa ta hành động theo ngu tối nên chiêu cảm quả khổ, nay đổi lại ta hành động theo tâm hồn trong sáng thì quả khổ cũng suy giảm. Như trước đã xử sự xấu với ta một người, gây ra sự buồn phiền hờn giận, nay ta hối cải xử sự tốt với bạn, sự hờn giận trước dần dần suy giảm. Hành động luôn luôn thay đổi, nghiệp cũng theo đó mà đổi thay. Nói nghiệp không phải cái cố định cứng ngắc, mà chuyển biến linh hoạt tùy theo tâm tư và hành động của con người, vì thế nếu trong hiện tại chúng ta cảm thọ cảnh vui hay khổ biết do nghiệp lành hay dữ trước kia tạo nên. Nếu hiện nay ta chuyển tâm niệm hành động thì sự cam thọ cũng theo đó mà chuyển.

4- Hoán cải:

Số mạng đã định thì làm sao đổi được. Cho nên nói số mạng đã định con người đành bó tay chịu nơi số mạng đã định, con người đành bó tay chịu cúi đầu nhận lãnh, không ai có thể cưỡng được số. Con người hoàn toàn bất lực dưới mệnh lệnh của đấng tạo hóa đã định sẵn.

Nghiệp do mình tạo, chính mình có quyền thay đổi nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Trước kia mình học nghề trộm cắp, sau này mình học nghề thợ mộc thợ nề. Nghiệp do sở thích của mình học tập mà thành. Trước mình dại khờ thích việc làm không hay, sau mình nhận thức đổi thành nghề tốt. Nghề nghiệp đổi thay tùy theo tâm tính giác của mình, đổi sang nghề nghiệp cũ từ từ phai nhạt. Vì thế nghiệp nói là sửa đổi, cố gắng tích cực chớ không có nghĩa là cam chịu đầu hàng. Có thiểu số người học Phật mà thiếu nghị lực, không có ý chí, họ không vượt qua được những trở ngại của nghiệp cũ. Ðành bó tay đầu hàng, rồi đổ thừa nghiệp của tôi. Như đồng thời nghiền rượu, đồng biết rõ tai hại của rượu, song anh A thì bỏ được, anh B lại bỏ không được. Vì anh A đủ nghị lực giàu ý chí, khi quyết định bỏ là can đảm bỏ, nên thắng trận Anh B thì không có ý chí, thiếu nghị lực, tuy cũng muốn bỏ rượu mà khi bị cơn ghiền hành hạ không kham đành chịu thua trận.

Nghiệp chuyển được, song đòi hỏi giàu ý chí, đủ nghị lực.

Ðịnh chế:

Nói số mạng là do đấng quyền lực tối cao, quy định tất cả hết mọi sinh hoạt của chúng ta sinh trên thế gian này. Chấp nhận số mạng là con người thừa nhận và cam đặt mình lệ thuộc vào quyền lực vào đấng thiêng liên ấy. Vì thế số mạng phù hợp với thể chế quân chủ phong kiến, con người bị một đấng quân vương chi phối toàn bộ cuộc đời.

Nói nghiệp là quyền năng trong tay mình định đoạt. Cuộc sống đời nay và đời sau do mình an bày lấy. Muốn an vui do mình, muốn đau khổ cũng do mình. Ta là chủ của mọi cuộc sống nếu ta còn muốn tiếp tục. Không ai thay đổi ta sắp đặt cuộc khổ vui, chỉ có ta mới là người ban vui cứu khổ cho ta. Ta phải sáng suốt gan dạ chọn lựa một cuộc sống đẹp đẽ vui tươi trong hiện tại và mai sau. Tự ta vạch sẵn một lối sống cho ta, tự ta tô điểm cho đời ta tươi sáng. Nếu có khổ đau đến với ta, ta hãy cười vì đây là hành vi vụng dại ngày trước của mình. Chúng ta trả và chuyển những cái gì không hay của quá khứ, đồng thời xây dựng những điều an vui hạnh phúc cho vị lai. Mọi quyền lực trong tay chúng ta, thật thỏa thích thay. Cuộc sống của chúng ta là cuộc sống tự do dân chủ. Cho nên lý nghiệp báo thích ứng thể chế dân chủ tự do của nhân loại hiện nay. Ta làm chủ có quyền chọn lựa người thay ta lo việc nước việc dân.

