Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân Hạnh Phúc

13/05/201312:33(Xem: 10536)
Mùa Xuân Hạnh Phúc
Cho Trọn Mùa Xuân


Mùa Xuân Hạnh Phúc

HT. Thích Đức Niệm
Nguồn: www.quangduc.com


mai-6Người sống trên đời, ai cũng có một thời xuân xanh, ai cũng mong ước mình được hạnh phúc mãi mãi. Nhưng trên thực tế thì thời xuân xanh rồi cũng qua đi và hạnh phúc cũng chẳng mấy khi trường tồn.

Tại sao thời xuân xanh lại trôi qua và hạnh phúc chẳng mấy khi trường tồn? Bởi tâm chúng sanh vô thường biến đổi không cùng, như ngựa không cương dong ruổi đồng nội, như vượn khỉ chuyền cành không phút giây ngừng nghỉ. Tâm người phút trước nghĩ như thế này, phút sau nghĩ như thế khác. Giờ trước vui, giờ sau buồn. Ngày hôm nay thương, ngày mai lại ghét. Tháng này phát tâm hành thiện tu học, tháng sau thối thất đạo tâm. Tâm ý lăng xăng như ngọn sóng triều trong cơn gió lốc. Bởi tâm biến chuyển không ngừng, nên dẫn tạo thân vô thường và theo đó hình thành hoàn cảnh vật đổi sao dời, ruộng dâu cồn bể.

Tâm là chánh nhân đã bất định, nên hình thành vạn cảnh muôn hình vạn trạng sự vật chuyển biến đổi thay, và cứ như thế quay cuồng muôn đời suốt kiếp không bao giờ chấm dứt. Tâm biến chuyển, sự vật theo đó đổi thay tạo thành kiếp của chúng sanh từng giây từng phút biến động hồi hộp lo âu không tìm thấy đâu là bóng hình của mùa xuân hạnh phúc chân thật trường cửu.

Tâm ô trược phức tạp uẩn khúc, nên tạo thành cảnh đời bất tịnh tạp loạn lắm nỗi đắng cay. Tâm khi nầy khi khác, khi thiện khi ác, khi ph���n chí lúc bi ai, do đó tạo thành cảnh đời thạnh suy, thăng trầm, thanh bình, chiến loạn. Tất cả đều do tâm. Kinh Hoa-Nghiêm nói: “Tâm như công họa sư, tạo chủng chủng chư pháp”. Nghĩa là tâm như người họa sĩ tài ba, vẽ vời ra các cảnh vật thiên sai vạn biệt.

Trẻ thơ sống với cha mẹ ngày ngày được sự nuông chiều, mọi điều ước muốn cha mẹ đáp ứng đầy đủ, không thiếu một thứ gì, thật là cực kỳ êm đềm hạnh phúc. Nhưng sau đó khởi lòng yêu đương, ái tình vương vấn, nên sanh ra lắm chuyện hẹn hò nghi kỵ hờn dỗi dẫn đến nói dối mẹ cha, từ từ xa dần tình thương gia đình anh chị em, xem thường tình thương của cha mẹ, xao lãng học hành, từ đó tâm thần bất an, đầu óc hoang mang suy tư nghĩ nhớ bóng hình vơ vẩn, dẫn đến tâm lo trí rối, thân thể mỗi lúc mỗi mỏi mòn ốm gầy xanh xao, tạo thành bệnh hoạn v.v... cũng từ đó kết thúc thời xuân xanh, tan tành hạnh phúc, chỉ vì một chút móng khởi vọng tâm. Do tâm vọng động biến đổi dẫn đến thân thể chuyển thay, hình thành dây chuyền ảnh hưởng đến gia đình xã hội hoàn cảnh. Thế nên kinh Hoa-Nghiêm nói: “Tâm sanh nên các pháp sanh. Tâm diệt thì các pháp diệt. Người thể đạt lý này, đồng giác tánh như Phật”.

