Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Phật pháp căn bản - Bài thứ mười lăm

03/04/201320:48(Xem: 39852)
15. Phật pháp căn bản - Bài thứ mười lăm

TRÁITIM CỦA BỤT

Tác giả:THÍCH NHẤT HẠNH.

Phiên tả và hiệu đính: Chân Đoan Nghiêm, Chân Văn
Tâm Phước và Diệu Chánh

Nhà xuất bảnTôn giáo.
Năm xuất bản:2005.

---o0o---

15.

Phật Pháp Căn Bản

Bài thứ mười lăm

Hôm nay là ngày 13 tháng giêng năm 1994, chúng ta ở tại Xóm Thượng và họp tiếp về chánh niệm trong bát chánh đạo. Hôm nay chúng ta đi sang lĩnh vực thứ tư của bốn niệm xứ, là quán niệm về pháp.

Trong Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Bụt dạy chúng ta bốn bài tập dùng hơi thở để quán chiếu về thân, bốn hơi thở khác để quán chiếu về thọ, bốn hơi thở quán chiếu về tâm và cuối cùng là bốn hơi thở để quán chiếu về các pháp. Nói đến Pháp có người hiểu là giáo pháp của Bụt, tuy không sai nhưng không đúng hẳn. Pháp ở đây là một từ để chỉ tất cả mọi hiện tướng gồm sắc pháp và tâm pháp, cố nhiên có giáo pháp ở trong đó. Pháp ở đây gồm pháp thế gian, pháp xuất thế gian, tất cả các đối tượng của tâm. Chúng ta biết có 51 tâm hành, vậy cũng có 51 loại pháp là đối tượng của các tâm hành.

Thí dụ các tâm hành xúc, tưởng và tác ý. Tác ý thức là chú tâm để ý tới, ví dụ nghe tiếng chim hót, ta nhìn lên, đó là tác ý. Những đối tượng làm cho ta tác ý là pháp. Xúc cũng vậy. Khi con mắt ta tiếp xúc với trời xanh thì con mắt ta là cănmà trời xanh là trần. Căn và trần tiếp xúc với nhau phát sinh ra thức, vậy xúc cũng có đối tượng của xúc. Xúc luôn luôn là xúc một cái gì. Tưởng cũng vậy. Tưởng là tri giác. Khi ta nhìn vào đèn, hình ảnh của đèn trong mắt ta là một tri giác, đèn là đối tượng của tri giác. Đối tượng của tưởng là gọi là tướng. Trong từ Hán Việt, chữ tướng (laksana) viết thêm chữ tâm bên dưới thành chữ tưởng. Chúng ta tạo tác ra các tưởng về sự vật ở trong tâm. Núi, sông, trời, biển đều là những tướng, đều là đối tượng của tưởng, và đều thuộc về phạm vi của pháp. Tất cả những gì mà chúng ta nhận thức được trong thế giới đều được gọi là pháp. Chúng ta có những tâm hành như giận, sợ, hay là buồn. Đối tượng của các tâm hành cũng đều gọi là pháp. Tóm lại, pháp là một từ bao hàm tất cả mọi hiện tượng do thân và tâm ta tiếp xúc, kể cả những hiện tượng không phải là sinh lý và vật lý, gọi là các pháp Không tương ưng, mà ta sẽ nói tới sau.

QUÁN PHÁP TRONG PHÁP

Quán chiếu về pháp tức là lấy hơi thở có chánh niệm rọi sáng vào đối tượng hiện đang ở trong tâm, gọi là quán pháp ở trong pháp (contemplation of dharmas in dharmas). Đạo Bụt có danh từ trạch pháp, có nghĩa là khảo sát, nhìn sâu, tìm cho ra bản chất của các pháp (investigation of dharmas). Trạch pháp là một trong thất bồ đề phận, còn gọi là thất giác chi, bảy yếu tố đưa tới giải thoát (the seven factors of enlightenment – bodhyanga). Quán niệm pháp trong pháp tương đương với trạch pháp trong thất bồ đề phận.

