Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17 - Nói rộng một đường hướng thượng

24/04/201318:03(Xem: 9755)
17 - Nói rộng một đường hướng thượng


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Nói Rộng Một Đường Hướng Thượng(1)

Bàn-Sơn thiền-sư (2) để lại lời dạy rằng: "Một đường hướng thượng, ngàn thánh chẳng truyền. Người học nhọc hình, như vượn bắt bóng". Khiến người học khắp nơi, đều hướng con đường ấy, tham cứu thiền-ý (3). Thử hỏi tất cả mọi người, thiền-ý làm thế nào tham được? Nếu quả tham được ý ấy, lại giống như một gã si (4). Đầu lại thêm đầu, đuôi nối đuôi nữa. Bỏ bụi trong mắt, thêm bướu trên thân. Nói đến thời môi miệng méo xiên, ngó thấy thời mắt, người rơi rụng. Cụ già vàng mặt (Phật), liếc mắt dòm bên, Thày Tăng mắt xanh (Tô Đạt-Ma) chau mày đứng cạnh. Mã-Tổ treo phất (5), Thủ-Sơn dấu bề (6). Triệu-Châu xé rách thiên-sam (7), Vân-Môn vứt bỏ hồ bính. Đức-Sơn buông gậy (9), Lâm-Tế nuốt lời (10). Dấu vết Phật Phật, Tổ Tổ đều mờ, gan mật kẻ kẻ, người người đều mất. Châm không chỗ thấu, dùi củng chẳng vào. Đầu đồng tiến tới không đường, trán sắt lao vào chẳng thủng. Lửa đá sẹt mà chẳng kịp, điện chớp loáng còn chậm xa. Tĩnh ngộ vào chốn chìm say, động mê xéo đường sinh tử. Ví khiển, Linh-Sơn Phó chúc, chỉ là nơi chốn rườm rà; Thiếu-Thất đan truyền, cũng là ổ hang rắc rối. Mặc dù cơ đương tựa chốp, tiếng thét ứng cơ. Lời diễn chảy trôi, thoại đầu lưu loát. Tham đi tham lại, ngày lâu tháng dài. Chút vương miệng nói trơn tru, sao thoát thân nằm hang ổ.

Này mọi người! Đến chỗ ấy rồi, chẳng được buông qua một bước. Xô người học đưa mắt nhìn vách đá treo leo, càng khó tiến bước. Ta ngày nay vì tất cả các người! Chẳng khỏi vuốt râu miệng hùm, đầu sào tiến bước. Chốn nói thời như gió bay tùng réo, chốn im thời tựa trăng chiếu đầm trong. Khi đi, nước cuốn mây bay; khi đứng, núi yên non vững. Lời lời là Thích-Ca hoạt-kế, câu câu là Đạt-Ma gia-phong. Buông ra thời 8 chữ mở tung, thu lại thời một môn đóng chặt (11). Ở trong hang quỷ, cũng là Di-Lặc lâu đài, trụ dưới núi đen, chẳng khác Phổ-Hiền cảnh-giới. Nơi nơi là đại-quang-minh-tạng, cơ cơ là bất nhị pháp môn. Mặc cho sáng lại tối đi, quản gì mây che trăng khuất. Trên tay ngọc sáng, xanh ánh xanh, vàng ánh vàng; gương xưa đương-đài, Hồ hiện Hồ, Hán hiện Hán. Dù ngay huyễn thể, hết là Pháp-thân. Chẳng nhọc trên đỉnh phóng quang, vốn đủ lục-thông diệu-dụng. Cung điện Ma-Vương lật đổ, tâm can ngoại đạo mở toang. Biến trái đất làm cõi nước vàng son, khuấy sông dài cho trời người nước sữa. Trong hổng mũi pháp-luân thường chuyển, dưới lông mày bảo-sát hiện ra. Gái đá (12) trong nước múa điệu bà-sa, người gỗ thổi kèn hát bài khoản-đãi. Hoặc gặp trường bận rộn, hoặc được chốn thảnh thơi. Hoặc thõng tay (xuống núi) giúp đời, hoặc quay đầu đồng nội. Khi biếng nhác ngủ mây gối đá, lúc thích hứng vịnh gió ngâm trăng. Rong chơi nơi quán rượu phòng trà, cười đùa giữa đường hoa ngõ liễu. Hoa vàng tua tủa, đều là Bát-nhã tâm, trúc biếc xanh xanh, hết là Chân-như lý. Vén cỏ hiện bản-lai diện-mục, xới đất dứt đường rẽ tử sinh. quay đầu ngựa sắt (13) cưỡi rong về, xỏ mũi trâu đất đi lùi bước. Chẳng lấy muôn pháp làm bạn, ai bảo một vật hãy còn. Phật cũng không, tâm cũng không, chân cũng được, giã cũng được. Ngoài cửa tam yếu, tha hồ thét hai làm ba, chữ thập đầu đường, mặc sức gọi mười làm chín. Sáo không lỗ (14) tấy vô-sinh khúc, đàn không giây gẩy khoái-hoạt ca. Nơi nơi kia đều là tri-âm, chốn chốn nọ há dung tai lắng. Chỉ một đường hướng thượng này, ngần ngại nói thế nào đây! Chà! Lửa ấy chưa từng đốt miệng! Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ! Ví bằng nghe được lời ấy, ắt phải tai điếc ba ngày. Nếu nghe chẳng được, mau nên chạy qua. Còn ngần ngại gì!