Một chú điệu từ thuở bé thơ, theo thầy học đạo suốt mười mấy năm trời, tâm hồn thư thái sáng sạch như buổi bình minh, sống bên cạnh thầy, ngày ngày vui với hoa rừng chim muôn dã thú không gợn chút âu lo tư lự buồn phiền, lòng nhẹ như áng mây bay, tâm thanh tịnh thơm lành như hoa rừng sáng sớm rạng đông, trí trong mát nhẹ nhàng như những hạt sương buổi sáng lóng lánh trên cành, suốt mười mấy năm trời với cuộc sống trong lành thanh đạm an nhàn giải thoát:

Thoát trần một gót thiên nhiên
Cái thân ngoại vật là tiên trong đời

Có những đêm trăng, sau giờ nghe thầy giảng kinh kể chuyện đạo, chú điệu một mình dưới mái am tranh thưởng thức ánh trăng thanh mát dịu với cõi lòng an lành thanh thoát thênh thang. Thỉnh thoảng vài chú thỏ rừng, đôi ba con nai nhỏ, năm bảy chàng khỉ tung tăng đến gần bên chú. Chúng ngửi tay liếm chân rồi cắn áo lôi chú ra ven rừng giỡn chơi với chúng như bạn cùng bầy. Đôi lúc những chú thú rừng ngây thơ hiền hòa này mang trái cây rừng đến cho chú điệu mà chúng hái từ non cao rừng thẳm xa xăm. Nhờ vậy mà chú điệu có trái cây xanh tốt cúng Phật dâng thầy và chú cũng có dịp hưởng đủ loại trái cây rừng thơm ngon mà chợ đời đô thị không có. Cuộc sống như thế hạnh phúc hơn gấp muôn triệu lần những mùa xuân xác pháo đầy đường ồn ào huyên náo của thế nhân thị thành. Nhưng với người trần tục thử hỏi mấy ai cảm thấy được mùa xuân tuyệt vời của chú? Chẳng những người đời nặng chĩu lòng trần không cảm nhận được cái thanh thoát hồn nhiên, với cõi lòng thênh thang vô biên cùng vũ trụ của chú điệu, mà còn cho cuộc sống ở chùa quá quạnh quẽ buồn hiu! Chính vì không cảm nhận được sự an lành thanh thoát trong cảnh sống tịch tĩnh thanh sơ, e ngại chú hành đạo chốn núi rừng quạnh hiu khổ cực, nên đã bao lần cha mẹ anh em đến dùng đủ lời ngon ngọt khuyên dụ chú về nhà với gia đình để cùng hưởng cảnh đoàn viên hạnh phúc trong những thú vui dục lạc trần gian.

Mỗi lần bị dụ dỗ như thế, chú điệu chỉ biết im lặng để từ chối. Chú thấy cuộc sống nơi am tranh thanh tịnh với thầy thật là giải thoát, hạnh phúc bao la, không một chút bận lòng. Thời gian lặng lẽ trôi qua theo ngày tháng, chú chả để tâm đến cảnh đời chuyển biến ra sao, chỉ biết sống hồn nhiên vô tư lự, không vướng mắc sự đời. Nhưng cha mẹ chú nào có cảm nhận được sự giải thoát an lạc ấy, nên dùng đủ mọi thứ khổ nhục kế để quyết thuyết phục chú xiêu lòng hoàn tục cho được! Anh chị em chú có lúc đã quỳ hàng giờ lạy ôm chân chú ràn rụa nước mắt với những lời thảm thiết nỉ non khiến cho chú xúc động, lòng nao núng, tâm rung cảm, chí không còn kiên trì, nên một ngày nọ chú điệu xiêu lòng vào lạy thầy từ tạ để theo cha mẹ gia đình về lại thế tục. Thế là ma quyến thuộc đã buộc chặt chú vào lối đi tình cảm, lôi chú ra khỏi cảnh giới an lành thanh thoát của chốn thiền môn, để rồi sau đó từ từ chôn đời sống thanh tịnh của chú vào biển đời ngũ dục phiền lụy.