Có danh từ nữa là ngũ đình tâm quántức là năm pháp quán có tác dụng làm lắng lại cái tâm rong ruổi của mình. Trong ngũ đình tâm quán trước hết ta có Sổ tức quánlà phép đếm hơi thở. Nhân duyên quánlà quán về tính cách tương tức tương nhập của sự vật. Từ bi quán, còn gọi là niệm Phật quán, nhất là trong các truyền thống tu tịnh độ. Niệm Phật cho đúng thì thế nào cũng phát hiện và nuôi dưỡng được chất liệu từ và bi. Bất tịnh quáncó nghĩa là quán về tính chất bất tịnh, mặt trái của những chiếc huy chương. Sự vật có thể là danh, có thể là lợi, có thể là tài, là sắc. Nhìn một bên ta thấy hấp dẫn nhưng phía sau ta thấy bất tịnh. Sau chót là Giới phân biệt quán. Giới là các hiện tượng, các pháp. Phân biệt là tìm hiểu, quán sát hay quyết trạch.

Vậy thì quán pháp ở trong pháptương đương với giới phân biệt quáncủa Ngũ đình tâm quán và trạch pháp giác chitrong bảy giác chi. Trong bộ Trung A Hàm có Kinh Đa Giới (Bahudhatuka sutta). Bhahu là đa, dhatuka là giới. Kinh này cũng có mặt ở Trung Bộ Kinh (Majihima nikaya). Trong Kinh này Bụt dạy rằng tất cả những sợ hãi, những lo âu và những hoạn nạn của chúng ta đều phát xuất từ sự ngu dốt. Ngu dốt tức là vô minh, sự kiện không thấy được chân tướng của sự vật. Nếu chúng ta khiếp đảm, nếu chúng ta lo âu, nếu chúng ta thấy đời đầy hoạn nạn thì đó là do ta không thấy rõ được chân tướng của vạn pháp. Nếu quán chiếu và quyết trạch được các giới, chúng ta có thể chuyển hoá vô minh và sẽ không còn có cảm giác sợ hãi và bấp bênh nữa. Một hôm, trong khi ngồi thiền, thầy A Nan phát kiến ra rằng tất cả những sợ hãi, lo âu và hoạn nạn của mình đều đã được phát sinh từ sự không thấu hiểu các tâm pháp và sắc pháp. Thầy A nan lên thưa Bụt điều đó, Bụt bảo thầy nói rất đúng. Muốn vượt thoát khỏi lo sợ và sầu bi thì ta phải quán chiếu về giới và Bụt dạy thầy A Nam thế nào là giới.

Trước hết giới là mười tám lĩnh vực của hiện hữu. Con mắt là một giới (gọi là nhãn giới), đối tượng của mắt là một giới (gọi là sắc giới). Cái thấy, là giới thứ ba, nhãn thức giới. Trong lĩnh vực của thấy, vùng đất thứ nhất là con mắt, vùng đất thứ hai là đối tượng của con mắt và vùng đất thức là cái biết phát sinh từ sự tiếp xúc giữa nhãn giới và sắc giới. Đó là ba giới. Rồi đến nghe: nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới; ta tiếp tục tính như vậy với tỷ, thiệt, thân và ý, tất cả là sáu căn. Rồi đến sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Sau đó là sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Cộng lại là mười tám giới. Có thể nói là mọi hiện tượng trong vũ trụ đều bao gồm trong mười tám giới. Bụt dạy nếu chúng ta quán chiếu về mười tám giới và thấy được bản chất của mười tám giới thì chúng ta có thể vượt thoát vô minh và mọi sợ hãi, hoạn nạn và lo buồn.

Thầy A Nan hỏi:” Có thể có một định nghĩa khác về giới hay không?” Bụt nói:” Có thể. Chúng ta có thể quán chiếu về sáu giới: địa, thuỷ, phong, hỏa, không và thức.”

Trước hết là địa, thuỷ, hoả, phong: đất, nước, lửa và không khí, gọi là bốn đại (mahabhuta). Giới thứ năm là không, tức là không gian, giới thứ sáu là thức. Nếu quán chiếu từng giới, chúng ta có thể thấy mỗi giới chứa đựng tất cả năm giới khác. Trong địa có thủy, hỏa, phong, không và thức. Trong thức cũng có địa, thủy, hỏa, phong và không,v.v.. Quán chiếu địa , thủy, hỏa, phong, không và thức ở trong tự thân ta, rồi quán chiếu địa, thuỷ. hỏa, phong, không và thức ở ngoài. Thấy rằng không có biên giới giữa lục xứ bên trong và lục xứ bên ngoài, chúng ta thoát khỏi ý niệm về sống chết.