Chốn chốn dương xanh kham buộc ngựa,

Nhà nhà có lối đến Trường-An.

Trở về dưới nguyệt người thưa vắng,

Một ánh trăng soi đại-địa hàn. (15)

(Xứ xứ lục dương kham hệ mã,

Gia gia hữu lộ đáo Trường-An.

Hồi trình nguyệt hạ nhân hy đáo,

Nhất đạo thiều quang đại-địa hàn).

* Chú thích:

(1) Nói rộng một đường hướng thượng: Nói rộng (phổ thuyết): Trái với độc-tham. Nghĩa là nối về yếu chỉ chính truyền của Phật, Tổ và bàn rộng tới các kinh luận, chứng tích của các thiền-sư xưa nay, để chỉ bảo cho kẻ hậu học. Một đường hướng thượng (nhất lộ hướng thượng) nói về nghĩa tối thượng. Cựa tắc của hướng thượng, ta không thể đem ngôn ngữ suy tư để diễn tả.

(2) Tức Bàn-Sơn Bảo-Tích thiền-sư đời Đường, pháp-tự của Mã-Tổ.

(3) Thiền-ý: ý cùng cực thiền, không dấu vết, không tự tánh, bất khả đắc. Hoặc gọi là tư-tưởng thiền.

(4) Gã Si (Si nhi): Chỉ kẻ ngu, chẳng biết tìm trí-tuệ ở tự mình, tức tự-Phật, lại cứ đuổi theo ngoại-cảnh, tìm phật bên ngoài, chẳng khác gì như kẻ si , đầu lại thêm đầu.

(5) Mã-Tổ treo phất (Mã-Tổ quải phấi): Phất là một dụng cụ đuổi ruồi muỗi. Xưa đức phật chế cho hàng đệ tử dùng, có cán làm bằng tre hay gỗ. Phất làm bằng lông ngựa hay giây gai. Sau này các thiền-sư dùng phất để mỗi khi thượng đường thuyết pháp. Mã-Tổ, tức Mã-Tổ Đạo-Nhất đời Đường, pháp tự của Nam-Nhạc Hoài-Nhượng. Mỗi khi có học nhân tới tham-vấn, Mã-Tổ dựng phất để biểu thị thiền-cơ. Đây nói treo phất tức gác cái phất lại. Có ý nghĩa là không cần tới. Các câu sau ý nghĩa tương tự.

(6) Thủ-Sơn giấu bề:(Thủ-Sơn tàng bề): Bề tức trúc-bề. Các thiền-sư dùng để tiếp dẫn học-đồ. Trúc-bề dài khoảng 3 tấc, làm bằng tre, hình khom cánh cung, sơn son. Thủ-Sơn, tức Thủ-Sơn Tỉnh-Niệm thiền-sư đời Đường, dòng Lâm-Tế. Khi thượng-đường, Thủ-Sơn dựng cây trúc-bề (cây thước) thị chúng rằng: "Này tất cả mọi người. Nếu gọi là cây thước thời phải (khẳng định), nếu chẳng gọi là cây thước thời trái (phủ định). Vậy tất cả mọi người gọi là cái gì?". Giấu bề có nghĩa không cần tới trúc-bề.