Chẳng bao lâu, chuyện lập gia đình, chuyện trăm năm môn đăng hộ đối, chú gặp phải người bạn đời (vợ) tánh tình lúc đầu khá tương hợp, lý tưởng dễ dung hòa, nhưng thời gian tâm đầu ý hợp êm ấm hạnh phúc chẳng bao lâu thì ý tưởng mỗi người một hướng, vô hình chung tạo thành cảnh đồng sàng dị mộng, tuy không tan rã, nhưng chú đành phải bóp bụng buồn lòng sống trong câm lặng khổ đau, sống là sống gượng, vì thương các con và để cho cha mẹ gia đình vừa lòng, cũng để người đời nhìn vào còn lấy thể diện! Thực tế cảnh sống gia đình đã làm cho chú âm thầm khổ tâm ray rứt, rồi dần dần về sau, ngày biếng ăn, đêm trằn trọc khó ngủ và dần dần chú trở nên người ít nói, không còn thích thú tiếp xúc với mọi người. Nhiều đêm một mình một bóng suy tư, nghĩ nhớ cảnh thanh tịnh chốn thiền môn, chú tiếc nuối cái thời sống với thầy, cùng đùa giỡn với dã thú hoa rừng sao mà thanh tịnh giải thoát quá, giờ đây còn đâu nữa! Có những đêm một mình nhìn ánh trăng khuya qua cửa sổ, chú tự nghĩ trách thầm cho mình vì một niệm tình cảm vô minh lầm nghe lời quyến thuộc thế tục khuyên dụ mà rời bỏ đời sống quyến thuộc Bồ-đề, đánh mất nguồn sống an lạc!

Biết chừng nào mới thoát được cảnh vợ buộc con trói để trở lại cảnh thiền môn thanh tịnh:

Ta về nơi cảnh tĩnh
Vui lại thiền thống xưa
Trăng nhìn qua kẽ lá
Hoa rừng ngát hương đưa
Suối reo tròn năm tháng
Hoa dại nở suốt mùa...

Nhưng cảnh tĩnh đâu còn nữa! Mà cảnh sống thực tế giờ đây quá phũ phàng, vợ con nhà cửa buộc ràng đủ thứ phiền lụy! Chỉ vì một niệm khởi tâm bất giác xiêu lòng nghe theo lời ngọt mật nỉ non của gia đình bà con quyến thuộc mà dẫn đến sự tan tành hạnh phúc mùa xuân đạo hạnh đã có trong cảnh Phật.

Chú không dám trách tình thương của cha mẹ anh chị em đã đặc biệt dành cho chú, lôi kéo chú xa lánh cuộc đời giải thoát an vui trong chốn thiền môn, để ngày nay phải rơi vào cảnh tục lụy thê thằng tử phược chán chường như thế này, mà chú chỉ tự trách mình thiếu kiên tâm vững chí, chỉ một phút khởi vọng tâm nghe lời dụ dỗ ngon ngot không nhận chân ý nghĩa của tình đời “thương ái là họa hại”, để phải hủy hoại một đời thăng hoa thánh thiện, đánh mất mùa xuân hạnh phúc miên trường trong cửa Phật từ bi mà thế nhân không làm sao có được.

Cửa chùa vốn thanh tịnh hiền hòa dù đó là mái tranh vách lá, nhưng không vướng bận bụi nhơ hơn thiệt thị phi của trần thế. Người Phật tử đến với đạo, nếu biết vận dụng tâm thành, gạt bỏ lợi danh, một lòng chánh niệm chuyên việc tu tâm dưỡng tánh, thì công quả vun bồi phước đức vẹn toàn, hiện đời đạt được thanh tịnh an lành. Một khi tâm thành chánh niệm thì tự nhiên tạo cho mình mùa xuân vạn hạnh vô biên.

Đến chùa học đạo tu tâm mà còn thấy mình có công có danh có quyền có lợi, muốn thầy phải nghe lời mình thế này thế khác để vừa lòng mình, được lòng vợ con bạn bè mình, những người như thế muôn đời vẫn cảm thấy lòng bất an, mùa xuân hạnh phúc vẫn mãi mãi xa vời, và cửa hang ba đường ác đạo sẵn sàng mở toang chờ đón bước vào.

Bởi vì một khi thấy có thì sẽ thấy không, thấy được thì sẽ thấy mất. Tâm bệnh của chúng sanh nếu không tu sửa tánh tình thì sẽ mỗi ngày càng thêm vô minh dầy đặc u muội, từ đó phải khổ lụy vì những thứ có không, còn mất, đắc thất, khen chê. Chính vì tâm chấp trước có không, được mất, đắc thất, khen chê mà đã làm não nề thê thảm kiếp kiếp khách trần danh lợi ái tình. Họ sẽ phải mãi mãi sống trong những mùa đông điêu linh băng giá, và ngàn đời không bao giờ được sưởi ấm ánh xuân dương an lành hạnh phúc thanh thoát.

