Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân nào là mùa xuân của ta

13/05/201312:54(Xem: 9601)
Xuân nào là mùa xuân của ta
Cho Trọn Mùa Xuân


Xuân Nào Là Mùa Xuân Của Ta

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


mai-6Cứ giáp một vòng 365 ngày, tròn đầy 12 tháng, mọi người lại đón mừng xuân. Không ai bảo ai, nhưng ai nấy cũng đều chan chứa niềm cảm thông đặc biệt, mặc nhiên hiểu biết ý nghĩa xuân tết đến là tròn đầy một năm, là sẽ lại thêm một tuổi, là âm thầm nuôi dưỡng trong tâm tư một niềm hy vọng nhiệm mầu ở năm mới với một tương lai sáng sủa của ngày xuân tết.

Con người vốn dĩ đã sống nhiều với hoài bão, sống nhiều với kỷ niệm. Hoài bão, ước mơ một tương lai sáng sủa, ở đó có hạnh phúc tràn trề bền lâu, với một đời sống thoải mái. Nhưng hoài bão ước mơ thì bao giờ cũng vẫn là ước mơ hoài bão, và chẳng mấy khi có được như ý với hoài bão đó đâu? Do đó, nên chán nản với ước mơ, mỏi mòn với hoài bão, con người lại quay về với những kỷ niệm quá khứ. Nghĩa là, ước mơ tương lai không đạt thành như ý, rồi lại xoay về sống với những kỷ niệm quá khứ bằng ký ức bằng hồi tưởng bằng cách mỹ diệu hóa những kỷ niệm đó, để rồi đưa đến trạng thái tâm lý chán nản với hiện tại, hoài vọng tương lai, nhưng tương lai xa vời, rồi quay về tiếc nuối quá khứ. Rõ ràng thực tế thì tương lai chưa đến và quá khứ đã qua rồi! Bản tánh con người thường là chối bỏ thực tại, chán nản hiện tại, nên phóng tâm tìm về quá khứ và hy vọng tương lai! Cứ thế tâm thức con người bất an xoay chuyển luân hồi quanh quẩn lại qua quá khứ tương lai, tương lai quá khứ như thế mãi không thôi!

Nhưng tại sao con người lại tiếc nuối quá khứ hy vọng tương lai? Bởi tâm lý con người thường là bất mãn với hiện tại, dù là hoàn cảnh hiện tại hạnh phúc! Cổ nhân đã từng nói: “Sống trong hạnh phúc mà không biết hạnh phúc.” Thật vậy, có những người đang sống trong hạnh phúc mà không biết nghĩ mình đang hưởng hạnh phúc. Đầu óc cứ nghĩ nọ muốn kia, không biết thắng cương tham vọng, tâm ý lúc nào cũng loạn động, luôn luôn không vừa lòng. Do vậy, kẻ thức thời biết sống bằng lòng an vui với hiện tại, đối với kẻ tham vọng đáng thương hại nầy thường hay nói: “Đứng núi nầy trông núi nọ” là vậy. Người đã không biết mình đang sống trong hạnh phúc thì làm sao giữ hạnh phúc! Giàu sang phú quý tiền của dư thừa chưa phải là hạnh phúc. Vui sống biết đủ mới thật sự hạnh phúc.

