Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường thuật về thời Pháp "Quy Y Tam Bảo" do NS Thích Nữ Tâm Lạc thuyết giảng

22/09/202207:49(Xem: 4412)
Tường thuật về thời Pháp "Quy Y Tam Bảo" do NS Thích Nữ Tâm Lạc thuyết giảng


Cảm nhận về pháp thoại “ QUY Y TAM BẢO” được Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc chủ giảng trên hệ thống Zoom ngày 21/9/2022 do Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan thực hiện.

 

 

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni.

Kính thưa quý đạo hữu gần xa đã và không thể tham dự buổi pháp thoại.

 

Kính bạch TT Tổng Thư Ký Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Thích Nguyên Tạng

Kính bạch Giảng Sư, Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc

 


Thật đúng như lời mở đầu cuả  Ni sư Thảo Liên (host chương trình) đã tán thán công đức của TT Tổng Thư Ký vừa là chủ biên trangnhaquangduc hơn 20 năm nay đã lưu giữ tất cả bài viết, pháp thoại của Ni Sư con cũng đã  thu thập dữ kiện về Ni Sư qua mục tác giả và đã biết thêm về hành trạng của Ni Sư Tâm Lạc như sau:

 

Chùa Liên Hoa

Address: 260 Newbridge Rd , Moorebank NSW 2170.

Trụ trì : Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc

Phó Thủ Quỹ Hội Đồng Điều Hành

Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội-Tài Chánh

 

Đồng thời khi nhận thông báo Ni Sư Thích Nữ Tâm Lạc sẽ có bài pháp thoại về Quy Y Tam Bảo, con chợt nhớ đến trong kỳ khoá tu Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 19 được tổ chức tại Canberra mà con có được duyên may tham dự, cũng với  chủ đề này đã được thuyết giảng chung với Ni Sư Thích Nữ Viên Thông, không ngờ ba năm sau đèv tài lại được thuyết giảng lai một cách  khởi sắc độc đáo và thâm thuý đúng như lời Ni Sư Thảo Liên  đã tán thán khi kết thúc buổi pháp thoại vì lần này với những trải nghiệm của mình, Ni Sư đã phối hợp nhiều nguồn tài liệu từ “Phật học Phổ thông” của HT Thích Thiện Hoa và “Ba nơi quay về”  của Sư Ông Làng Mai để khai triển thêm nhiều chi tiết quý báu.

 

Kính xin được tán thán Ni Sư Tâm Lạc, và con cũng rất hâm mộ và rất vui khi được nghe lời giới thiệu  Ni Sư xuất thân từ cố đô Huế  nên thừa  hưởng nền văn hóa dân tộc lại vừa là nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ biết đánh đàn, ngâm thơ những tài năng này thật hữu ích trên đường hoằng pháp tại hải ngoại hiện nay theo đà tiến hóa của thời đại.

 

Dù được un đúc và học thật kỹ về Quy Y Tam Bảo với lời dạy của Sư Thúc Giới Đức và Sư Phụ Viên Minh và thường xưng tán Tam Bảo mỗi thời công phu khuya và tối  nhưng quả thật những chi tiết mới lạ mà Ni Sư diễn giải nhất là khi định nghĩa 6 vật trân bảo trong nhà thiền khác với thế gian ( kim cương, vàng, bạc, ngọc , pha lê, mã não) như :

1.Hiếm có

2.-Lìa dơ

3.- Năng lực

4.- Trang Nghiêm pháp thân

5.- Tối thắng

6.- Bất khả hoại

 

Và đặc biệt tính chất hiếm có độc đáo vì chỉ duy nhất cõi Ta Bà mới được Đức Thế Tôn sau ngày thành đạo thuyết giảng về 10 thiện pháp để diệt Khổ và thành tựu Vô Sanh nhẫn, Giải thoát, Niết Bàn. Giảng Sư đã đưa ra 10 thiện pháp hơn cả lục độ vạn hạnh khiến người nghe rất là tâm đắc như sau ;


1-Bố thí để nhiếp độ bần cùng

2- Trì giới để nhiếp độ phá giới

3-Tinh tấn để nhiếp độ biếng nhác

4- Nhẫn nhục để nhiếp độ sân hận

5-Thiền định để nhiếp độ loạn ý

6-Trí Tuệ để nhiếp độ ngu si

7-Trừng nạn để giải được bát nạn

8-Đại thừa để nhiếp độ những người có căn cơ tiểu thừa

9- Thiện Tâm để giúp chúng sanh

10-Tứ nhiếp pháp để thành tựu chúng sanh.

