Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới luật là thọ mạng của Phật pháp

05/04/201312:48(Xem: 7700)
Giới luật là thọ mạng của Phật pháp

GIỚI LUẬT LÀ THỌ MẠNG CỦA PHẬT PHÁP

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

(bài ban từ trong Đại giới đàn Thiện Hòa, ngày 1-5/04/1993 tại Đại Tòng Lâm, Bà Rịa Vũng Tàu)

Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói: "Đức Phật không có cái tâm tưởng nào khác ngoài tâm đại Từ đại Bi, ban vui cứu khổ cho tất cả chúng sinh". Vì vậy Đức Phật ra đời, cũng không ngoài mục đích ấy, vì thương chúng sinh như con một mà phải ban vui cứu khổ, và trong kinh Pháp Hoa Đức Phật nói rõ:

"Đức Phật ra đời vì muốn cho tất cả chúng sinh được Khai Phật tri kiến, Thị Phật tri kiến, Ngộ Phật tri kiến và Nhập Phật tri kiến được thành Phật như Phật không khác. Chỉ một hoài bão duy nhất đó mà Đức Phật mới ra đời và Đức Phật cũng nói thập phương Chư Phật ra đời cũng một hoài bão duy nhất đó mà thôi. Do đó, tất cả Pháp của phật nói ra cho chúng ta cũng như tất cả chúng sinh, những người có thể tin được, có thể làm được cũng đến nơi mục đích là hết khổ được an vui cứu cánh giải thoát, đầy đủ trí Tuệ đại Từ Bi như Đức Phật không khác. Cho nên bổn phận hôm nay của chúng ta cũng như các vị Giới Sư, chỉ vì mục đích duy nhất là đem Giáo Pháp của Phật truyền nói lại cho những người kế thừa mình để cho Chánh Pháp của Phật mãi mãi lưu truyền ở thế gian không dứt. Để chi? Để cho những người hiện tại cũng như tất cả những người ở tương lai và rộng đến tất cả mọi loài chúng sanh đều được nhuần nơi chánh Pháp (ban vui cứu khổ) để hết khổ và được an vui.

Như Đức Phật dạy: "Sau khi Phật diệt độ, chúng ta phải coi giới luật và bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác". Bởi vậy, sau Phật diệt độ, nhất là trong thời kỳ mạt Pháp nầy, nếu chúng ta có một tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Đức Như Lai để làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh đều được an vui hết khổ, thì trước hết phải giữ gìn giới luật của Đức Phật còn tồn tại ở thế gian, giới luật có tồn tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại. Muốn giữ gìn giới luật được tồn tại tại thế gian thì phải thực hành nơi giới luật của Phật chế ra lúc Phật còn tại thế. Do đó, mà được truyền nối đến ngày nay. Thế nên ở nơi chúng ta là người đã thọ giới và thực hành theo giới, mà phải đem giới luật ấy mà ban bố lại cho những người hậu lai để có sự kế thừa liên tục. Vì vậy, nên ta phải làm Giới Sư, phải truyền giới để cho giới đó được giới, học giới và giữ giới. Các vị giới tử đó khi đã có giới rồi thì cũng sẽ truyền lại cho những người khác cũng được thọ giới, học giới và giữ giới. Được như vậy thì giới Pháp của Đức Phật mới có thể tồn tại, mà giới Pháp tồn tại thì Phật Pháp mới còn, đây là lời nói ở trong Kinh như vậy.

Vì sự truyền giới nó rất quan trọng nên tôi xin nhắc nhở cho toàn thể quý vị Giới Sư rằng:

Dầu sao đi nữa cũng không nêu ở hoàn cảnh hay là bất cứ những điều chi đó…. Mà nó có thể chi phối được mình không làm đúng theo giới luật, nhưng về phần truyền giới mình phải làm sao, nếu không được trọn vẹn hết thì cũng có một phần lớn để hoàn thành những điều ở trong luật chỉ dạy truyền giới phải như thế nào. Vì sự truyền giới có đúng Pháp thì người thọ giới mới được đắc giới. Như vậy, giới luật đầu tiên là ở nơi người thọ giới, mà người thọ giới chưa được đắc giới, thì về sau làm sao có được giới thể trang nghiêm có giới đức thanh tịnh được, do đó sự truyền giới là mối đầu tiên hết, nên phải làm sao dầu không thể được hoàn toàn viên mãn, nhưng cũng phải làm sao để hoàn thành những điều quan trọng nhất mà trong giới luật đã nêu ra cho những người có bổn phận truyền giới. Tôi cũng cầu nguyện cho toàn thể giới sư lục căn thanh tịnh, tam nghiệp thuần hòa, giới thể trang nghiêm để đem giáo Pháp của Phật ban bố cho hàng giới tử. Và sau đây tôi cũng có ít lời để khuyên nhắc các vị giới tử Tăng Ni cầu giới.