(7) Triệu-Châu xé rách thiên-sam (Triệu-Châu liệt phá bố-sam). Triệu-Châu tức Triệu-Châu Tòng-Thẩm, thiền-sư đời Đường, dòng phái Nam-Nhạc. Theo công-án, một vị Tăng hỏi Triệu-Châu: "Muốn pháp trở về một, một về chốn nào?" Sư đáp: "Ta ở Thanh-Châu làm một áo vải nặng 7 cân" (Ngã tại Thanh-Châu tác nhất lãnh bố-sam trọng thất cân). Bố-sam tức là áo thiên-sam bằng vải. Thiên-sam là một thứ áo lót cộc tay, treo từ trên vai phía trái xuống, bọc che hai bên nách. Xẻ rách áo thiên-sam, nghĩa là không cần đến áo thiên-sam.

(8) Vân-Môn vứt bỏ hồ-bính: (Vân-Môn quyên khước hồ-bính). Vân-Môn tức là Vân-Môn Văn-Yển thiền-sư, khai sáng tông Vân-Môn. Theo công-án, có vị Tăng hỏi Vân-Môn: "Thế nào là lời bàn siêu Phật, việt Tổ"? Vân-Môn đáp "Hồ-bính". Hồ-bính là một thứ bánh là bằng bột và vừng.

(9) Đức-Sơn buông gậy: (Đức-Sơn khí bổng). Đức-Sơn, tức Đức-Sơn Tuyên-Giám thiền sư, pháp tự của Long-Đàm Sùng-Tín. Mỗi khi học-đồ tới tham-học, hỏi đạo, ngài đều dùng gậy để chỉ bảo hướng dẫn về ý-chỉ Thiền.

(10) Lâm-Tế nuốt lời (Lâm-Tế thôn thanh): Lâm-Tế tức Lâm-Tế Nghĩa-Huyền thiền-sư, Tổ sáng lập tông Lâm-Tế. Học đồ mỗi khi đến tham thiền hỏi đạo, ngài thường dùng tiếng "Thét" để tiếp dẫn.

(11) Buông ra thời tám chữ mở tung, thu lại thời một môn đóng chặt: Dịch câu "Phóng chi tắc bát tự đả khai, bả chi tắc nhất môn tuyệt hố". Câu trên có nghĩa là nhất phóng tức phóng ra, buông ra. Câu dưới có ý nghĩa là nhất thu, bắt lại. Hướng thượng tới cảnh giới tuyệt đối bằng đẳng cùng cực có nghĩa thu lại, thu lại thời một môn đóng chặt. Khi hướng hạ độ sinh có nghĩa buông ra, buông ra thời tám chữ mở tung. Vậy tám chữ đây, ám chỉ cho tám hướng, mười phương hay nhiều phương hướng, không chỉ giới hạn ở số tám.

(12) Gái đá nhẩy múa (thạch nữ khởi vũ) là người gái khắc bằng đá nhẩy múa. Người gỗ thổi kèn (suy-dịch mộc nhân), đều dụ cho phần diệu dụng thiên-chân vô-tác, xa lìa mọi hình thức phân biệt.

(13) Ngựa sắt, trâu đất (thiết mã, nê ngưu)Ngựa làm bằng sắt, trâu nặn bằng đất, đều dụ cho cảnh giới giải-thoát vô-ý-thức, xa lìa mọi phân biệt.

(14) Sáo không lỗ (một khổng địch), đàn không dây (vô huyền cầm) dụ cho thuyết pháp không lệ thuộc vào ngôn ngữ, lìa mọi tình thức.

(15) Đại ý bài thơ nói: Người người đều có bản lai diện mục (Phật-Tính) nên người người đều có lối đến Trường-An. Trở lại được có rất ít người. Nhưng một khi đã trở về được, thì một ánh trăng soi đại-địa hàn, tức chứng ngộ được nhất chân thế-giới

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4912)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4937)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5369)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4809)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4114)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7358)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5928)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5341)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6087)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5243)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]