 

Cũng như còn nhiều điều mới lạ khác.... con kính tường thuật lại theo đúng nguyên chất bài giảng hôm nay để kính mời 40 tham dự viên trên Zoom và các bạn nghe livestream trên Facebook đồng ý và bổ túc thêm những điều con thiếu sót ...ngỏ hầu bài pháp thoại này mang đến cho những ai chưa có được thời khắc thiêng liêng để Quy Y Tam Bảo (đó là lúc chúng ta chính thức được trở thành người Phật tử tại gia, được nương tựa vào ba ngôi báu của nhà Phật, được tiếp nhận cương lĩnh về cách sống đạo đức dựa theo năm giới mà Đức Phật truyền lại nhằm giúp ta biết cách tự tạo ra và gìn giữ phước báu cho riêng mình, để cuộc sống trở nên an vui, bình an ở hiện tại và những kiếp sống về sau)...sẽ tìm lấy cơ hội nhanh chóng tìm về một vị  chân tăng sau khi đã hiểu rõ ý nghĩa của Tam Bảo và đấy là .... quy y chân chánh vậy

Kính trân trọng,

 

Trước khi đi vào bài pháp thoại, Ni Sư đã cung kính có lời chúc sức khỏe đến Chư tôn đức và rất khiêm tốn khi cho rằng những lời giảng hôm nay chỉ là một lời nhắc lại về ... Tam Bảo theo đó  đạo Phật đến với dân tộc VN vào đầu thế kỷ thứ 2  qua hình thức tín ngưỡng dân gian (Mái chùa che chở hồn dân tộc – Nếp sống muôn đời của tổ tiên) đến sự học hỏi được Chân Lý sống từ Đức Thế Tôn sau ngày thành đạo đã chỉ ra con đường ta cần phải có để hóa giải và cải thiện bản thân mình được an lạc  nhờ  biết đâu là nguyên nhân khổ và phương pháp diệt khổ .

 

Để bắt đầu với:

Con về nương tựa Phật, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.

Con về nương tựa Pháp con đường của tình thương và sự hiểu biết

Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức  

 

Giảng Sư đã giải thích Quy Y là hồi đầu, quay về nương tựa.

Tam bảo là Phật, Pháp, Tăng...ba ngôi báu

Và tại sao phải nương tựa? bởi vì trong Phật Pháp Tăng có thể sinh ra vô lượng công đức và phát huy vô lượng diệu dụng, công đức và diệu dụng ấy là vô cùng vô tận, vô biên, vô tế, lấy không cùng tận, sài không cạn kiệt.

Thế gian lấy giá trị của vàng bạc châu báu và công dụng to lớn của nó để gọi nó là trân bảo, còn công đức và diệu dụng của Phật Pháp và Tăng thời vượt ra ngoài cả thế gian và xuất thế gian cho nên càng quý hơn trân bảo nữa. Bởi vì sự hóa đạo của Tam Bảo có thể làm cho con người được bình an trong cuộc sống, có thể làm cho con người lìa khổ được vui, do vậy Tam Bảo càng quý giá hơn cả trân bảo của thế gian nữa.

 

Khi chúng ta Qui y Tam Bảo nghĩa là:

-Nguyện noi theo con đường đức Phật đã đi là Qui y Phật.

- Quyết thực hành những lời chỉ dạy của Ngài còn ghi trong kinh điển là Qui y Pháp.

-Thuận theo sự hướng dẫn tu hành của chúng Tăng là Qui y Tăng.

Từ đây bước đi, cuộc sống của chúng ta lấy Tam Bảo làm mẫu mực, nhắm thẳng theo đó mà tiến tới, khỏi phải nghi ngờ dò dẫm như thuở nào. Chúng ta là hoa tiêu, Tam Bảo là ngọn hải đăng. Cứ nhắm theo hải đăng mà lái con thuyền thân mạng của chúng ta cho đến đích.

