Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khóa Hư Lục

22/04/201311:38(Xem: 18401)
Khóa Hư Lục

 

khoahuluccover


Khóa Hư Lục

Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---


Lời Tựa

Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".

Nhà vua đã trải qua cuộc đời bi kịch, bố mẹ mất sớm, một mình đối phó với ông chú Phụ-chính, cùng với Thiên-Cực Công chúa bày mưu lập vợ Hoài-Vương đang có mang lên thay Lý-Chiêu-Hoàng vì Chiêu Thánh đã 20 năm chưa có con. Do đấy mà Trần Liễu (Ân Sinh Vương) mất vợ, nổi loạn và Trần Thái Tông bất nhẫn bỏ cung điện trốn vào núi An-Tử, hòng cầu Phật giáo để giải thoát. Đây chính là lời Trần Thái Tông viết:

"Bấy giờ ý chí của Trẫm đã nhất quyết. Hiệu Thiên-Ứng Chính-Bình thứ 5 (1245), năm Bính-Thân, đêm 3 tháng 4. Trẫm nhân mặc áo mỏng thường đi ra cửa cung, bảo tả hữu "Ta muốn đi chơi, nghe trộm lời dân để xem nguyện vọng của chúng, họa may biết được sự khó nhọc của họ. Lúc ấy đi theo bên trẫm bất quá bảy tám người. Đến đêm vào giờ hợi, một mình một ngựa cất lẻn ra đi. Khi đã qua sông Nhị, liền hướng phiá đông mà tiến mới thật tình bảo cho tả hữu biết. Họ kinh ngạc, đều ứa nước mắt khóc. Sáng hôm sau vào giờ mão thì đến bến Đại-Than chân núi Phả-Lại. Trẫm e có kẻ nhận biết, nên phải lấy vạt áo che mặt mà qua sông, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, vào nghỉ trong chùa Giác-Hạnh đợi sáng lại đi. Trèo lội vất vả, núi hiểm, suối sâu, ngựa mệt không tiến được nữa. Trẫm bèn bỏ ngựa, vịn vách đá mà đi. Đến giờ mùi mới tới An-Tử. Qua hôm sau, trèo thẳng lên đỉnh, vào ra mắt Quốc-Sư Trúc-Lâm là vị đại Sa-môn ở đây.

Thấy Trẫm Quốc Sư (Phù Vân) mừng hớn hở thong thả nói: "Lão tăng ở núi rừng lâu, xương cứng, thể gầy, ăn rau răm, nhai hạt dẻ, uống nước suối, vui thú cảnh rừng, nhẹ như mây nổi nên theo gió đến đây. Nay nhà Vua bỏ địa vị nhân chủ, nghĩ đến cảnh quê mùa rừng núi, hẳn có ý tìm hỏi điều gì mới tới đây?".

Trẫm nghe Sư nói, hai hàng nước mắt tự nhiên khôn cầm, nhân mới đáp: "Trẫm còn thơ ấu, sớm mất hai thân; bơ vơ đứng trên sĩ dân, không nơi nương tựa. Nghĩ lại sự nghiệp của đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên vào núi chỉ cầu làm Phật không cầu chi khác!" Sư đáp: "Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm người, tâm lặng mà biết ấy là chân Phật. Nay nếu nhà vua giác ngộ được tâm thì lập tức thành Phật không phải cầu tìm khó nhọc ở bên ngoài vậy" (Thiền Tông Chỉ Nam Tự).

Đoạn vấn đáp trên đây lời nói tự sự chính xác thành khẩn, không cho phép ta nghi ngờ không phải Trần Thái Tông đã bỏ ngôi để vào núi cầu Phật tìm giải thoát cho nỗi lòng ưu phiền bi đát. Sử gia Ngô thời Sỹ đã nhận thức:

"Vua Thái-Tông... làm ra sách" Khoá Hư Lục "mến cảnh sơn lâm, coi sống chết như như nhau tuy ý tứ gần với đạo Phật không tịch mà chí thì rộng xa cao siêu cho nên bỏ ngôi báu như trút dép nát vậy". (Việt Sử Tiêu Án Q.III).

Thái độ hỷ xả của nhà vua thực là tinh túy của tôn giáo thực hiện.