Thầy A Nan lại hỏi: “Bạch Đức Thế Tôn, ngoài cách quán chiếu giới qua mười tám loại và qua sáu loại, có thể quán chiếu về giới bằng cách khác nữa không?” Bụt nói: “Có thể được. Lạc, khổ, hỷ, ưu, xả và vô minh cũng là sáu giới.”

Nhìn cho kỹ lĩnh vực của lạc, của hạnh phúc, chúng ta tiếp xúc, nhận thức cho thấu đáo; nhờ công phu quyết trạch và tìm tòi, ta biết được bản chất về lạc. Quán chiếu sâu sắc để tìm ra bản chất của lạc, ta biết rằng có những thức trước kia chúng ta nghĩ là nhu yếu cần thiết mà kỳ thực chỉ là những ràng buộc làm cho ta mất hạnh phúc chân thật. Biết như vậy thì chúng ta sẽ tự giải thoát khỏi những nhu yếu đó. Về Khổcũng vậy. Quán chiếu nỗi khổ, không sợ hãi, không chạy trốn, đi sâu vào quán chiếu, ta thấy được bản chất của khổ. Đó gọi là trạch pháp, là giới phân biệt quán. Ưulà sự lo lắng. Lo lắng là chứng bệnh của thời đại chúng ta. Hỷlà niềm vui (having fun, having a good time). Chúng ta nhìn sâu, để xem đó có phải là niềm vui chân thật, có tính cách nuôi dưỡng và chuyển hóa ta hay không, hay chỉ là những hiện tượng bên ngoài cốt để che lấp sầu đau. Có cô thiếu nữ người Pháp trong một khóa tu ở Paris nói: “Bạch Thầy, có khi giữa một buổi dạ hội nhảy múa quay cuồng, đang cười cười, nói nói với các bạn, tự nhiên con khựng lại. Con thấy chuyện nhảy múa chẳng qua chỉ là một lớp màn mỏng dùng để che đậy những khối lo lắng và buồn khổ nằm ở trong lòng con mà thôi.” Cái hỷ này không phải là chân hỷ, không phải là niềm vui đích thực. Xảtức là sự buông bỏ. Quán chiếu sâu xa, ta thấy rằng xả là điều kiện tất yếu của hạnh phúc. Trong trại tỵ nạn Song Kla có một bà than rằng vàng dấu trong người bị hải tặc lấy hết cả. Bà chỉ còn giữ được có một chỉ vàng, lên tới bờ bà khóc: ”Còn mỗi một chỉ vàng làm sao tôi sống được đây?” Một ông khác cũng bị cướp hết, chỉ còn cái quần đùi. Ông cười, nói: “Bây giờ chỉ còn cái quần sà-loỏng tôi làm sao sống đây?” Ông ta vừa nói vừa cười rất vui vẻ, trong khi bà kia, vẫn còn có một chỉ vàng, rất đau khổ. Chúng ta có hạnh phúc khi không bị vướng mắc vào những thứ mà ta tưởng là điều kiện thiết yếu của hạnh phúc. Điều kiện thiết yếu của hạnh phúc là tự do. Xả là tự do. Khi trong tâm còn ôm ấp, tham đắm, vướng mắc, ta không có tự do, mà không có tự do thì không có hạnh phúc.