Một thiếu nữ khi còn cái tuổi măng tơ, tâm hồn trong sáng ngây thơ được cha mẹ cưng chiều, anh chị chăm sóc. Ngày ngày cắp sách đến trường được thầy thương bạn mến, nhưng không bao giờ thiếu nữ bằng lòng với cảnh sống hạnh phúc hiện tại đó để lo chuyên tâm học hành để ngày kia nên danh nên phận. Trái lại, có lúc thiếu nữ bất mãn với cảnh sống hiện tại rồi quay ra bực bội thầm than trách phận vì cảm thấy mình không được tự do, cảm thấy mình còn nhỏ bé với cha mẹ anh chị em trong gia đình, cảm thấy mình không có quyền định đoạt, cảm thấy mình không hơn hết các bạn, cảm thấy mình bị lép vế với anh chị em, bị lệ thuộc mẹ cha, cảm thấy mình không được thầy tôn trọng thương chiều khi bài vở yếu kém. Có đủ thứ cảm thấy và đủ thứ bất mãn. Thiếu nữ mơ uớc được lớn, được tự do tự chủ, nên xoay tìm bạn trai và quả thực nơi môi trường mới nầy thiếu nữ được sự chiều chuộng tôn trọng nể vì đặc biệt! Tâm hồn thiếu nữ cảm thấy thoải mái lạ lùng! Thiếu nữ hãnh diện thấy mình lớn hơn, có quyền hơn, có người nghe theo phục tùng nên vui hơn, oai hơn, và lúc nào cũng được nam nhi khen tặng săn đón thuận ý chiều lòng như một người quan trọng trong cõi đời nầy! Thiếu nữ nghĩ rằng, thường ngày gặp nhau chỉ trong thời gian ngắn ngủi mà lòng cảm thấy an vui phơi phới như vậy. Nếu được sống gần bên nhau với bạn trai chắc sẽ phải được mãi mãi vô cùng hạnh phúc trăm ngàn lần hơn là sống với gia đình cha mẹ anh chị em. Thế rồi nẩy ý sanh tâm thoát ly.

Từ đấy, nơi lòng thiếu nữa đã nẩy nở nguồn vui hạnh phúc với “người dưng khác họ đem lòng nhớ thương.” Từ nhớ thương đưa đến thái độ dứt khoát xa cha mẹ gia đình để sống gần với người bạn khác họ kia với lòng hy vọng hưởng những ngày cưng chiều hạnh phúc bền lâu. Nhưng thực tế thì hạnh phúc nầy quá ư giả tạo ngắn ngủi như bọt nước cầm tay, để rồi tiếp theo sau đó thiếu nữ mất dần đặc tánh hồn nhiên trong trắng và phải sống trong những ngày ràng buộc bất mãn lo âu, sống trong trạng thái suy thường trực đối phó, và từ từ chìm sâu vào phiền lụy buộc ràng ngày càng xiết chặt hơn! Về lâu thiếu nữ thấm mệt chán nản, bất mãn với cuộc sống mới hiện tại nầy. Những ngày tình tứ chiều chuộng đẹp kia phai dần, liền tiếp theo đó sợi dây vô hình buộc ràng xiết chặt càng thêm xiết chặt, lo âu bất mãn càng thêm bất mãn lo âu! Ngày mới gặp nhau có cảm tưởng đắm say tuy hai mà một, nhưng về lâu chung đụng thân gần thì tuy một mà hai! Bây giờ thiếu nữ ngồi hồi tưởnglại tiếc nuối những ngày trẻ thơ đã qua với bao kỷ niệm êm đềm khi còn sống với mẹ cha anh em thầy bạn. Những kỷ niệm quá khứ đã không bao giờ trở lại! Thiếu nữ không dám thật tâm nhìn thẳng vào cuộc sống thực tại, vì thực tại dồn dập bất mãn phũ phàng, nên chỉ còn biết mơ ước một tươnglai êm đềm sáng sủa hơn! Nhưng tương lai hãy còn xa vời trong mơ tưởng chắc gì có hạnh phúc chân thật?!

Tâm thức con người khổ đau vì bất mãn với thực tại. Nguồn gốc của sự bất mãn khổ đau là mơ mộng không tưởng, tham vọng ích kỷ.