PHÊ BÌNH

Nói số mạng là mơ hồ không xác thực. Nghiệp báo là thực tế rõ ràng. Thuyết số mạng đưa con người vô trách nhiệm về hành động của mình. Nghiệp báo dạy người nhận lấy trách nhiệm do mọi hậu quả tốt xấu đến với mình. Số mạng khiến con người thụ động, tiêu cực phó thác liều lĩnh. Nghiệp báo xây dựng con người chủ động, tích cực, nỗ lực và sáng tạo. Số mạng tập con người yếu đuối, an phận đầu hàng. Nghiệp báo chỉ cho ta phải cố gắng can đảm và thăng tiến. Số mạng thích hợp với thời quân chủ tự do. Ứng dụng thuyết báo trong cuộc sống, chúng ta thấy mình vĩ đại hiên ngang đầy đủ quyền năng trong cuộc kiến tạo con người và vũ trụ.

NGHIỆP BÁO KHÔNG THẬT

Tuy thuyết nghiệp báo thực tế, chủ động tích cực... Song cuối cùng nhà Phật nói nó không thật. Bởi vì nghiệp do hành động tạo tác của con người. Hành động là tướng sinh diệt, cái gì sinh diệt nhà Phật cho là hư dối. Trong bài chứng đạo ca của thiền sư Huyền - Giác có hai câu “Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không, vị liễu ứng tu thường túc trái” (liễu ngộ tức nghiệp chướng xưa nay không, chưa liễu ngộ cần phải đền nợ trước). Có thiền khách hỏi thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: Tổ Sư Tử liễu chưa mà bị vua nước Kế Tân chặt đầu? Tổ Huệ Khả liễu chưa mà bị giết trong khám? Thiên sư Cảnh Sầm đáp: Ðại Ðức chưa hiểu nghĩa nghiệp chướng. Thiền khách hỏi: Thế nào là nghiệp chướng? Thiền sư Cảnh Sầm đáp: Bổn lai không. Qua câu chuyện này, sau khi liễu ngộ Phật Tổ thấy các pháp duyên hợp hư dối. Thân này là pháp duyên hộp nên hư dối. Hành động tạo tác tự thân phát xuất lại càng hư dối. Hành động tạo tác tự thân phát xuất lại càng hư dối hơn, hành động đã hư dối thì nghiệp do hành động tạo thành làm sao thiệt được. Bởi thấy nghiệp hư dối nên xem thường không quan trọng, có đến cũng như trò chơi có gì phải kinh hoàng sợ hãi. Cho nên khi vua nước Kế Tân muốn hại Tổ Sư Tử, cầm dao đến trước Tổ nói: Ngài thấy thân năm uẩn đều không, sá gì cái đầu. Vua chặt đầu Ngài. Qua mắt chúng ta, thấy đó là trả nghiệp, quả đáng sợ. Song với Tổ, đã thấy không thiệt, nói gì là trả.

Cũng như ông A khi chưa hiểu đạo, bị ông B làm vài hành động không vừa lòng; ông liền mắng chửi ông B. thời gian sau ông A hiểu đạo, đúng lúc ông B trả thù mắng chửi thậm tệ hơn trước. Song ông A thấy lời không thực, không có gì quan trọng, nên vẫn tươi cười không buồn, không đổi nét mặt. Như thế ông A có trả nợ trước? Hay không trả nợ trước? Thật sự nợ vay thì phải trả, chỉ khác ở chổ mê thì thấy thật. Ngộ thì thấy không thật, đã không thật thì trả cũng như không trả. Vì thế nói “liễu tức nghiệp chướng bổn lai không” cứu cánh thấy nghiệp không thật quả là thấu tột bản chất của nghiệp báo. Tuy không thật mà chẳng mất, đây là bí yếu của đạo Phật.

