Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời nói ðầu

10/05/201318:11(Xem: 12022)
Lời nói ðầu

Tuyển tập các bài sám văn - Tập V: 55 Bài sám văn kết tập

Lời nói ðầu

Thích Đồng Bổn sưu tập

Nguồn: Thích Đồng Bổn sưu tập

Ý niệm ban đầu của chúng tôi, chỉ là việc sưu tập các bài sám văn để phục vụ cho việc tụng niệm ở các thời khóa trong chùa hay các đạo tràng, dần dà, trong quá trình sưu khảo tìm tòi ở các kho tư liệu nơi chùa, thư viện, chúng tôi phát hiện được thêm đó đây nhiều tư liệu sám văn quý giá đã bị quên lãng với thời gian...
Ðó là động lực để chúng tôi tiếp tục công trình, và kết quả ngày nay là tuyển tập sám văn số 5 này được hoàn tất ra mắt quí Tôn túc, độc giả thiện tri thức, Phật tử xa gần.
Ở tuyển tập này, ngoài việc tiếp tục sắp xếp phân loại mã số như các tuyển tập trước đã làm, chúng tôi còn muốn giới thiệu đến quí độc giả, những tư liệu sám văn có giá trị lịch sử, được trước tác bởi các bậc Danh Tăng của phong trào Chấn Hưng như: Pháp sư Bích Liên, Thái Không, Khánh Anh, Toàn Nhật, Huệ Ðăng... Qua các áng thơ văn, sám tụng này, chúng ta thấy được một giai đoạn nở rộ sự đối họa trong lĩnh vực diễn nghĩa bằng tài hoa ngòi bút của từng tác giả, góp phần dấy lên phong trào học hỏi giáo lý qua thơ văn diễn Nôm, và cải biên lễ thức chữ Hán cũ bằng tụng đọc Quốc ngữ qua Sám văn diễn nghĩa. Chính những tác phẩm diễn Nôm ở giai đoạn này của các vị Tổ sư, mà sinh khí tu học nghiên cứu của quần chúng nơi nơi được đẩy lên cao trong phong trào Chấn Hưng lúc bấy giờ.
Ngày nay, lần giở những chồng tư liệu cũ sắp bị mục rã theo năm tháng bởi mối mọt và thời gian, chúng tôi thật sự xúc động trước công hạnh của các bậc Tiền nhân, cảm nhận được cái tâm của các Tổ sư khi đọc lại, rung cảm trước ngữ nghĩa văn chương, sự thi thố tài năng, chúng tôi chỉ có thể sao chép lại, đưa vào tuyển tập này, hầu làm phong phú công trình sưu tập sám văn hiện nay để cho đương thời và mai hậu làm tư liệu nghiên cứu và sử dụng.
Những mảng đối họa của các Tác giả Tổ sư, chúng ta có thể tìm thấy được qua các mô típ sám văn chữ Hán nổi tiếng như: Khể Thủ, Qui Mạng, Thập Phương và Nhứt Tâm... Về các mô típ chữ Việt như: Tống Chung (Tống Táng), Văn Tế Cô Hồn, Cảnh Tỉnh Vô Thường... đã thể hiện phong cách văn chương và tâm hồn các Ngài, lúc khôi hài, lúc bi lụy. Và hơn hết là cách dùng chữ giản dị bình dân, thoải mái ngẫu hứng. Tuy nhiên, đôi khi có sử dụng những từ địa phương, điển tích, có thể khiến chúng ta ngày nay khó hiểu, khó đọc tụng. Ðối với các bài mà tác giả là các Tổ sư danh tiếng đã nói ở trên thì chúng tôi sao y nguyên bản, trước là do lòng tôn trọng văn phong, sau đó là để độc giả khi muốn nghiên cứu phân tích có được nguyên tác. Còn đối với các bài sám văn mà tác giả phổ thông, hãn hữu hoặc khuyết danh, thì chúng tôi mạn phép hiệu đính lại để độc giả tiện bề tụng niệm. Tuy nhiên, vẫn có chú thích xuất xứ và lý do sửa đổi biên tập.
Trong quá trình biên tập từ quyển 1 đến quyển 5, bởi thời gian kéo dài và hoàn tất quyển nào ra mắt độc giả quyển đó, nên không sao tránh khỏi sự bất cập và trùng lặp, cụ thể là giữa tập 1 và tập 2, cũng như những chuyên đề phát sinh ở các tập sau. Vì vậy chúng tôi cố gắng ở lần tái bản kế tiếp sẽ hiệu đính, sửa chữa lại những sai sót nói trên. Rất mong độc giả, thiện tri thức xa gần phát hiện mà chỉ bày cho, chúng tôi xin tiếp thu học hỏi. Chúng tôi chỉ biết cố gắng để sao làm ở mỗi tuyển tập, đều có đủ các đề tài sám văn cũ có, mới có, dài có, ngắn có, để cho độc giả khi cầm tuyển tập nào trong tay cũng có thể sử dụng như nhau theo mục đích yêu cầu, và chất lượng giá trị của mỗi tập cũng tương đồng.
Lưu giữ lại những áng văn của người xưa, chỉ thực sự tồn tại khi đã được sử dụng thường xuyên qua đọc tụng, ngâm vịnh trên loại hình sám văn. Vì thế, chúng tôi mong mỏi rằng, mỗi tuyển tập sám văn được ấn hành, không chỉ là sách để trong tủ nghiên cứu, mà được sử dụng vì lợi ích nhân sinh. Ðó là ý nguyện và niềm vui lớn nhất đối với người biên soạn, sẽ động viên chúng tôi tiếp tục công việc sưu tầm này nếu còn có nhân duyên.
Xin trân trọng.