Bụt lại dạy phương pháp quán chiếu về sáu giới khác là dục, ly dục, sân, vô sân, hại và bất hại. Trước hết là sự quán chiếu về dục, tức là về sự thèm khát và đối tượng của thèm khát. Rồi quán chiếu ly dục, để đạt tới tự do lớn hơn. Vướng vào năm dục thì ta trở nên nô lệ cho năm sự thèm khát là: tài, sắc, danh, thực và thụy. Rồi ta quán chiếu về giới thứ ba là sân. Khối lửa sân hận chạy thầm suốt ngày suốt đêm trong người làm ta đau khổ. Ôm ấp một mối giận hờn và oán trách trong lòng thì ta là người đau khổ trước, còn kẻ được xem là đối tượng của cơn giận, ta không biết họ có đang khổ hay không. Vô sân (the absence of anger) là nền tảng cho từ bi. Lĩnh vực thứ năm, hại (harming) tức là làm hư hoại, tan nát, hại mình, hại người, hại thiên nhiên và những hình thái khác của sự sống xung quanh. Ăn chay là thực tập bất hại. Có người muốn ăn chay chỉ vì muốn thêm sức khoẻ, vì sợ ăn chất béo. Nhưng trong khi ăn chay ta có thể nuôi dưỡng đức từ bi. Thấy cắt cổ một con thú để máu chảy ra mà làm tiết canh, ta không chịu nổi. Lúc đầu có thể ta đã chịu nổi, vì khi sinh ra và lớn lân ta đã thấy sát sinh nên thành quen mắt. Nhưng khi tập quán chiếu, ta thấy rằng trong trường hợp ta bị cứa cổ như vậy, thì ta đau khổ lắm. Do đó ta nhìn vào con vịt, con gà hay con cá đang bị giết, ta thấy trong lòng không an ổn. Khi thấy người ta đẩy từng con bò, con này rồi tới con kia vào lò sát sinh, hoặc khi thấy hàng trăm, hàng ngàn con gà đang bị đẩy vào máy để bị cắt cổ và nhổ lông, tự nhiên ta thấy lòng đau sót. Nhiều người thấy một lần như vậy thì phát nguyện ăn chay luôn. Thế giới đầy dẫy những căm thù, bạo động. Chiến tranh là do chúng ta không nuôi dưỡng lòng từ bi. Ăn chay là một trong những phương pháp nuôi dưỡng lòng từ bi của chúng ta. Ăn chay là thực tập bất hại (non harming). Ngoài ra chúng ta phải nhìn cây cối, sông nước, bầu không khí để thấy rằng cây cối, sông nước, địa cầu cũng cần được bảo vệ, vì tất cả đều có sự sống. Bất hại (ahimsa) là một đức rất lớn trong đạo Bụt. Khi chúng ta thiếu tâm bất hại, chứng kiến sự giết chóc và tàn hại đời sống mà không động lòng, thì chúng ta không có hạnh phúc. Không có tình thương thì không có hạnh phúc. Ngày xưa có một thi sĩ viết về bát canh thịt:

Thiên bách niên lai uyển lý canh

Oán thâm như hải, hận nan bình

Dục tri thế thượng đao binh kiếp

Thí thính đồ môn dạ bán thanh

dịch:

Ngàn năm qua một bát canh

Oán sâu biển cả hận thành non cao

Muốn hay nguồn gốc binh đao

Lắng nghe quán thịt tiếng gào thâu đêm.

Chỉ cần nhìn vào trong bát canh và miếng thịt trong đó, ta sẽ thấy niềm oán hận của các loài bị tàn sát; nỗi oán hận này sâu như biển, lớn như núi. Nếu muốn biết được bản chất của chiến tranh ở trên thế giới, chỉ cần nửa đêm thức dậy lắng nghe tiếng gào thét của những con vật đang bị sát hại ở nhà đồ tể. Cho nên nếu có nhiều người biết thực tập ăn chay đàng hoàng thì chiến tranh sẽ giảm. Có rất nhiều nhà chính trị, kinh tế và khoa học đang nghiên cứu những cách thức làm giảm bớt chiến tranh. Nhưng chúng ta phải biết rằng chiến tranh chỉ có thể giảm bớt khi tâm từ bi của chúng ta phàt triển. Ăn chay để tâm từ bi và tâm bất hại phát triển ở torng lòng từ trẻ em đến người lớn, đó là một trong những phương pháp hay nhất để mang lại hòa bình. Có người nói rằng: “Trời sinh con cá để cho người ăn, tại sao không ăn?” Người ta sẽ hỏi lại: “Trời sinh con người để làm thức ăn cho vi trùng, hay cọp beo, tại sao không để cho vi trùng hay cọp beo ăn?”