 

Giảng sư đã giảng thêm hạnh của Chư Tăng.... thế nào là vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ăn cơm Như Lai mà những tác phẩm Best seller  như chén trà Tào Khê, Bát cơm Hương Tích được  TT Tổng Thư ký Thích Nguyên Tạng biên soạn chi tiết tuyệt vời  đã xuất bản nhiều năm về trước.

Nào cùng mời quý đạo hữu đi vào chi tiết 6 điều trân bảo xuất thế gian đã nói ở trên nhé!

 

Sau Hiếm Có là Lìa Dơ -có nghĩa là chúng ta biết đâu là Chánh,Tà đâu là Ngụy, Chân luôn sống trong thể tánh thanh tịnh nên những điều bất thiện khó thể xâm nhập tâm thức ta.

 

-Với Năng Lực ta có khả năng hàng phục được những phiền não.

-Trang Nghiêm được giải thích như sau Đứcc phật đã đến cõi ta bà đầy hầm hố gai góc, sỏi đá nhưng Ngài đã dùng hương giới, hương định, hương tuệ, hương giải thoát để trang nghiêm cõi giới này và ta được áp dụng phương cách này.

 

- Tối Thắng vì sẽ cứu độ được vô số chúng sanh.

-Bất khả hoại vì nhận rõ được thế sự vô thường, hiểu rõ được vạn pháp đều do nhân duyên đối đãi tương hợp mà thành, chỉ có quy y Phật giáo mới có thể khiến cho con người từng bước từng bước thóat ly khổ não đến với con đường giải thóat cứu kính an lạc.

 Tổng thể của 6 điếu trân báu chính là Phật Pháp Tăng Tam Bảo.

 

Giảng  sư cũng nhắc đến lợi ich khi thọ ngũ giới....

 

-Đối với giới thứ nhất Không giết hại,sát sanh vì tôn trọng sự sống, vì ý thức được khổ đau do giết hại gây ra. Do vậy, người giữ giới này hiện tại luôn sống trong an ổn, không sợ thù oán, thân thể khoẻ mạnh, không bị quả báo lột da, xẻ thịt ở đời sau. Nhờ không giết hại, môi sinh được giữ gìn, xã hội an ninh, thế giới hoà bình và an lạc.

 

-Với giới thứ hai Không lường gạt, trộm cướp. Người giữ gìn giới này hiện tại luôn sống trong thanh thản, không sợ tù tội, được người khác tin cậy, giao phó nhiều trọng trách, hưởng phước giàu sang; vì không gian tham nên không bị túng thiếu, mất mát và không bị “mang lông đội sừng” để trả nợ ở kiếp sau.

 

-Giới thứ ba Không tà dâm. Người Phật tử ý thức được sự tai hại của việc tư tình nên phát nguyện gìn giữ. Lợi ích của sự tu tập Không tà dâm là thân thể khoẻ mạnh, gia đình ấm êm hạnh phúc, được mọi người tôn trọng, không có tình thù.

 

-Phát nguyện giữ gìn giới thứ tư: Không nói dối, không nói ác ngữ, đôi chiều, thêu dệt.... . Người giữ được giới thứ tư luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng, yêu thương. Không những không nói dối, người tu tập giới này còn góp ý, động viên, xây dựng và hoà giải với mọi người xung quanh làm cho gia đình và xã hội ngày càng thêm tốt đẹp.

 

-Giới thứ năm: không sử dụng rượu, ma tuý, các chất kích thích và gây nghiện, các thực phẩm có độc tố và văn hóa phẩm đồi trụy. Tu tập trọn vẹn giới thứ năm thì thân thể khoẻ mạnh, hạn chế được bệnh tật, trí tuệ sáng suốt, tuổi thọ tăng trưởng đồng thời tránh được tai nạn, lỗi lầm đáng tiếc do sự mất tự chủ gây ra.

 

Và như thế dù cho chúng ta từng nghe:

” Tự quy y Phật, không đọa địa ngục

Tự quy y Pháp, không đọa ngạ quỷ

Tự quy y Tăng, không đọa súc sanh”

 

Sẽ không đọa vào ba đường dữ nếu bạn giữ đúng ngũ giới. Bởi khi giác ngộ sẽ không còn vô minh để rơi vào ngục tù u tối. Khi có trí tuệ sẽ không ích kỷ, hẹp hòi để đọa vào ngạ quỷ. Khi có sự hòa hợp, đoàn kết lẫn nhau sẽ không đọa vào sự si mê nữa.