Kẻ hám danh trục lợi dục tình, dù thân có mang đầy chuỗi hạt anh lạc, mặc áo của thần tiên thánh Phật thì áo chuỗi đó cũng trở thành áo ma chuỗi đá, chỉ để che đậy cái thân xác dục vọng mà thôi. Tâm nặng lợi danh tranh hơn hận thua, mà xây chùa đúc tượng thì chùa đó dĩ nhiên Phật không dám ở, tượng đó tất phải quỷ tàng hình. Thậm chí họ có tự vẽ vời giả trang ngồi tòa sen hay phóng hào quang thì những thứ đó cũng trở thành đồ vàng mã rơm rác. Kẻ tà niệm cho dù có thuộc làu kinh điển nói cũng trở thành lời của tà ma, bởi do bản chất của họ là tà tâm tham vọng, chẳng khác nào bình chứa rượu lâu năm không xúc rửa chùi lau, đem nước đổ vào thì nước đó tất nhiên hôi mùi rượu. Huống chi họ nhận là Phật tử thì đó là loài ma vương tham vọng ngụy hình để nhập vào hàng tứ chúng đệ tử Phật với ý đồ cầu lợi tìm danh tranh giành lũng đoạn, khiến cho người hoài nghi Phật pháp, làm cho Phật pháp mau suy tàn! Kinh Phật dạy: “Kẻ tà nói chánh pháp, chánh pháp biến thành tà. Người chánh nói tà pháp, tà pháp biến thành chánh”.

Những người đã có tà niệm lợi danh thì ở đâu, đến đạo tràng nào, trước sau gì cũng tạo sự ồn loạn phiền não nghi kỵ cho đại chúng, và cuối cùng thủ đoạn ăn-không-được-thì-khuấy-cho-hôi, được-làm-vua-thua-làm-giặc, có làm như thế tặc tâm ác ý họ mới an vui hả dạ.

Ngày xưa Phật còn tại thế cũng đã có xảy ra những chuyện tương tự. Ngày nay vào thời mạt pháp, cách Phật đã xa, nhân tâm lại càng vọng động, đạo tâm suy vi, thì tình trạng phiền nhiễu này lại càng thêm dẫy đầy trong cửa Phật! Vì vậy, những ai còn nặng tâm phàm phu, không đủ nghị lực thanh tịnh hóa thân tâm thì muôn đời khó mà cảm thấy được mùa xuân hạnh phúc.

Xuân tết nhà Phật thường gọi là xuân Di-Lặc. Tại sao gọi là xuân Di-Lặc? Lý do là vía của đức Di-Lặc đúng vào ngày mồng một Tết. Với đức tánh hỷ xả, với nụ cười cởi mở hả hê, với gương mặt tròn đầy, thân hình nở nang, thể hiện thật tánh vô tư tự tại với các chú lục tặc, Ngài hoàn toàn hiển lộ trạng thái an nhiên hỷ xả, ai nhìn vào cũng sanh tâm hoan hỷ. Đức Di-Lặc tượng trưng cho niềm an vui hạnh phúc vô biên muôn thuở. Ở nơi Ngài tỏa ra bầu trời xuân an lạc. Ngày xuân Tết là ngày vui mừng hoan hỷ, ngày tràn đầy hy vọng hạnh phúc của thế nhân. Thế nên, nhà Phật lấy niềm hoan hỷ của đức Di-Lặc tượng trưng cho mùa xuân hạnh phúc chơn thường bất diệt tạo niềm hoan lạc cho trần gian.

Nếu mùa xuân là mùa cho mọi người vui cười hạnh phúc, cho hy vọng tương lai tươi sáng, cho một năm tràn đầy ý nguyện, thì chính hạnh hỷ xả của nhà Phật qua nụ cười hoan hỷ bất diệt của đức Di-Lặc có thể hình dung mùa xuân hạnh phúc muôn đời.