Mạnh Ðông năm Kỷ Sửu, 15.11.1999
THÍCH ÐỒNG BỔN.


Giới thiệu đại cương khảo luận
LOẠI HÌNH SÁM VĂN
TRONG TÍN NGƯỠNG VĂN HÓA – PHẬT GIÁO VIỆT NAM


A. KHÁI LUẬN TỔNG THỂ
I. LÝ DO KHẢO CỨU ÐỀ TÀI.

Chứng minh là một loại hình văn học đặc thù, có giá trị văn hóa lớn, chưa được sưu khảo đầy đủ từ trước đến nay.
II. TÌM HIỂU ÐỘNG CƠ RA ÐỜI CÁC SÁM VĂN.
1. Cách sắp đặt những điều tâm nguyện có thứ tự.
2. Phổ biến rộng để cùng đọc tụng dễ dàng.
3. Tóm tắt giáo lý một cách đơn giản, trong sáng.
III. THẾ NÀO LÀ MỘT BÀI SÁM VĂN?
1. Các thể loại văn vần thường gặp.
2. Chuẩn mực để có thể tụng, ngâm, sám thuộc lòng.
3. Hội đủ các yếu tố của kệ, kinh, thơ, tích, văn chương.
B. KHẢO SÁT PHÂN TÍCH
I. CÁC NHÀ TRƯỚC TÁC – DỊCH GIẢ.

1. Các nhà trước tác bằng chữ Hán.
2. Các nhà chuyển ngữ diễn Nôm.
3. Các nhà trước tác bằng chữ Nôm.
4. Các nhà biên soạn bằng chữ Việt.
II. HỆ THỐNG VÀ PHÂN LOẠI SÁM VĂN.
1. Phân loại theo ngôn ngữ Hán – Nôm ¬– Việt.
2. Phân loại theo thể loại văn chương – thơ.
3. Phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa.
4. Phân loại theo nhóm tác giả và giai đoạn.
III. SO SÁNH VỀ CÁC DỊ BẢN VÀ SỰ BIẾN THIÊN.
1. Các dị bản và nguyên nhân từ trước tác.
2. Các dị bản và sự biến thiên từ trùng lắp.
3. Các dị bản từ sự cải biên.
IV. PHÂN TÍCH Ý NGHĨA ÐIỂN HÌNH MỘT BÀI SÁM VĂN.
1. Hệ thống bố cục và đại ý.
2. Tính văn học và giá trị nghệ thuật.
3. Tính triết học và mục tiêu đạo đức.
4. Giá trị phổ biến trong dân gian.
5. Những mặt hạn chế của Sám văn.
C. NHẬN ÐỊNH GIÁ TRỊ
I. ÐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN VỀ LOẠI HÌNH SÁM VĂN.

— Sự phong phú.
— Sự phổ cập.
— Sự đơn giản hóa triết lý.
— Tác động trực tiếp đến tâm hồn.
— Là kim chỉ nam cho tu tập hàng ngày.
II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC KHẢO CỨU.
— Làm cho thấy được giá trị đích thực của Sám văn.
— Có được hệ thống toàn diện về loại hình Sám văn.
— Tạo được sự nhất quán trong sử dụng Sám văn.
— Mở ra phương pháp sưu khảo và chọn lọc lại Sám văn hay.
— Tiêu chuẩn cho sáng tác mới để phát triển Sám văn.
III. MỘT SỐ BÀI SÁM VĂN TIÊU BIỂU.
— Phụ lục các nguyên bản gốc.
— Danh mục sám văn đã được hệ thống mã số.
— Tư liệu sưu khảo.

TP. HCM ngày 20.8.1997
Người biên khảo công trình
THÍCH ÐỒNG BỔN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2019(Xem: 9396)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5714)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10488)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6734)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 8833)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6764)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8552)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8275)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
31/10/2019(Xem: 12691)
Hình ảnh Khóa Tu Bát Quan Trai tại Chùa Pháp Quang, Chủ Nhật 27-10-2019, KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC TẠI CHÙA PHÁP QUANG, BRISBANE (Chủ Nhật 27-10-2019) 7 giờ sáng: Những vị có trách nhiệm đến sớm để chuẩn bị 7:50 Vân tập vào Chánh điện 8 giờ Truyền Giới Bát Quan Trai (HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc) 9:30 - 11:00 Nghe Pháp Thoại ( TT Thích Nguyên Tạng) 11:30 - 12:00 Ban Trai Soạn, Ban Hành Đường dọn Quả Đường 12 giờ - 1:00 CÚNG QUẢ ĐƯỜNG & KINH HÀNH NIỆM PHẬT 1 giờ - 1:30 Nghỉ ngơi 1:30 - 2:30 Quý Phật Tử cao niên : Niệm Phật, chấp tác 2:30 - 4:00 Nghe Pháp Thoại ( HT Thích Minh Hiếu) 4:00 - 5:00 Tụng Kinh, Xã giới và hoàn mãn Nghe lời huấn từ của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Quang:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]