Bụt lại nói với thầy A Nan rằng ta có thể quán chiếu về ba giới, là dục giới, sắc giới và vô sắc giới, tức là ba cái lĩnh vực của hiện hữu. Đừng tưởng rằng ta chỉ sống trong dục giới. Chúng ta cũng đang sống trong sắc giới, đồng thời cũng sống trong vô sắc giới. Ba yếu tố đều có mặt trong giây phút, trong cảnh sống hiện tại. Vì vậy phải chuyển hóa thân tâm thì mới vượt thoát khỏi khổ đau của tam giới. Kinh dạy rằng: “tam giới bất an do như hỏa trạch”, nghĩa là trong ba cõi không có sự yên ổn, giống như một cái nhà đang cháy. Tam giới là ba cõi, tạo tác bằng tâm chúng ta. Khi tâm của chúng ta có dục, có sân, có hại thì chúng ta tạo ra căn nhà lửa cháy. Tâm chúng ta ly dục, vô sân và bất hại là chúng ta tạo ra một hồ sen tươi mát, dập tắt được những khổ đau của ba cõi.

Sau đó Bụt dạy thầy A Nan rằng ta cũng có thể quán chiếu về hai giới, tức là hữu vi giới và vô vi giới. Có thể hiểu hữu vi giới là bình diện tích môn, còn vô vi giới là bình diện bản môn. Hữu vi tức là lĩnh vực của những hiện tượng tương đối, có sinh, có diệt, có trước, có sau, có trong, có ngoài, có lớn, có nhỏ. Và vô vi giới tức là lĩnh vực của tự do, thoát khỏi những ý niệm sinh, diệt, tới, lui, trước, sau, lớn. nhỏ. Hữu vi giới như là sóng, vô vi giới là nước, không phải là hai thể tính biệt lập, Nói về sóng, chúng ta thấy có cao, có thấp, có sinh, có diệt, nhưng nhìn về phương diện nước, chúng ta thoát khỏi các ý niệm cao, thấp, sinh, diệt. Quán chiếu về hai mặt của thực tại, hữu vi và vô vi, chúng ta cũng có thể vượt thắng sợ hãi, lo buồn và các hoạn nạn. Vì trong Kinh này Bụt dạy về nhiều loại giới để quán chiếu, nên Kinh được gọi là Kinh Đa giới. Kinh này là Kinh thứ 115 của Trung Bộ Kinh và Kinh thứ 181 của Trung A Hàm. Trong Hán tạng cũng có một Kinh khác tương đương, đó là Kinh Phật Thuyết Tứ Phẩm Pháp Môn Kinh (D.C.776).

CHÁNH TINH TẤN

Tinh tấn có nghĩa là sự siêng năng, là sự có mặt của một nguồn năng lượng, một sức sống trong ta. Năng lượng để làm gì? Năng lượng để đưa chúng ta đi tới chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, và chánh định. Đó là Chánh Tinh Tấn. Còn năng lượng đẩy chúng ta đi về nẻo khác, đó là tinh tấn. Có những người có đức siêng năng, có nhiều năng lượng, nhưng đó không phải chánh tinh tấn. Họ được tác động bằng những ước muốn không chân chính như tài, sắc, danh,v.v.. Càng tinh tấn đi về các nẻo ấy chừng nào thì càng vướng mắc, càng mất tự do. Có khi tuy không bị danh, lợi, tài và sắc thúc đẩy, vì trong lòng chất chứa quá nhiều khổ đau, nhưng người ta không thể ngồi yên được vì ngồi yên thì những đau khổ ngấm ngầm sẽ hiện lên khuấy trộn. Cho nên họ luôn tay làm bất cứ việc gì để quên lãng khổ đau. Không có khả năng đối diện với bất an, đau khổ, họ tìm lãng quên trong công việc, có thể được khen rằng: “Anh này siêng năng quá!” Siêng năng này không phải là chánh tinh tấn. Có nhiều người vùi đầu vào sách cũng vỉ họ thiếu bình an và hạnh phúc. Nhìn vào thì thấy anh này siêng năng quá, tinh tấn quá. Nhưng kỳ thực không phải. Có trường hợp trong đó ta cần mẫn và tu tập rất đều đặn, nhưng có thể là ta đang đi sai đường mà ta không biết. Đó cũng không phải là chánh tinh tấn. Đôi khi tập thiền, ta đi theo một lối tập càng ngày càng làm cho ta xa lìa cuộc sống thực tế chung quanh. Năng lượng thực tập đó cũng không phải là chánh tinh tấn, Dầu có hành trì chuyên cần đến mấy đi nữa, năng lượng ấy cũng không đưa ta tới chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm và chánh định.