Hạnh phúc vĩnh viễn của con người là khi nào con người biết sống tri túc, biết sống từ tốn khiêm nhường, biết nhìn thẳng vào thực tại và sống với thực tại, biết mình biết người. Người biết tri túc thì dù nằm ngủ dưới đất, ở nhà tranh vách lá, ăn cơm hẩm muối dưa sống đời thanh đạm cũng vẫn cảm thấy hạnh phúc. Người sống biết mình biết người, thì dù là làm đồ đệ, làm người cận vệ, cuộc sống chân lấm tay bùn cũng vẫn hạnh phúc. Phải nhìn thẳng vào thực tại và biết mình là ai, an phận thủ thường thì mới cảm nhận được hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có với người biết sống tri túc thường lạc. Đạt đến tâm cảnh này mới thật là mùa xuân an lạc vĩnh viễn.

Ngược lại, kẻ lòng đầy tham vọng ích kỷ chỉ biết mình mà không biết người, đua đòi theo danh lợi ái tình, bôn ba bắt bóng hạnh phúc thì dù có trăm ngàn mùa xuân đến, muôn vạn chim yến lượn, ngàn phương hoa rộn nở, họ cũng vẫn không thấy được mùa xuân, vẫn cảm thấy cõi lòng họ không được an lành, đời họ vẫn không được thanh thản. Bởi tâm ý đầy đặc tham vọng, nên lúc nào cũng tranh hơn sợ thua, lòng họ lúc nào cũng tham muốn làm cha làm vua thiên hạ. Vì tham vọng, nên cõi lòng cuộn trong đất bùn rác bẩn, tâm trí vô minh không còn phân định thị phi thiện ác, mất hết lương tâm liêm sỉ, tự nghĩ mình phải hơn, nên không bao giờ thỏa mãn hiện tại, tiếc nuối những gì đã mất, sợ sệt lo âu những gì sẽ mất. Vì tâm đắm chìm trong tham danh đạt lợi, nên họ phải ngồi bóp trán tính suy mưu thần chước quỷ để phá hủy, để hãm hại người khác, hầu mong được phần hơn về mình. Những tâm hồn như thế lúc nào cũng cảm thấy mùa đông giá buốt, mùa hè nóng bức, và luôn luôn sống trong hồi hộp lo âu bực tức, uất ức, bất mãn, hận thù. Nghĩa là vĩnh viễn không bao giờ có mùa xuân an lành chân thật với họ.

Với người con Phật phải làm thế nào để có mùa xuân chơn thường an lạc miên viễn?

Mỗi năm vào đêm ba mươi giao thừa, người con Phật cử hành lễ rước vía Di-Lặc, đồng thời cũng là lễ tống cựu nghinh tân. Tống cựu nghinh tân có nghĩa là tống khứ cái cũ, điều thoái hóa, bất hạnh đi, để tiếp đón cái mới, tiến bộ, điều may mắn an vui hạnh phúc đến. Nhưng sự thật trong đời người đã biết bao nhiêu lần tống cựu nghinh tân, đón mừng xuân tết, đã biết bao lần hy vọng mùa xuân mới đến với ước ao được hưởng hòa vui hạnh phúc mà có bao giờ hòa vui hạnh phúc thực sự đến với mình như lòng mong đợi đâu? Thử nhìn kỹ vào chiều sâu thẳm của khổ đau và hạnh phúc, chúng bắt nguồn từ đâu? Phải chăng khổ đau và hạnh phúc đều do chính lòng mình? Như chiếc huy chương có hai bề mặt trái! Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo. Không làm nô lệ cho tham dục thì làm gì có sự truy cầu đuổi bắt danh lợi ái ân thất vọng? Mà đã không có truy cầu đuổi bắt theo dục vọng, không ước mong thỏa mãn thì làm gì có khổ đau? Không thấy mình quan trọng giữa cuộc sống xã hội thì làm gì cảm thấy thua thiệt thấp cao? Mà đã không cảm thấy thua thiệt thấp cao thì làm gì có trào dâng nghẹn ngào uất hận, buồn tức khổ sầu bởi tranh giành ganh tị.?

