Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG 6: ĐẠO PHẬT SO VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHÁC

03/04/201314:34(Xem: 25621)
CHƯƠNG 6: ĐẠO PHẬT SO VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHÁC

vstp-bia

Vì sao tin Phật

Hòa thượng K. Sri Dhammananda

Thích Tâm Quang dịch Việt,
California, Hoa Kỳ, 1997

Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987


---o0o---

Chương 6

ĐẠO PHẬT ĐỐI CHIẾU VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC

-ooOoo-

ĐẠO PHẬT CÓ GIỐNG NHỮNG GIÁO LÝ ĐƯƠNG THỜI KHÁC TẠI ẤN KHÔNG?

Giáo Pháp chứng ngộ bởi Đức Phật chưa bao giờ được nghe thấy trước đây.

Trong bài thuyết pháp đầu tiên trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakka), Đức Phật dạy rằng từ trước đến nay chưa ai từng được nghe Pháp mà Ngài giảng dạy. Kiến thức về Pháp được khơi dậy rất sáng tỏ về quan điểm, về sự hiểu biết, trí tuệ, sự thâm nhập, và giác ngộ của Ngài.

Nhiều người cho rằng Đức Phật không thuyết giảng một học thuyết mới mà Ngài chỉ canh tân giáo lý cổ truyền đang hiện hữu tại Ấn. Tuy nhiên, Đức Phật không chỉ là nhà cải cách Ấn Độ Giáo như một số lãnh đạo của tín ngưỡng cổ xưa này khẳng định. Cách sống và giáo lý của Ngài khác biệt hẳn cách sống và những đức tin tôn giáo của người dân Ấn Độ đã có. Ngài sống, giảng dạy, và chết không phải như một Vị Thầy Vệ Đà hay Bà La Môn Giáo. Đức Phật không xác nhận đã mang ơn nơi nào về đức tin cũng như cách tu tập. Đức Phật coi tự mình khai sáng một phương pháp đạo giáo hữu lý, mở ra một con đường mới. Tóm lại Ngài đã cách mạng lối sống đạo lý một cách cao thượng.

Đó là lý do chính tại sao nhiều nhóm tôn giáo khác không đồng ý với Ngài. Ngài bị buộc tội, công kích, và thóa mạ bởi những vị thầy tên tuổi và của giáo phái Vệ Đà - truyền thống Bà La Môn. Do ý đồ muốn phá Đức Phật hay muốn sát nhập Đức Phật và Giáo Lý của Ngài vào tôn giáo của họ nên người Bà La Môn trước thời đại trước Tây Nguyên đã đi quá xa chấp nhận Đức Phật như Đấng Vô Thượng hay một hóa thân của Thượng Đế của họ. Những nhóm khác lại khinh miệt Ngài như một vasalaka, mundaka, samanaka, nastika,sudra. (Những danh từ này được sử dụng trong thời Phật tại thế để lăng mạ nhà tu hành).

Đương nhiên là Đức Phật đã cải cách một số các tập tục, nghĩa vụ trong đạo giáo, nghi lễ, đạo lý, và lối sống. Phẩm cách cao cả của Ngài tựa như đầu đinh nhọn chọc vào những trái bóng bóng của các tín ngưỡng tu tập sai lầm làm chúng nổ tung và phô bày sự rỗng tuếch.

Những liên hệ rộng lớn về giáo lý căn bản, triết lý và tâm lý, cho rằng Đức Phật đã cóp nhặt những ý kiến của những tôn giáo hiện hữu thời bấy giờ là hoàn toàn vô căn cứ. Chẳng hạn trước thời Đức Phật chưa hề có ý niệm về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và Niết Bàn. Mặc dù sự tin tưởng về Nghiệp và tái sanh rất phổ biến lúc bấy giờ, Đức Phật đã đưa ra những giải thích hợp lý và rốt ráo về sự đức tin này và trình bày nó như một định luật nhân quả tự nhiên. Mặc dù vậy, Ngài không hề châm biếm đức tin hay cách hành trì chân thành của bất cứ đạo giáo nào cả. Ngài tán thán giá trị của Chân Lý mà Ngài thấy được ở nhiều tôn giáo khác và Ngài lại còn cho thêm cách thuyết minh tốt đẹp hơn về đức tin của họ. Cho nên Ngài đã từng nói Chân Lý phải được tôn trọng dù bất cứ ở đâu. Tuy nhiên Ngài chẳng bao giờ sợ sệt mà không dám nói thẳng về những hành vi đạo đức giả hiệu và dối trá.