Người có đức tánh hỷ xả là người có bầu trời xuân hạnh phúc. Xả là xả bỏ không luyến tiếc, không câu nệ chấp nê, cái gì qua thì cho qua, không vướng tâm bận lòng, dứt khoát buông xả như gió thoảng, như tiếng vang, như nhạn bay qua mặt hồ, như gió thoảng qua cành trúc, như người có lỗi lầm với mình thì mình xả bỏ tha thứ, không chấp trách, không hạch sách, không để tâm ghim gút hận thù. Như thế thì mình và người thông cảm hòa vui. Nhờ đó dễ dàng tạo cho nhau mùa xuân an lành hạnh phúc chân thật:

Người có lỗi lầm ta thứ tha
Khoan dung đại độ tánh ôn hòa
Đã không buồn tức mà yên tĩnh
Mở rộng lòng thương sống vị tha

Những ai trong cuộc đời một khi những thứ quyền cao chức trọng danh vọng giàu sang rời khỏi tầm tay mà lòng vẫn thản nhiên không mảy may xao xuyến luyến tiếc, thì người đó đích thực thể hiện cõi lòng tự tại thanh thoát, xem nhẹ danh lợi ái tình chẳng khác như cánh hoa hồng gai từ tay rơi xuống đất. Những người như thế lòng tràn đầy mùa xuân hạnh phúc, thong dong tự tại giữa dòng đời phiền lụy trầm luân.

Các bậc thánh nhân giác ngộ xem danh lợi ái ân như rác bụi dính trong con mắt nên các Ngài lúc nào cũng thoải mái tự tại an vui trước cảnh đời thạnh suy tan hợp, qua lời khuyên của bậc cổ đức: “Ngộ thanh ngộ sắc như thạch thượng tài hoa, kiến lợi kiến danh như nhãn trung trước tiết.” Đại ý rằng, tài hoa sắc đẹp trên đời chẳng qua là trò chơi bóng nước, như cây mọc trên đá; danh vọng tiền tài làm hại đạo tâm như rác bụi dính vào mắt. Người biết xem nhẹ lợi danh, khinh thường quyền chức, dứt bỏ dục vọng, khi danh lợi ái tình rơi mất thì như rũ sạch bụi áo, người ấy chắc chắn sẽ tạo cho mình mùa xuân hạnh phúc chân thường bất diệt và sẽ thưởng thức vẻ đẹp muôn hình muôn sắc của trời xuân bất tận.

Những ai trong chúng ta nếu liễu đạt cái thân này là giả hợp tạm bợ, sự còn mất của thân nầy chẳng khác nào như bánh đất của trẻ con chơi, thì người đó liễu thoát sanh tử. Cái thân này sống qua hơi thở, thở ra mà không hít vào là bước vào đời khác. Mạng sống mong manh như sương trên đầu cành buổi sáng sớm, như áng mây hồng vào lúc hoàng hôn. Hôm nay còn vui cười xum hợp chưa chắc còn được ngày mai. Sự lìa xa thân thuộc để ra người thiên cổ, giờ phút trước mạnh khỏe khó lường được giờ phút sau, đấy là chuyện thường tình thế gian. Sự đời thay đổi chóng mau trong khoảnh khắc. Thân này đã không chắc thật, thì tiền tài danh vọng là những thứ chúng ta tạo ra, ngoài thân ta, là thứ phụ thuộc chúng ta thì làm sao được lâu bền? Điều này rõ như ban ngày. Thân ta đã không chắc thật thì cảnh vật chung quanh nào có trường tồn? Người có tâm chí cầu đạo Bồ Đề sao không lãnh hội, để sớm đổi cái giả tạm mà nhận lấy cái chân thường, từ đó có được mùa xuân vạn hành miên trường?

Để cho thế nhân triệt ngộ chân tướng của sự vật ở đời là vô thường ngõ hầu từ đó tạo cho con người tỉnh thức để trọn hưởng bầu trời xuân hạnh phúc, nên Vạn-Hạnh thiền sư đã có bài kệ khai thị đại chúng:

Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời
Xá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành
(Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.)

Cùng ý nghĩa đó, kinh Kim-Cang đức Phật dạy rằng:

Xưa nay vạn vật trên đời
Bọt bèo mộng huyễn có rồi hoàn không
Kìa xem điện chớp trên không
Hạt sương sáng sớm đem lòng quán xem.
(Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán.)