Tôi xin mạn phép được gọi quý vị bằng huynh đệ, bởi vì dù sao chúng ta cũng đều là con của Đức Phật, đã là con của Phật thì đồng một cha, tức là anh em với nhau cả. Quý huynh đệ ngày hôm nay, cũng như tôi trước đây, hơn nửa thế kỷ, thì cũng khép nép cần cầu và khát muốn được thọ giới. Lòng của tôi ngày hôm trước, và những ngày sau đó cũng chính là cái lòng của quý huynh đệ thọ giới ngày hôm nay. Tôi thông cảm ở nơi tâm nguyện đó của quý huynh đệ, vì rằng tôi đã trải qua và cũng tấm lòng của tôi từ đó được ôm ấp cho tới ngày hôm nay. Vì sao? Vì khi mà cầu giới như vậy, thì thấy lòng mình có phần nào gọi là thiết tha, thanh tịnh đối với giới luật. Vì rằng do sự mong muốn do sự cần cầu đó mà nó có sự khao khát và trân trọng. Quý huynh đệ nên biết rằng: Cái sơ tâm tức là bỏ phát tâm nó rất là khó mà cũng rất quí, nhưng cũng có thể sau khi được rồi, thì cái tâm phát khởi lúc ban đầu ấy lần lần nó bị phai nhạt đi. Cho nên vừa rồi tôi nói lòng khát ngưỡng giới luật, cũng như tấm lòng quí trọng nơi giới luật lần đầu tiên mình có được, tôi vẫn tâm tâm niệm niệm ôm ấp cho đến trọn đời. Thật ra mà nói cũng có lúc nó phai nhạt một phần nào, nhưng nhờ sự nghĩ đến bổn phận của mình, nghĩ đến tương lai làm sao mình được siêu phàm nhập thánh cầu mong cho được giải thoát, nhờ ở nơi tâm nguyện đó mà nó nếu kéo lại để cho lòng tôn kính giới luật, quí báo giới luật như lúc ban đầu. Do đó, tôi khuyên nhắc tất cả quí huynh đệ mà cầu giới hôm nay nên ghi nhớ hẳn những giờ phút thiêng liêng mà mình cầu giới. Tâm trạng chí nguyện như thế nào. Phải nhớ rõ ngày tháng năm, cái giờ cho đến cái phút mà mình được thọ giới, để từ đó mình ôm chặt vào lòng giữ gìn, trân trọng quí báu mãi mãi về sau trọn đời của mình. Điều đó tôi nhắc nhở ở nơi quí huynh đệ những ngày sắp tới đây, sau khi thọ giới và được đắc giới rồi; trở về nơi trụ xứ của mình thì lần lần, quí huynh đệ mới thấy rằng sự quí trọng ôm ấp ở nơi giới mình đã thọ, đã được đó rất là khó giữ trọn vẹn lắm, khó giữ bền lắm, chớ không phải là chuyện dể đâu. Phải có chí nguyện cho kiên cường, phải có một tâm hành luôn luôn được kiểm soát thì mới có thể trọn vẹn đối với sự giữ gìn ôm ấp.

Như quý huynh đệ cũng biết Phật dạy: "Ở trong lục đạo chúng sinh thì chỉ có thân người, làm người mới được xuất gia, mới được thọ giới làm Tăng hay Ni". Giờ đây quý huynh đệ được làm thân người và cũng có duyên tốt sắp tới đây được thọ giới mà được đắc giới, được giới nhân chánh quả Đức Như Lai, đó là do vì ở nhiều đời trước trồng thiện căn sâu dày, cho nên ngày hôm nay mới được như vậy. Trước hết quý huynh đệ phải trân trọng với căn lành mà mình đã dày công vun trồng từ nhiều đời trước đó, để cho mỗi ngày được thêm lớn và khỏi phải có sự tốn hao. Như trong luật Đức Phật có nói: Tại sao người thọ giới được đắc giới? Vì rằng, người thọ giới ở trước giới. Sự truyền giới mà lãnh giới, nhờ có tâm kính trọng hết lòng nên đắc giới, phải nhớ điều đó.