Chánh tinh tấn phải được nuôi dưỡng bằng những chi phần khác của bát chánh đạo. Nếu không có chánh kiến, thì không có chánh tinh tấn. Khi biết con đường tu tập đưa ta tới an lạc đích thật thì tự nhiên trong lòng ta phát sinh niềm hân hoan và phấn khởi. Niềm hân hoan phấn khởi đó tạo ra năng lượng, đưa ta tới chánh tinh tấn. Hơn nữa, trong khi thực tập ta thấy được kết quả của sự chuyển hóa ở chính mình, thấy được kết quả chuyển hóa nơi những người chung qaunh, và niềm tin của ta lớn mạnh. Sau khi đi thiền hành một giờ đồng hồ, ta thấy thân tâm khỏe hơn trước. Ta nghĩ phương pháp thiền hành này ta phải nắm vững, mỗi khi trong lòng bất an thì ta phải mang ra dùng. Tin tưởng phương pháp thiền hành, ta khuyên một người bạn tu “anh nên đi thiền hành đi, một giờ đồng hồ sau ta sẽ nói chuyện!” Người đó đi một giờ đồng hồ về, con người tươi mát hơn và nói chuyện với ta dễ dàng hơn. Ta càng tin vào phương pháp thiền hành. Cho nên ta thấy chánh tinh tấn được nuôi dưỡng bằng chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm và chánh định.

Chúng ta đã có kinh nghiệm là sau khi nghe một bài pháp thoại ta có thể hân hoan, hăng hái và niềm tin của ta nơi pháp môn vững vàng hơn. Nhưng có những người nghe giảng mà dù cố gắng hết sức cũng vẫn thấy buồn ngủ như thường. Trong thính chúng một trăm người, chỉ có mấy người không buồn ngủ. Mấy người này nghe rất chăm chú, bởi vì họ nghe đúng phương pháp. Bài giảng không hào hứng, không hay. Nhưng những người này trong khi nghe họ biết quán chiếu để nhìn cho thấu suốt. Họ thấy rõ được tâm của người giảng, nên họ khám phá ra được những điều mà người khác không thấy. Cũng như khi xem một phim dở, nếu ta xem với tư cách một nhà phê bình nghệ thuật, hay một nhà tâm lý học, ta có thể nhìn thấu rõ kỹ thuật, học vấn, gốc gác và cả tâm địa của người làm phim, nhờ đó ta thấy việc coi phim cũng rất hào hứng. Khi có những điều kiện tâm lý như thế, thì tuy không có ai nhắc mà ta vẫn tinh tấn, vì có một niềm vui đã xuất phát tự bên trong ta.

Nghe một bài giảng hay thì tự nhiên dễ dàng đạt tới định. Địnhấy được tạo thành, được nuôi dưỡng bằng niềm vui, bằng cái hay, cái đẹp. Nhưng quanh ta có rất nhiều cái có dáng dấp nhỏ bé, tầm thường, mà thật ra rất mầu nhiệm và vĩ đại. Thế mà có khi sống cả một đời chúng ta cũng không nhìn thấy. Hãy nhìn những người quay phim chuyên môn chụp lấy những hình thái sinh hoạt nhỏ bé của sự sống. Họ chụp những bông hoa rất nhỏ, họ quay phim đời sống của loài kiến, hoặc loài ong. Con mắt của họ nhận xét rất tinh tường và họ dùng ống kính để chỉ cho chúng ta thấy biết bao nhiêu chi tiết mầu nhiệm của sự sống xung quanh ta. Chúng ta cũng có mắt như họ nhưng không thấy được những cái ấy, vì ta không kiên nhẫn, không thao thức tìm tòi để tiếp xúc với những mầu nhiệm đó.

Tóm lại, khi sự tu học của chúng ta được dẫn dắt bởi cái thấy đúng, khi chúng ta đạt tới được những kết quả tốt đẹp, chứng nghiệm được những niềm vui trong ta và nơi người xung quanh, thì tự nhiên ta có năng lượng của chánh tinh tấn.