ĐẠO PHẬT LÀMỘT LÝ THUYẾT HAY MỘT TRIẾT LÝ?

Sự giác ngộ của Đức Phật không phải là một sản phẩm của trí năng đơn thuần.

Trong thời Đức Phật tại Ấn, có rất nhiều học giả theo đuổi kiến thức chỉ để nhằm lợi ích cho bản thân. Những người này đầy ắp hiểu biết về lý thuyết. Thật vậy, một số đi từ tỉnh, thành thị này đến phố thị khác để tranh luận so tài và nỗi vui mừng rộn ràng của họ là đánh bại được địch thủ trong các trận khẩu chiến này. Đức Phật nói những người như vậy chưa gần được sự chứng ngộ chân lý vì mặc dù tài giỏi và kiến thức cao, nhưng họ vẫn chưa có trí tuệ thực sự để vượt khỏi tham, sân, si. Quả vậy, những người như thế thường tự đắc và khoa trương. Quan niệm ích kỷ của họ làm xáo động bầu không khí đạo giáo.

Theo Đức Phật, trước nhất ta phải tìm hiểu chính tâm ta. Phải làm công việc này bằng cách tập trung tâm định để đạt được trí tuệ thâm sâu hay sự thấu suốt. Tuệ giác này đạt được không phải bằng lý luận triết lý hay kiến thức thế gian nhưng bởi sự âm thầm quán chiếu cái "ta" ảo tưởng.

Phật giáo là lối sống đứng đắn đem bình an và hạnh phúc cho mỗi chúng sanh. Phật Giáo là một phương pháp loại bỏ lầm than tìm cầu giải thoát. Giáo lý của Đức Phật không giới hạn cho một quốc gia hay một chủng tộc nào. Giáo lý đó cũng chẳng phải là tín điều hay đức tin suông. Đó là giáo lý cho cả vũ trụ. Đó là giáo lý muôn thuở. Mục tiêu của giáo lý ấy là phục vụ bất vụ lợi, thiện chí, hòa bình, giải thoát và loại bỏ khổ đau.

Giải thoát trong Phật Giáo là một vấn đề cá nhân. Bạn phải tự cứu bạn cũng như bạn phải ăn, uống, ngủ nghỉ. Lời khuyên dạy của Đức Phật nhắm vào đường lối giải thoát, nhưng Ngài không bao giờ muốn những lời khuyên dạy ấy được tiếp nhận như một lý thuyết hay một triết lý. Khi người ta hỏi Ngài là Ngài chủ trương lý thuyết gì, Ngài trả lời Ngài không thuyết giảng lý thuyết nào, và những gì Ngài thuyết giảng đều là kết quả của chính kinh nghiệm bản thân Ngài. Cho nên giáo lý của Ngài không cống hiến một lý thuyết nào. Lý thuyết không thể mang con người đến mức toàn hảo về tâm linh. Lý thuyết chính là cùm xích trói buộc tâm thức, cản trở bức tiến của tinh thần. Đức Phật dạy: "Người trí không đặt niềm tin vào những lý thuyết suông. Họ khó tin vào những gì họ chỉ thấy và nghe".

Lý thuyết là sản phẩm của trí năng, và Đức Phật hiểu rằng trí thức của con người có giới hạn. Ngài dạy rằng giác ngộ không chỉ do trí năng mà đạt được. Ta không thể hoàn tất được cuộc giải phóng bằng một lớp đào tạo trí năng. Câu trên đây có vẻ như không hợp lý nhưng đó là sự thật. Những nhà trí thức dành quá nhiều thì giờ quý báu vào việc nghiên cứu, phân tích để phê phán và tranh luận. Họ thường bỏ rất ít thì giờ hay không có thì giờ cho việc tu tập.

Một tư tưởng gia uyên bác (nhà triết lý, khoa học, siêu hình học vân vân...) cũng có thể biến thành một nhà trí thức điên khùng. ông ta có thể là một nhà trí thức siêu việt với thiên phú lãnh hội ý kiến rất nhanh và có thể diễn tả tư tưởng rất rõ ràng. Nhưng ông ta không chú ý đến hành động của chính ông ta và những hậu quả của nó, và nếu ông cứ miệt mài hoàn thành ước vọng và sở thích của mình bằng mọi giá, theo Đức Phật, ông là nhà trí thúc điên khùng, một người trí thức hạ đẳng. Một người như vậy sẽ tự ngăn chặn mức tiến bộ tâm linh của mình.