Người biết sống trong chánh niệm, khéo điều tâm khiển thân, chân thành hành đạo, tu tâm dưỡng tánh, từ đó tạo thành phước đức, thì mặc sức hưởng mùa xuân hạnh phúc. Ngược lại, kẻ không biết sống trong chánh niệm, lệ thuộc ngoại cảnh, chạy theo tà tâm tham vọng thúc đẩy thì sẽ phải trôi lăn đắm chìm trong biển đời danh lợi thị phi, nổi trôi trong dòng sông ái ân dục vọng, sống ngày nào chỉ tạo thêm tội lỗi. Kinh Bát-Đại Nhân-Giác đức Phật dạy: “Tâm là nguồn ác, thân là rừng tội” (Tâm thị ác nguyên, hình vi tội tẩu). Thế nên Cổ-đức nói: Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.

Người đắm chìm trong vòng tâm thức vô minh dục vọng, không biết hồi tâm giác tỉnh thì cứ mải đắm đuối theo đuổi danh lợi, tranh đua hơn thiệt tất phải không bao giờ có được mùa xuân hạnh phúc. Mùa xuân hạnh phúc lúc nào cũng tràn ngập trong cuộc sống của những ai biết sống trong chánh niệm, biết sống thúc liễm thân tâm, biết sống với cõi lòng thanh tịnh từ bi, hỷ xả, vị tha, và trí túc.