Chánh tinh tấn có thể hiểu theo nội dung của tứ chánh cần. Chữ cần có nghĩa là chăm chỉ (samyak prahàna). Và chúng ta nên hiểu tứ chánh cần theo một quá trình tâm lý. Trước hết, chúng ta tu tập chánh tinh tấn bằng chánh niệm. Khi có một niệm bất thiện khởi lên thì chúng ta phải thực tập thế nào để nó đừng phát hiện trở lại trong tương lai. Trong tâm, chúng ta biết dưới phần ý thức là phần tàng thức. Trong tàng thức đang có những hạt giống bất thiện, không lợi ích cho sự giải thoát. Khi một hạt giống bất thiện được tưới tẩm, nó phát hiện trên mặt ý thức thành một tâm hành bất thiện, Nếu chúng ta để tâm hành ấy y nguyên như vậy, hay tiếp tục nuôi dưỡng nó, thì nó càng ngày càng lớn, và chiếm chỗ thật lâu trong cái phòng khách ý thức. Đến khi rời khỏi ý thức, chìm xuống tàng thức và trở lại thành hạt giống thì hạt giống ấy đã được nuôi lớn thêm.

Thấy rõ quá trình đó, để đối trị, ta phải dùng chánh niệm chuyển hóa hạt giống từ trước khi nó phát khởi. Thực tập tứ chánh cần là mỗi khi có một tâm niệm bất thiện, như tham, sân, si, mạn, nghi, hoặc kiến khởi lên thì chúng ta phải biết cách sử lý chúng bằng chánh niệm. Nhận diện một tâm hành không an lành vừa mới phát khởi:” tôi đang bực bội và biết là có sự bực bội trong tôi”. Đó là cách nhận diện đơn thuần. Chỉ cần nhận mặt thôi, ta cũng có thể làm cho tâm niệm đó tan đi, trở lại tàng thức, nằm yên nơi gốc của nó. Có trường hợp tâm niệm bất thiện không chịu tan đi. Trong Kinh Song Tầm (Dvedhavitaka), thuộc Trung Bộ 19 (Majihima nikaya), Bụt dạy chúng ta một phương pháp là thay chốt.

Khi người thợ mộc muốn gắn hai cái đà gỗ với nhau, người ấy đục lỗ và cho một con chốt xuyên qua từ thanh gỗ này sang thanh gỗ kia. Lâu ngày, con chốt bị mục, người thợ muốn rút nó ra, thay nó bằng con chốt mới. Nếu không thì các cây đà sẽ long ra và nhà sẽ sập đổ. Phương pháp của người thợ mộc Ấn độ thời đó là dùng một cái chốt thứ hai, còn tốt, đóng vào đúng nơi đầu cái chốt thứ nhất. Cái chốt mới sẽ đẩy cái chốt cũ đi ra ngoài để tự mình thay thế. Đó gọi là phương pháp thay chốt. Nếu biết làm phát khởi và nuôi dưỡng một tâm niệm thiện thì ta có thể đẩy tâm niệm bất thiện đi ra, giống như người thợ mộc thay chốt. Chúng ta cũng có thể giúp nhau phát khởi tâm niệm thiện, giúp bạn tu của ta thoát khỏi tâm trạng không lành bằng cách khích lệ, nuôi dưỡng những tâm niệm lành nơi người ấy.

Phương pháp thứ hai là ta quán chiếu để nhận diện những hạt giống bất thiện, khi chúng đã phát hiện lên cũng như khi chúng còn ẩn nấp trong tàng thức. Phép đó gọi là bất tịnh quán, trong ngũ đình tâm quán. Giả dụ một người vừa mới tắm, có ai mang tới xác một con rắn chết mà quàng vào cổ thì người đó biết ngay. Tâm niệm bất thiện cũng giống như vậy. Phải quán chiếu và nhận diện ý niệm bất thiện ngay khi nó mới sinh khởi.