Vì Tể tưởng Thủ-Đô và toàn thể quần thần yêu cầu và nhất là lời khuyên chính đáng của Quốc Sư: "Phàm làm đấng nhân quân phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn và tâm thiên hạ làm tâm. Nay thiên hạ muốn đón nhà vua về cung, nhà vua không về sao được?".

Và Trần Thái Tông phải trở về gượng gắng lên ngôi. Và ngài đã giác ngộ khi đọc kinh "Kim Cương" đến câu: "Ưng Vô Sở trụ nhi sinh kỳ tâm" (Nên có cái tâm không chấp vào đâu cả). Chính với cái tâm minh ấy mà nhà vua đã nhất quán tam giáo: "Vị minh nhân vọng phân tâm giáo, liễu đắc thể đồng ngộ nhất tâm!" (Chưa giác ngộ thì lầm phân biệt có ba giáo lý, hiểu thấu triệt thì cùng giác ngộ chỉ có một tâm linh).

Không những Thái-Tông có tinh thần khai phóng. Ngài còn khoan nhân đại độ, đã khoan thứ cho Trần Liễu nổi loạn, anh em ôm nhau khóc trước mũi kiếm của Trần Thủ Độ, nên về sau Dụ-Tông có thơ ca tụng:

Đường Việt khai cơ lưỡng Thái Tông

Đường xưng Trinh-Quán, ngã Nguyên Phong

Kiến Thành chu tử, An Sinh tại

Miếu hiệu tuy đồng đức bất đồng

(Nhà Đường, nước Việt mở nước có hai vua Thái Tông, Nhà Đường xưng là Trinh-Quán, Ta xưng là Nguyên-Phong; Kiến-Thành, em Thế-Dân bị anh giết còn An-Sinh là anh Thái-Tông vẫn sống và được phong ấp. Tuy, đều Thái-Tông mở nước nhưng không cùng có nhân đức).

Sau khi trình bày "Vietnamese Humanism (ở Đại-Học Hawai năm 1957, có đăng ở Hawai University Press, October 1959, January 1960) tôi có đưa cho D.T. SUZUKI danh tiếng về "Zen" Nhật-Bản, ông ta đã hết sức ca tụng bộ sách "Khóa Hư" và tác giả của nó nhất lại là một nhà vua.

Sách "KHÓA HƯ" được Hòa-Thượng Thanh-Kiểm chùa Vĩnh-Nghiệm dịch lại đầy đủ, chú giải minh bạch, đáng là bộ kinh Phật-Giáo Việt-Nam hiếm hoi của Tông-giáo thực hiện, một tập đại-thành triết học tôn giáo thế giới.

Nay tựa

NGUYỄN ĐĂNG THỤC
Saigon, ngày 4 tháng 6 năm 1992

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 7098)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 10169)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 9685)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 9242)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 6870)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 8069)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
10/04/2013(Xem: 19996)
Phật Giáo là gì ? Nguyên tác Anh Ngữ: Venerable Ajahn Brahmavamso Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng do Tường Dinh diễn đọc Lời ngỏ: Hơn 2500 năm qua, tôn giáo mà ngày nay người ta gọi là Phật Giáo từng là nguồn cảm hứng chính yếu cho nhiều nền văn minh thành công, cội nguồn của những thành tựu văn hóa vĩ đại, và là một sự hướng dẫn lâu dài đầy ý nghĩa cho đời sống tâm linh của hàng triệu người. Ngày nay, có hơn sáu trăm triệu người trên thế giới đang sống và tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Vậy Đức Phật là ai và giáo lý của Ngài dạy những gì ?
10/04/2013(Xem: 6035)
Ai đã từng đi trong mưa, gió bão bùng mới thấy được giá trị thực sự của túp lều nhỏ ven đường. Đối với biển cả Phật pháp mênh mông vi diệu, bốn năm học ngắn ngủi chưa phải là sự thành tựu thoả mãn của một thế hệ trẻ đang khát khao chuyển mình.
10/04/2013(Xem: 8548)
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu.
10/04/2013(Xem: 7781)
Đi trên quảng đường dài, bằng phẳng, chắc chắn, kỹ thuật cao này từ Perth đến Broome, từ Broome đến Darwin, rồi từ Darwin của miền Bắc Úc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]