Hình ảnh đức Di-Lặc đã nói lên tinh thần hỷ-xả vị-tha muôn thuở. Hoa xuân hạnh phúc rộn nở cả người Ngài và tỏa khắp cả trần gian. Trong giờ phút linh thiêng trừ tịch tống cựu nghinh tân đón mừng xuân tết, người đệ tử Phật thành kính đối diện trước tượng Ngài cử hành đại lễ giao thừa tống cựu nghinh tân, thử hỏi tận đáy lòng của tâm thức sâu thẳm kia có thật sự chân thành tha thiết lấy tâm từ bi hỷ xả của đức Di-Lặc để bồi dưỡng tâm mình, lấy đức độ bao dung của Ngài làm gương sáng soi lại lòng mình, để hồi quang quán chiếu một năm qua mình đã bao lần lạy Phật, và cho đến ngày giờ trừ tịch giao thừa nầy sẽ nhận thêm một tuổi nữa mà tâm hồn mình đã thực sự có chút nào tiến bộ trong chiều hướng thánh thiện không? Theo dòng thời gian năm tháng, theo lễ tống cựu nghinh tân, nghĩa là bỏ xấu ác để hướng về hào quang lành thiện năm mới, ta đã đích thực quyết tâm tống khứ tham dục ích kỷ nơi lòng, để đón nhận hương hoa xuân tết hỷ xả vị tha từ đức Di-Lặc? Ta đã thật sự tiếp nhận nguồn từ bi hỷ xả bao la nơi Ngài chưa? Nếu chưa tiếp nhận nguồn an lạc trong lành, thì việc cử hành lễ giao thừa rước vía Di-Lặc chỉ là lễ lạy Ngài bằng thân xác áo y, bằgn hương hoa hình thức mà lòng còn đầy ngã-si ngã-kiến ngã-mạn ngã ái, tham sân chấp ngã đầy người, như thế sự lễ bái cũng chỉ là một hình thức tô điểm thêm cho lòng tham vọng tăng trưởng mà thôi, chứ chưa thật sự gột rửa tâm tư thanh tịnh để sống trong hạnh phúc an lành của trời xuân Di-Lặc nơi lòng ta. Nghĩa là ta chưa tỉnh thức, chưa thoát thế lực vô minh của tâm hồn!

Để cho đức hỷ xả Di-Lặc thấm nhuần trong thân tâm, để cho lòng ta rộng mở nở nụ cười hoan hỷ trên đôi môi từ hòa, để cho đời ta được thanh thản giải thoát, ta hãy nhìn vào hình dung đức Di-Lặc, lấy đức tánh Ngài làm gương sáng chiếu tâm, lấy đạo hạnh Ngài làm mực thước hành nghi để gột rửa cõi lòng, điều chỉnh hành vi, ngõ hầu phản tỉnh thanh tịnh nhìn sâu vào đức Phật đương lai Di-Lặc để từ đó tận hưởng mùa xuân tràn đầy hạnh phúc:

Hãy nhìn sâu vào bóng dung Từ phụ
Đôi mắt Ngài cả nguồn biển tình thương
Nụ cười Ngài! Ôi giải thoát không lường
Hồn thanh thoát lạc giữa vườn hoa đạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2023(Xem: 3630)
NGƯỜI TU HÀNH CÓ NĂM PHÁP CẦN NÊN TRÁNH Trên đường tu tập để đến mục đích giải thoát, đức Phật vì lòng thương xót chúng ta đã khuyên răn, nhắc nhở và còn ngăn cấm, có năm điều cần nên tránh. Nếu chúng ta không nghe lời dạy này thì con đường tu tập của chúng ta sẽ không đi đến đâu cả, uổng công, mất thì giờ, vô ích.
28/02/2023(Xem: 3187)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.
16/02/2023(Xem: 4711)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu ... Trong tâm niệm: ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ''. Nhận được sự thương tưởng của chư Tôn đưc và Phật tử cùng các thiện hữu hảo tâm, tuần lễ vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi thăm trại cùi Gaya-(cách Bồ Đề Đạo Tràng 14 cây số) để trợ giúp ít nhiều cho những người cùi bất hạnh nơi này.. - Thành phần quà tặng cho 268 bịnh nhân, một nửa là người đã phát bịnh cùi , một nửa là người chưa phát bịnh. Quà cho mỗi bịnh nhân gồm có: 12 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari (cho nữ giới), đường, dầu ăn, bánh ngọt, và tặng thêm 30.00Rupees tiền mặt cho Hội người cùi Gaya để mua gạo và như yếu phẩm cho những bịnh nhân không có khả năng lao động.
12/02/2023(Xem: 5129)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Mùa Xuân Quý Mão năm nay, những ngày đầu năm cũng là thời điểm Pháp hội Ninh Mã (Nyingmapa) khai hội tu tập & cầu nguyện cho: ''Thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc'' tại Bồ Đề Đạo Tràng. Nhân cơ duyên này (chúng con) chúng tôi đã được quí vị pháp hữu, thiện hữu phát tâm lành cúng dường gieo duyên cùng Pháp hội và chư Đại tăng trong thời gian 10 ngày pháp hội diễn ra.
01/02/2023(Xem: 3391)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Với tâm nguyện san sẻ và kết duyên lành với chúng sanh đầu Xuân mới, vào sáng ngày 28 Jan 23 (mùng 7 tết) chúng con, chúng tôi đã đến thăm & phát quà tại làng Rajsapur Gaya gần núi Khổ Hạnh Lâm (Bihar India), đây là thiện sự đầu tiên trong mùa Xuân Quý Mão, chúng tôi thật hoan hỉ khi thấy dân nghèo nơi đây vô cùng mừng rỡ và hạnh phúc khi được nhận quà. Nhờ vào sự hộ trì của chư Thiên, Hộ Pháp, mặc dù dân chúng đến rất đông nhưng buổi phát quà đã diễn ra trong trật tự và viên mãn .
27/01/2023(Xem: 10222)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
27/01/2023(Xem: 2426)
Phần này bàn về cách dùng đặc biệt "vợ lẻ" từ thời LM de Rhodes và các giáo sĩ Tây phương sang Á Đông truyền đạo. Cụm danh từ này - cũng như một nhóm từ vựng liên hệ như vợ chính, chính thê, vợ cả, vợ lớn, thiếp, vợ bé, vợ mọn - vợ nhỏ phản ánh truyền thống đa thê của các nước Á Châu từ xa xưa. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Không phải ngẫu nhiên mà các giáo sĩ đều ghi nhận quan sát cá nhân và nhận xét của mình về truyền thống này khi sang Á Đông,
26/01/2023(Xem: 5055)
Lời mở đầu của người chuyển ngữ Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.
16/12/2022(Xem: 3552)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & các làng ven quốc lộ từ Bodhgaya đi Varanasi, tiểu bang Bihar India .
10/12/2022(Xem: 6458)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa Tipitaka (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là lần thứ 17 trùng tụng Tipitaka theo thông lệ hàng năm. Lễ hội quan trọng năm 2022 này do Phật Giáo Việt Nam đăng cai tổ chức nên tất cả mọi trần thiết, trang hoàng đều do Ban tổ chức Hội trùng tụng Kinh tạng Pali VN thực hiện, nổi bật nhất là cổng chào với hình ảnh hoa tươi rực rỡ “Lưỡng Long chầu Pháp Luân” rất đẹp mắt, khiến ai ai cũng trầm trồ ngợi khen và tán dương công đức. Lễ hội trùng tụng Tipitaka năm nay có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như: Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International...Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 tháng 12 cho đến ngày 12/12/2022 là bế mạc, với gần 5000 người tham dự . Nguyện cầu tiếng kinh này vang vọng đến ba ngàn thế giới khiến chúng sanh vạn loài thảy đều nghe ba nghiệp từ đó được thanh tịnh. Và xin nguyện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]