--- o0o ---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2021(Xem: 9251)
Kính Pháp Sư Hiền Đức, tôi là một tu sĩ đạo hiệu Thích Thắng Hoan có vài lời tâm niệm gởi đến Pháp Sư, một hôm tôi đến chùa Trung Hoa, tại Mỹ Quốc, tìm xin một số sách Phật đem về đọc để giải trí trong lúc tuổi già (đã 94 tuổi), hai người trong chùa mang ra cho tôi một thùng giấy cho tôi chọn lựa, họ nói đây là những sách cho không ông cứ tự nhiên, trong khi tìm kiếm, bổng nhiên tôi gặp một quyển sách nhan đề là “Phật Giáo Dữ Nhân Sanh, liền mở ra đọc tổng quát tại chỗ về mục lục và lướt qua tiểu sử của tác giả liền tò mò xin về đọc.
23/03/2021(Xem: 4335)
Mưa xuân không tầm tã, không kéo dài. Chỉ một hai cơn, trong một hai ngày, vừa đủ tắm ướt những ngọn lá và thấm một lớp mỏng trên mặt đất. Nhưng tiết lạnh thì ở lại lâu dài, ngay cả nơi vùng nhiệt đới. Một số nơi trên đất nước rộng lớn này, bão tuyết làm ngưng trệ sinh hoạt hàng ngày và làm băng giá thêm những tâm hồn vị kỷ, tự tôn. Dường như bản tính ở một số người đã không thể đổi thay kịp trước khi vô thường ập lên sinh mệnh. Mưa sa, gió táp, bão lửa, chẳng làm sao xoay chuyển được những cõi lòng cục bộ, thô tháp, đông cứng.
23/03/2021(Xem: 5019)
Hồng Kông (CNN) Một thập kỷ trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tự đặt ra cho mình một thời hạn quan trọng. Nhân vật Phật giáo, vị lãnh đạo tâm linh nổi tiếng thế giới nói rằng khi Ngài đến tuổi đại thụ 90, Ngài sẽ quyết định xem mình có cần tái sinh hay không, có khả năng kết thúc vai trò then chốt đối với Phật giáo Tây Tạng trong hơn 600 năm, nhưng trong những thập kỷ gần đây đã trở thành cột thu lôi chính trị ở Trung Quốc.
21/03/2021(Xem: 4086)
THỦ BÚT NI TRƯỞNG Thủ bút trên thư từ & sáng tác của Sư Trưởng Thích Nữ Diệu Không (Chùa Hồng Ân - Huế) những năm xa xưa khi liên lạc với Phật tử Tâm Tấn. Sư Trưởng rất quan tâm đến văn hóa văn nghệ Phật giáo, vì Sư Trưởng vốn là một thi nhân, Người đã trợ duyên và viết lời tựa cho thi phẩm "Hương Đạo Hạnh" của Nữ sĩ Tâm Tấn.
21/03/2021(Xem: 5006)
Vào hôm thứ Tư, ngày 17/3, thông cáo báo chí sau đây đã được phát hành bởi Tổ chức Sinh viên Vì Tây Tạng tự do có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ: Sau nhiều năm vận động bởi các nhà hoạt động địa phương, liên tục hàng tuần bao gồm 13 tuần biểu tình, và gây áp lực từ các nhà lãnh đạo được bầu chọn dân chủ của thành phố và tiểu bang, Đại học Tufts đã công bố đóng cửa Học viện Khổng Tử (孔子學院, Confucius Institute, CI).
21/03/2021(Xem: 5027)
Đây là tựa đề của một vở tuồng cải lương của những năm đầu thập niên 60, do soạn giả Thu An tức "Chú Sáu đờn cò" viết tuồng cho đoàn cải lương "Tiếng chuông vàng Thủ Đô" đi trình diễn khắp nơi. Năm ấy đoàn ra tận Nha Trang diễn tại rạp Tân Quang gần ngã sáu, tôi được mẹ dẫn đi xem ngồi ở hàng ghế mời phía trước sân khấu. Không phải mẹ con tôi đặc biệt và quan trọng đến độ chủ gánh hát phải tốn đến hai ghế mời. Họ gửi vé mời đến các công sở, chủ yếu cho vợ chồng ông Tổng Giám đốc sở Tạo Tác nơi mẹ tôi làm việc, nhưng họ không "hảo" cải lương nên thưởng công tặng cho mẹ con cô thư ký chăm chỉ. Do đó tôi được xem rất nhiều tuồng cải lương hay và nổi tiếng thời bấy giờ, nhưng vở tuồng này đã in sâu vào tâm trí của tôi mãi tận đến bây giờ.