Không sống theo dục tình tham vọng là cõi lòng được an lạc tràn ngập trời xuân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/12/2016(Xem: 13336)
Bước vào thiên niên kỷ mới, trong mười năm của giai đoạn đầu tiên (2006-2016), Phật giáo đã khai dụng được nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối diện với lắm thách thức giữa một thế giới đầy biến động. ● Xin nhận diện một số cơ hội: Xu thế mà người dân trong hai lục địa Âu và Mỹ đón nhận Phật giáo vừa như một triết lý sống nhân bản, vừa như một khoa học trị liệu hiệu quả đã bước qua khỏi giai đoạn nghiên cứu kinh viện để lan tỏa ra trong nhiều lãnh vực ứng dụng thiết thực khác của đời sống. – Hiện tượng những tổ chức Phật giáo quốc gia đơn lẽ đang nhịp nhàng gia nhập vào các mạng lưới Phật giáo quốc tế đã trở nên chặt chẻ hơn. – Những công trình nghiên cứu và khảo sát kinh điển Phật pháp càng lúc càng nhiều và càng có phẩm chất nhờ ứng dụng công nghệ thông tin khi xử lý các văn bản. – Nghệ thuật và văn học Phật giáo được giới trí thức trên thế giới khám phá và xác nhận như một dòng chủ lưu đóng góp vào những giá trị nhân văn của nhân loại – …
12/12/2016(Xem: 7047)
Thưa bà, lâu nay ít thấy bà “xuất hiện” trên mặt báo, phải chăng bà đang có dự án mới? Tạ Thị Ngọc Thảo (TTNT): Đúng, hơn nửa năm nay tôi ít “xuất hiện” trên mặt báo là vì những đề tài tôi quan tâm, nghiên cứu và viết ra đã gởi thẳng đến “địa chỉ” nơi nhận. Và tôi cũng nhận được phản hồi tích cực, vì nơi gởi và nơi nhận cùng trăn trở một mối lo “sau khi du lịch biển và đánh bắt không còn là thế mạnh thì làm sao để chuyển đổi ngành nghề cho bà con các tỉnh miền Trung”? Rồi hai bên cùng bàn cách “làm như thế nào!”. Chúng ta đều biết, có những việc nhờ báo chí đưa duyên, nhưng có những việc làm trước nói sau; cho chắc (cười).
09/12/2016(Xem: 7239)
Các thiền sư Phật giáo luôn nhắc nhở các đệ tử không được phát khởi vọng niệm ham muốn (tham), cho dù đó là “ham muốn được thành Phật”; không được phát khởi vọng niệm sân hận, cho dù đó là “sân hận người đã giết cha của mình”; không được phát khởi vọng niệm si mê (si), tin tưởng một cách mù quáng, cho dù đó là “tin tưởng vị thầy của mình”. Thamsân-si là ba chất độc gây đau khổ cho bản thân của chính mình và cho người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người Phật tử cũng còn phải thực tập để làm ngược trở lại những tiến trình của “tham-sân-si”. Thí dụ: Muốn tránh tánh tham lam (lấy vào), thì phải thực tập bố thí (cho ra); Muốn tránh “thù hận”, thì phải thực tập “hiểu và thương” bằng việc làm từ thiện; muốn tránh “si mê”, thì phải thực tập hơi thở chánh niệm, ý thức về lời nó
09/12/2016(Xem: 6881)
"Hoằng pháp thị gia vụ" đó là câu nằm lòng cho những trưởng tử Như Lai, khi bước chân vào đời. Mọi việc qua bốn oai nghi đều mang trọng trách: "Tác Như Lai sứ". Và khi hành động bất cứ việc gì cũng đều là việc Phật: "Hành Như Lai sự". Qua 35 năm thành hình một tổ chức Phật giáo thống nhất ba miền với các hệ phái, Phật sự từ đó cũng được đáp ứng tùy từng giai đoạn. Mỗi hệ phái, tông phong cũng được duy trì và phát triển chung với sự phát triển của Giáo Hội.
03/12/2016(Xem: 5654)
Cộng đồng Phật giáo chỉ là một nhóm thiểu số tại Cuba. Dù vậy, họ vẫn đang có những bước đi lặng lẽ thơ mộng và trang nghiêmtại đảo quốc xinh đẹp này. Và cũng kỳ lạ, Omar Perez, một nhà thơ và là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Cuba – con trai của lãnh tụ du kích Che Guevara – đã trở thành một tu sĩ Thiền Tông.
03/12/2016(Xem: 6231)
Một năm lại sắp trôi qua với những vết tích điêu tàn, khổ nạn để lại trên khắp trái đất. Nhìn lại, chúng ta không khỏi giật mình, và chạnh lòng thương tưởng những nạn nhân từ các thảm họa của thiên nhiên, hoặc của con người gây nên. Có ai đã được gì sau chiến tranh và thiên tai? Có ai được hả hê sung sướng trên những bệnh tật, đói lạnh, xác người chết cứng, và nước mắt khổ đau của những kẻ sống còn sau một cơn hồng thủy, động đất, giông bão… hay sau một vụ oanh kích, nổ bom tự sát…?
09/11/2016(Xem: 10746)
Bài viết này [“Biểu nhất lảm Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo” (An Overview of the Buddhist Tripataka)] nhằm cung cấp một cái nhìn duyệt qua kho tàng Kinh điển Phật giáo từ ngày Đức Phật Thích-ca Mâu-ni [khoảng 560 – 480 trước Công Nguyên (tr. CN)] còn tại thế cho đến ngày nay. Đạo Phật đã có một lịch sử trên 2.500 năm.
06/11/2016(Xem: 7024)
Lần nọ của nawm xưa, chúng tôi tham gia 1 khóa tu tại Packchong, Thái Lan. Theo quy định của bất cứ khóa tu nào, nam ở riêng và nữ ở riêng, bất kể là vợ chồng hay mẹ con. Tôi ở cùng 1 người đàn ông phương tây trong 1 căn phòng cho khoảng hơn chục Phật tử. Người đàn ông này khá ít nói, rất nhẹ nhàng, tham gia nghiêm túc các thời khóa.
05/11/2016(Xem: 8915)
Chúng ta đều biết, giáo dục là công trình quan trọng hàng đầu cho mọi nền phát triển của xã hội văn minh. Giáo dục xây dựng tính nhân văn cho một quốc gia và làm thành nhân cách sống con người cao quý, thiện lành, đẹp đẽ và hạnh phúc cho từng cá nhân trên hành tinh này. Đạo phật đã có một bề dầy 26 thế kỷ của công trình giáo dục,
05/11/2016(Xem: 8203)
Hồi còn nhỏ, còn trẻ tôi ít khi nghe đến từ ly dị, cả một cái làng Trại Mộ, cả một xóm Cỏ May (nơi tôi sinh trưởng và lớn lên) không hề nghe đến cặp vợ chồng nào ly dị. Thỉnh thoảng vợ chồng các chị gái có lục đục kình cãi thì mẹ tôi khuyên:"Vợ chồng cũng giống như chén bát trong sóng, khi đụng đến thì phải khua thôi, tụi con mỗi đứa nhịn nhau một chút thì sẽ yên cửa yên nhà". Mẹ khuyên chừng đó thôi, anh chị nghe theo và gia đình không còn xào xáo nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]