Do vậy, giờ phút này, quý huynh đệ luôn luôn giữ đến cái giới chỉ có Đức Phật ra đời mới có, cái giới mà mình sắp thọ đó, không phải là chuyện dễ có đâu. Mình đã có rồi thì cho là dễ, nếu như không có Phật ra đời thì không có cái giới đó ở thế gian. Vì sao? Vì chính nơi giới đó mới có thể làm nền tảng, làm chỗ đứng đầu tiên để bước lên hàng Hiền Thánh. Bởi vì các bậc Hiền Thánh do chánh định; chánh huệ nên mới thành bậc Hiền Thánh được. Nếu không có giới thì chánh định không do đâu mà sanh, khi chánh định không có thì chánh huệ từ đâu mà phát sanh, khi chánh định không có thì chánh huệ từ đâu mà phát sanh. Cho nên nói rằng, nhân giới sanh định, nhân định phát huệ, trong lời phát nguyện vừa rồi của quý vị tôi cũng nghe nhắc đến điều đó. Như vậy thì quý vị cũng đã biết được phần nào về sự quan trọng của giới định rồi. Giới là bậc đầu tiên, không giới thì lấy đâu để có định huệ bước lên bậc Hiền Thánh. Do có sự suy nghĩ như vậy nếu có cái lòng hết sức quan trọng quí báu vô cùng, vì sự tôn trọng cần cầu ấy mà khi quí vị ở trước giới Sư để thọ giới quí vị sẽ đắc giới, đó là điều ở trong giới luật có nói. Nguyên nhân được đắc giới là do cái lòng hết sức kính trọng, thiếu lòng kính trọng ấy thì không thể đắc giới được, đó là mục đích của tôi hôm nay muốn nhắc nhở quý huynh đệ. Và tôi cũng xin nhắc tiếp theo là sau khi thọ giới rồi thì phải cố gắng học giới cho rành, nhờ có học hiểu ghi nhớ nên mới có thể hành trì đúng với giới luật được. Quí vị đã có sự học hiểu, hành trì đúng như giới luật thì quí vị đã nắm được bước đầu tiên để bước lên bậc Hiền Thánh giải thoát hết khổ rồi, và cũng chính nơi giới luật nó làm nấc thang đầu tiên cho quí vị sẽ đến nơi hoài bảo duy nhất của Đức Phật ra đời là muốn cho tất cả mọi người, tất cả chúng sinh khai thị ngộ, nhập Phật tri kiến để thành Phật như Phật không khác.

Vậy tôi cầu mong cho tất cả quí huynh đệ từ giờ phút này, thân tâm được thanh tịnh, nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căng tăng trưởng để quí vị khi thọ giới thì được đắc giới. Và tôi cũng xin gởi lời cầu chúc đến cho toàn thể chư Tôn Đức quí vị hiện diện hôm nay cũng như toàn thể mọi người, tất cả chúng sinh đều được an lành, đều được an vui, đều được giải thoát.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

---o0o---

Vi tính: Thục Đức

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2017(Xem: 11346)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 8030)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
04/12/2017(Xem: 8848)
Khóa tu sẽ được diễn ra trong 2 ngày 06-07/01/2018 (Thứ Bảy – Chủ Nhật) do CLB Nhân Sinh tổ chức cùng với các đơn vị tham gia đồng hành với dự kiến sẽ có hơn 500 bạn trẻ, sinh viên, học sinh…tham dự tại Bảo Lộc – Đà Lạt – Lâm Đồng.
04/12/2017(Xem: 8840)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International... Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec, và cho đến ngày 12 Dec- 2017 là bế mạc.
03/12/2017(Xem: 6417)
Lời nói đầu tiên, chúng tôi xin được tri ân thầy Thông Giới trụ trì chùa Địa Tạng, đã từ bi hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc hoằng pháp của chúng tôi tại ngôi chùa Địa Tạng trang nghiêm này. Sau đó, cám ơn những lời giới thiệu ưu ái của thầy dành cho "Hội Thiền Tánh Không" cũng như cho bản thân chúng tôi.
03/12/2017(Xem: 7052)
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới.
29/11/2017(Xem: 5937)
Cuối tuần qua, chúng tôi lại có duyên tham dự Khoá tu học mùa Thu hằng năm của Thiền Viện Diệu Nhân ở Rescue, CA. Khoá tu năm nay có chủ đề: Tu Là Biết Mình. Thiền viện này là một chi nhánh của Thiền Tông Việt Nam từ trong nước do Đại Lão Hoà Thượng Thích Thanh Từ dung hợp từ thập niên 70's. Có thể nói, pháp môn Thiền Tông Việt Nam cuối thế kỷ 20 xuất xứ từ Tu Viện Chân Không (1970-1986) và Thiền Viện Thường Chiếu từ năm (1974 cho đến nay) do Ngài chủ trương và hướng dẫn. Vì chúng tôi, chỉ được nhân duyên tu học có hai ngày mà lại bán trú nên có thể những gì chúng tôi viết và cảm nhận ở đây không đầy đủ. Vậy mong quý vị rộng lượng mà hoan hỷ.
26/11/2017(Xem: 11154)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
25/11/2017(Xem: 15808)
Tiệc Chay Gây Quỹ Xây Dựng Đoàn Quán Gia Đình Phật Tử Quảng Đức, Thứ Bảy, 25-11-2017, 6pm, xin trân trọng kính mời
24/11/2017(Xem: 5403)
Trong tuần lễ mùa Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, ý nghĩa ban đầu cũng đã nhạt dần. Và nhiều phần đã biến đổi.Lễ Tạ Ơn đầu tiên tại Hoa Kỳ thực hiện vào tháng 10/1621, tức là cách nay 396 năm. Lúc đó, bữa tiệc Lễ Tạ Ơn Đầu Tiên kéo dài 3 ngày, với 90 thổ dân da đỏ (chữ bây giờ, gọi lịch sự là Người Mỹ Bản Xứ, Native American) và 53 người Pilgrim
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]