Ngũ căn và ngũ lực là tín, tấn, niệm, định và tuệ, trong đó có tín, là niềm tin. Ta tin vào Bụt, vào Pháp, vào Tăng, tin vào con đường ta đi. Niềm tin đó từ chánh kiến và chánh tư duy mà phát sinh ra. Nhờ niềm tin đó nên chúng ta có năng lực, có niềm vui, có nguồn năng lượng gọi là chánh tinh tấn, Tin nơi con đường ta đang đi, đó gọi là Bồ đề tâm, là ước muốn sâu xa muốn đem an lạc và hạnh phúc để hiến tặng con người và mọi loài. Niềm tin đó đưa tới sự tinh tấn.

Hai yếu tố khác trong bảy giác chi là hỷ và kinh an cũng góp phần tạo nên chánh tinh tấn. Hỷ là niềm vui, niềm vui trong đời tu học, phát hiện khi ta thấy thành quả tu học của mình và của người khác, khi ta thấy được con đường sáng đang đi. Khinh an là sự thanh thản nhẹ nhàng. Nếu không có niềm vui, không có sự thanh thản nhẹ nhàng thì chúng ta không thể có tinh tấn. Cho nên chánh tinh tấn chuyên chở trong bản thân các yếu tố khinh an, hỷ và tín.

Chánh niệm và chánh định cũng vậy. Nhờ thực tập chánh niệm mà ta có hỷ và khinh an nghĩa là tinh tấn, và chánh niệm của ta sẽ vững mạnh. Khi biết sống ý thức trong từng giây phút, tự nhiên ta có định trong đời sống hàng ngày. Định không phải chỉ có nghĩa là trạng thái tâm nhất cảnh khi ngồi thiền, nghĩa là khi đã đi vào định rồi thì trời mưa gió sấm sét ta cũng không nghe. Định còn có những nghĩa khác. Sống đời sống hàng ngày, nấu bếp, quét dọn, giặt giũ mà ta vẫn ở trong định, vì ta đang biết sống trong chánh niệm. Mỗi giây phút có chánh niệm là mỗi giây phút có chánh định. Và đối tượng của định có hai loại. Đối tượng đầu là những gì đang xẩy ra trong giờ phút đó. Ví dụ khi quét nhà thì ta có định trong việc quét nhà, khi rửa chén thì ta có định trong việc rửa chén. Khi chim hót mà ta có định thì đối tượng của định là tiếng chim hót. Khi thông reo thì đối tượng của định là thông reo. Thứ hai là khi ngồi thiền ta có thể chọn một đối tượng của định. Ví dụ trong hai mươi phút hay là bốn mươi phút đồng hồ ta chỉ chuyên chú vào một đối tượng như hơi thở, hoặc một tâm hành, hoặc phát khởi tâm xót thương những loài đang bị giết chóc. Trong khi thực tập, ta không cho những đối tượng khác lọt vào. Đó là Nhất điểm hành(ekagata), tâm ý ta chỉ nhắm vào một đối tượng duy nhất mà thôi.

---o0o---

Mục Lục> 01> 02> 03> 04> 05> 06> 07> 08

> 09> 10> 11> 12> 13> 14> 15 > 16>

17> 18> 19> 20> 21> 22.> 23> 24> 25

---o0o---

Vi tính: Hoằng Chơn Quảng Đài
Trình bày: Nhị Tường , Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2021(Xem: 16026)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3712)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6085)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6277)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
28/06/2021(Xem: 3973)
Trước khi nói đến tinh thần Trung đạo của Phật giáo, thiết nghĩ cần phân biệt sự khác nhau giữa tinh thần “Trung dung” và “Trung đạo.” “Trung dung” là những thiên trong Kinh Lễ. Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra Mục đích của sách Trung Dung là giúp con người hiểu được đạo “Trung dung” để đạt đến một trình độ đạo đức cao hơn. Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử. Cũng theo tinh thần “Trung dung” như thế, không thể có một thái độ “Trung dung” cố định; tùy thời tùy thế mà linh hoạt. “Trung dung” với ý nghĩa trên là dung hợp, quân bình giữa thái quá và bất cập. Ví dụ : thuyết Duy Vật chủ trương tranh đấu; thuyết Duy Tâm của Đức Khổng Tử, chủ trương điều hòa hai yếu tố cực đoan bằng lẽ Trung Dung.
27/06/2021(Xem: 8313)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5599)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15591)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10829)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 7917)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]