Giáo lý của Đức Phật chứa đựng việc thực hành trí tuệ không bị giới hạn vào lý thuyết hay triết lý vì triết lý chỉ đề cập đến kiến thức mà không chú trọng đến việc áp dụng kiến thức vào việc tu tập hàng ngày.

Phật Giáo đặt trọng tâm vào việc tu tập và chứng ngộ. Triết lý gia thấy những lầm than và thất vọng của đời sống, nhưng không giống như Đức Phật, họ không đưa ra giải pháp thực tiễn để vượt qua những khủng hoảng là một phần bản chất bất-toại-nguyện của đời sống. Nhà triết lý chỉ đẩy tư tưởng của họ vào đường cùng. Triết lý hữu ích vì làm phong phú tinh thần và giảm thiểu những tín điều không cho mở mang tâm trí. Về mặt trên đây, Phật Giáo công nhận giá trị của triết lý, nhưng triết lý không thỏa mãn được sự khao khát về tâm linh.

Xin hãy nhớ mục tiêu chủ yếu của người Phật Tử là đạt thanh tịnh và giác ngộ. Giác ngộ đánh bại vô minh là gốc rễ của sanh tử. Tuy nhiên sự đánh bại vô minh đó không thể hoàn tất ngoại trừ bằng sự huân tập, lòng tin tưởng vào chính mình. Tất cả những nỗ lực khác - nhất là chỉ có tính cách học thức suông đều không hữu hiệu. Vì thế Đức Phật kết luận: "Những câu hỏi siêu hình không đem lợi ích, không liên quan gì đến Pháp, không đưa đến giới hạnh, đến buông bỏ, đến chuyển hóa tham dục, hay đưa đến trầm lặng, an lạc, đến hiểu biết thực sự hay tuệ giác cao thâm hay đến Niết Bàn. (Kinh Malunkyaputta Sutta - Majjhima Nikaya). Thay vào việc luận đoán siêu hình, Đức Phật chú tâm chỉ dạy một hiểu biết thực tiễn về Tứ Diệu Đế mà Ngài khám phá ra: Cái Gì là Khổ, Cái Gì là Nguyên nhân của Khổ, Cái Gì là Dứt Khổ, và Làm Sao Diệt Khổ để giác ngộ được sự giải thoát cuối cùng. Tất cả những Chân lý ấy toàn là những vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể thực hành được, chứng nghiệm được và nhận định được nếu người đó thực sự muốn giải thoát.

Giác ngộ xua tan vô minh, đó là lý tưởng của đời sống người Phật Tử. Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng giác ngộ không phải là một hành động của trí thức. Luận đoán suông sẽ đi ngược lại giác ngộ và không đi đến sự tiếp xúc gắn bó với cuộc sống. Cho nên tại sao Đức Phật đặt trọng tâm vào kinh nghiệm bản thân. Thiền định là một hệ thống khoa học thực tiễn để kiểm soát Chân Lý đến từ kinh nghiệm bản thân. Qua thiền định, ý chí cố gắng vượt lên khỏi điều kiện mà chính ý chí đã đặt lên chính nó, đó là sự tỉnh thức của tâm thức. Siêu hình học chỉ cột chúng ta xuống một khối tư tưởng và lời nói rối ren, mờ mịt.

PHẬT GIÁO CÓ BI QUAN KHÔNG?

Phật giáo không bi quan mà cũng không lạc quan. nhưng là một tôn giáo thực tiễn.

Vài nhà phê bình cho Phật Giáo là bệnh hoạn, yếm thế, lẩn quẩn bên khía cạnh đen tối, u ám của cuộc sống, là kẻ thù của các lạc thú vô hại, dửng dưng chà đạp lên các thú vui hồn nhiên của cuộc đời. Họ coi Phật Giáo như bi quan, nuôi dưỡng thái độ vô vọng về cuộc đời, khuyến khích một cảm giác mơ hồ chung chung cho rằng đau khổ và tội lỗi chiếm ưu thế trong mọi công việc của con người. Những lời chỉ trích này căn cứ vào cái nhìn của họ về Tứ Diệu Đế là mọi sự vật do duyên sinh đều trong trạng thái đau khổ. Hình như những người này quên rằng không những Đức Phật dạy nguyên nhân và sự chấm dứt khổ đau, mà Ngài còn dạy con đường để chấm dứt khổ đau. Trong bất cứ tôn giáo nào, thử hỏi có một đạo sư nào ca tụng cuộc đời trần tục và khuyên ta bám níu vào nó không?