18/03/2021(Xem: 4379)
Tenzin Gyatso, người được những tín đồ và những người ngưỡng mộ ngài tôn xưng là Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma, tự gọi ngài là một thầy tu giản dị. nhưng ngài hơn thế ấy rất nhiều. Ngài là lãnh tụ tinh thần và tôn giáo, nguyên thủ của chính quyền lưu vong Tây Tạng, một vị thầy, một nhà du hành quốc tế, một học giả nổi tiếng, tác giả của nhiều quyển sách, và là một diễn giả và giảng sư được săn đón. Năm 2007, trong một buổi lễ ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C., để trao tặng Huân Chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ[1], Chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi đã nói: “Với hàng triệu người kính tin và ngưỡng mộ, ngài là một nguồn cội của tuệ trí và từ bi. Đối với những người trẻ, ngài là một gương mẫu tích cực của vấn đề làm cho thế giới là một nơi tốt đẹp hơn như thế nào.”
18/03/2021(Xem: 5262)
Lực lượng an ninh Myanmar đã bắn hơi cay và nổ súng vào người biểu tình (Myanmar protesters try to douse tear gas as police open fire) Theo truyền thông đưa tin vào hôm thứ Tư, ngày 17 tháng 3 vừa qua, Tăng đoàn Mahā Nāyaka, tổ chức lớn nhất của cộng đồng Tăng già Miến Điện, kêu gọi tập đoàn quân sự chấm dứt đàn áp những người phản đối đảo chính, lên án “một thiểu số có vũ trang” tra tấn, giết hại thường dân. Khi lên án gay gắt nhất cuộc đàn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự đối với các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, cơ quan do chính phủ chỉ định cũng cho biết, một bản dự thảo của các thành viên tuyên bố dừng các hoạt động trong một cuộc biểu tình.
18/03/2021(Xem: 5290)
Hiện nay trên thế giới, việc phá thai rất phổ thông do các khó khăn về xã hội và kinh tế. Các nước chuyên chế có chánh sách kiểm soát sanh đẻ rất chặc chẻ để ngăn chận đà gia tăng dân số, như ở Trung quốc trước đây có chánh sách "Một con" - khiến cho nhiều bà mẹ phải phá thai hoăc giết hại các bé gái đã lỡ sinh ra. Ở các nước tư bản thì có nhiều bà bầu đòi quyền lựa chọn: hoặc sanh con hoặc phá thai. Đây là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và chống đối quyết liệt.
17/03/2021(Xem: 18028)
Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) Đời thứ 11 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 7 của Thiền Phái Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 16/03/2021 (03/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Quyết tìm thạc đức gặp Phần Dương Thân cận hai năm chửa tỏ tường Gặp mặt trách đùa ngầm hiểu ý Đối đầu hét đập phá mê sương Luận bàn hỏng bét đành im tiếng Ngôn ngữ bặt tăm chẳng nghĩ lường Chánh định cõi thiền xong việc lớn Đủ duyên hành đạo khắp Nam phương (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Từ Minh Thạch Sương Sở Viên (986-1039) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com