Nếu Đức Phật, người khai sáng ra tôn giáo này là một người bi quan thì ắt hẳn họ muốn cá tính này phải được vẽ đậm nét hơn là trong chân dung đã có của Ngài. Hình ảnh của Đức Phật là hiện thân của Hòa Bình, Tịch Tịnh, Hy Vọng và Thiện Chí. Nụ cười rạng rỡ và lôi cuốn của Đức Phật mà có người cho là bí hiểm và khó hiểu, chính là cái toát yếu của giáo lý của Ngài. Với những ai lo lắng và thất vọng, nụ cười giác ngộ và hy vọng của Ngài là liều thuốc bổ hiệu nghiệm và là niềm an ủi vô song.

Tình thương, lòng từ bi của Ngài tỏa khắp bốn phương. Một con người như vậy khó có thể là một kẻ bi quan. Khi các vua và hoàng tử chiến thắng bằng gươm đao, tưởng mình là hạnh phúc, được nghe lời giảng của Ngài, đã thức tỉnh và nhận thức được người chiến thắng thực sự chính là kẻ tự thắng lấy mình và con đường đắc nhân tâm là làm sao dạy cho người dân biết quý Phật Pháp - Chân Lý.

Đức Phật vận dụng tinh thần hài hước cao độ khiến những người chống đối gay gắt Ngài cũng phải bó giáo một cách hết sức là thoải mái. Đôi khi họ không nhịn được cười chính họ. Đức Phật có một loại thuốc bổ tuyệt diệu: Ngài tẩy sạch hệ thống độc tố nguy hiểm của họ và họ trở nên vui vẻ, hứng thú theo gót chân Ngài. Trong những thời giảng Pháp, đối thoại hay bàn luận, Ngài luôn luôn giữ được tư thế đĩnh đạc và uy nghi khiến mọi người đều kính trọng và cảm mến Ngài. Làm sao một người như vậy là một kẻ bi quan được?

Đức Phật chẳng bao giờ muốn các đệ tử của Ngài phải băn khoăn lo lắng về cái đau khổ của cuộc đời và sống cuộc đời nghèo khổ bất hạnh. Ngài dạy sự thật của khổ đau và chỉ cách thức thoát khỏi khổ đau để tiến tới hạnh phúc. Muốn trở thành người giác ngộ, ta phải hoan hỷ, một trong những yếu tố cần thiết mà Đức Phật khuyên nhủ phải trau dồi. Hoan hỷ thì khó mà bi quan.

Có hai cuốn Kinh Phật Giáo, TheragathaTherigatha (Trưởng lão tăng kệ và Trưởng lão ni kệ), chứa đầy những lời thật hoan hỷ của đệ tử Phật, phía nam cũng như phía nữ, tìm thấy an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống nhờ giáo lý của Ngài. Vua Kosola có lần thưa với Đức Phật: "Không giống như tín đồ của các hệ thống tôn giáo khác, trông họ hốc hác, thô lỗ, xanh xao, èo uột không gây thiện cảm, đệ tử của Đức Phật vui vẻ, phấn chấn, hớn hở, cởi mở, vui sống cuộc đời đạo lý, thanh thoát, an lạc, tâm trí linh hoạt, thư thái. Vị Vua này còn thêm là ông tin rằng tính tình lành mạnh đó là do sự kiện "các vị tăng khả kính này chắc chắn đã chứng nghiệm được ý nghĩa cao cả và trọn vẹn Giáo Pháp của Đấng Thiên Thệ (Majjhima Nikaya - Trung Bộ Kinh).

Khi đưọc hỏi tại sao những môn đồ của Ngài sống một đời đạm bạc và trầm lặng, ngày chỉ ăn một bữa, mà sắc diện lại tươi sáng như thế. Đức Phật trả lời:

"Họ không nuối tiếc dĩ vãng, và cũng không lo lắng cho tương lai. Họ sống trong hiện tại. Vì thế họ rạng rỡ sáng tươi. Băn khoăn về tương lai, tiếc nuối quá khứ, kẻ thiểu trí sẽ khô héo như đám lau xanh bị phát ngang dưới ánh nắng mặt trời". (Samyutta Nikaya - Tương Ưng Bộ Kinh)

Là một tôn giáo, Đạo Phật dạy bản chất về bất-toại-nguyện của mọi sự vật trên thế giới. Tuy vậy chúng ta không thể đơn giản xếp loại Đạo Phật là một tôn giáo bi quan, vì Đạo Phật cũng dạy ta làm sao loại bỏ được bất hạnh này. Theo Đức Phật, ngay đến kẻ tội lỗi nhất, sau khi đền tội đã làm cũng có thể đạt giải thoát. Đạo Phật hiến cho mọi người niềm hy vọng đạt được giải thoát một ngày nào đó. Tuy nhiên các tôn giáo khác cho rằng đương nhiên những người xấu thì sẽ xấu mãi mãi và địa ngục vô gián đang chờ đợi họ. Về mặt này, những tôn giáo như vậy mới thật là bi quan. Người Phật Tử không chấp nhận cách tin tưởng như vậy.

Đạo Phật không lạc quan mà cũng chẳng bi quan. Đạo Phật không khuyến khích con người nhìn đời qua cảm nghĩ luôn thay đổi lạc quan rồi bi quan của họ. Đúng hơn Đạo Phật khuyến khích chúng ta phải thực tế: Chúng ta phải tập nhìn sự vật đúng chúng là như vậy.

ĐẠO PHẬT CÓ VÔ THẦN KHÔNG?

Vô thần thường được liên hệ với duy vật chủ nghĩa, cho rằng không có cái gì cao hơn thế giới này.

Đức Phật lên án chủ trương vô thần mà theo Ngài có nghĩa là sự phủ nhận lễ bái, xuất gia tu hành, phủ nhận bổn phận về luân lý và xã hội, và phủ nhận cuộc đời đạo hạnh. Ngài xác nhận dứt khoát sự hiện hữu của những giá trị luân lý và tinh thần. Ngài ca ngợi sự siêu việt của định luật luân lý. Chỉ có một điều có thể gán tên cho Đạo Phật là vô thần, là Đạo Phật không công nhận sự hiện hữu một Thượng Đế Tối Thượng bất diệt hay một Thượng Đế-Chủ Tể, đấng sáng tạo và chỉ huy thế giới. Tuy nhiên chữ "vô thần" thường chứa đựng giọng điệu hay ngụ ý chê bai bóng gió không thể áp dụng cho Giáo Lý của Đức Phật. Những kẻ dùng chữ "vô thần", thường liên hệ nó với duy vật chủ nghĩa, thường không hiểu gì cao hơn cái thế giới của giác quan và hạnh phúc mong manh mà nó có thể tặng cho đời. Đạo Phật không chủ trương như vậy.

Không có một sự giải thích nào để có thể gán cho Phật Tử là kẻ vô thần, hư vô, tà giáo, ngoại đạo, hay cộng sản chỉ vì người Phật Tử không tin vào một Thượng Đế Sáng Tạo. Quan niệm về Thượng Đế của người Phật Tử khác hẳn các tôn giáo khác. Những sự khác biệt trong đức tin không biện minh cho tên-gọi và những lời phỉ báng.

Đạo Phật đồng ý với các tôn giáo khác rằng chân hạnh phúc trường cửu không thể tìm thấy trên thế giới vật chất này. Đức Phật còn thêm là chân hạnh phúc trường cửu không thể tìm thấy trong cuộc sống ở các cảnh giới cao hơn hay siêu phàm, gọi là thiên đường hay thế giới siêu trần. Trong khi những giá trị tinh thần mà Đạo Phật chủ trương hướng về một trạng thái vượt khỏi trần thế để đạt Niết Bàn. Những giá trị này không ngăn chia "cái bên kia" và (thế giới) "tại đây và bây giờ". Những giá trị tinh thần này có những rễ sâu trong thế gian, hướng vào sự chứng nghiệm cao nhất trong kiếp sống hiện tại này.

-ooOoo-

Đầu trang| Mục lục| 01| 02| 03| 04| 05a| 05b| 06| 07| 08| 09| 10| 11| 12| 13| 14| 15| 16| 17


Source :
BuddhaSasana Home Page

--- o0o ---

Trình bày: Chân Đức & Nguyên Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2014(Xem: 7560)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9062)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14232)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8164)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12815)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8454)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10027)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9353)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8339)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8702)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]