 

Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, mặc dầu quy y Tam bảo, có thể cầu  hiện thế bình an, nhưng mục đích cuối cùng của quy y Tam bảo vẫn là trở về và làm sống dậy tự tánh Tam bảo trong mỗi người, mới đúng là quy y Tam bảo chân chánh vậy.

Phải chăng dù  có Tam Bảo bên ngoài, người Phật tử không cố gắng đánh thức Tam Bảo của chính mình, Tam Bảo bên ngoài cũng thành vô nghĩa.

 

Kính trích đoạn lời dạy của Sư Giới Đức để tóm tắt những điều cơ bản để sự quy y có ý nghĩa mà Giảng Sư đã trình bày như khi tiếp xúc với tha nhân phải lấy đạo đức làm chính vì Phật cũng đã từng dạy, nếu người quy y Tam bảo, thì được Tứ đại thiên vương sai 36 vị thiện thần hộ trì, 36 vị thiện thần này còn có trăm ngàn vạn ức hà sa quyến thuộc cùng theo hộ trì người quy y Tam bảo.

 

 Tam Bảo bên ngoài là điều kiện tối thiết yếu với người Phật tử, nhưng có được giác ngộ giải thoát chính là khả năng của Tam Bảo tự tâm. Chỉ biết có Tam Bảo bên ngoài là chấp sự bỏ lý. Một bề tin vào Tam Bảo của tự tâm không cần biết đến Tam Bảo bên ngoài, là chấp lý bỏ sự. Người Phật tử chân chánh phải viên dung sự lý mới khỏi trở ngại trên đường tu.

Tính giác sẵn có nơi chúng ta là Phật bảo.

 Lòng từ bi thương xót cứu giúp chúng sinh là Pháp bảo.

 Tâm hòa hợp thảo thuận với mọi người là Tăng bảo.

 Nhờ Phật bảo bên ngoài, chúng ta đánh thức tính giác của mình, trở về nương tựa tính giác của mình là Qui y Phật.

Nhờ Pháp bảo bên ngoài, chúng ta dấy khởi lòng từ bi đối với chúng sinh, trở về nương tựa với lòng từ bi của mình là Qui y Pháp.

Do chư Tăng bên ngoài gợi lại cho chúng ta có tinh thần hòa hợp thuận thảo, trở về nương tựa với tinh thần hòa hợp thuận thảo của mình là Qui y Tăng.

 Phật Pháp Tăng bên ngoài là trợ duyên giúp chúng ta phát khởi Phật Pháp Tăng của tự tâm.

 

Đến đây thời gian đã hơn một giờ đồng hồ cho buổi pháp thoại và Giảng Sư đã trả lời cho Đạo Hữu Tịnh Bảo về sự khác biệt giữ Thị Phi và Phân tích điều gì đúng và điều gì sai khi học Pháp?

Theo thiển ý người viết lời giải đáp của Giảng Sư rất thuần về Pháp học khi Ni Sư nhắc đến tư tưởng của Lục Tổ Huệ Năng “ LẤY VÔ NIỆM LÀM TÂM-LẤY VÔ TRỤ LÀM GỐC và KHÔNG NGHĨ THIỆN, NGHĨ ÁC’ nhưng để cho đạo hữu rõ hơn nữa Ni Sư mời đạo hữu về  chùa Liên Hoa để có thể được giải thích tường tận hơn nữa vì đạo hữu Tịnh Bảo cũng cư ngụ tại Sydney.

Buổi pháp thoại được đúc kết bằng những lời thơ về quy y tam bảo do Ni Sư Thảo Liên tóm tắt lại thật hay nhưng phải nói là hội chúng đã thật lắng lòng khi Đại Đức Thích Nghiêm Tịnh thỉnh cầu Ni Sư Tâm Lạc ngâm bài thơ do mình sáng tác ....Và với giọng ngâm tuyệt vời và truyền cảm (giọng Huế dễ thương chi lạ )hội chúng đã được nghe MỘNG VÔ THƯỜNG do chính Giảng Sư sáng tác 10 năm về trước....

 

Sắc, không thù thắng trên đường

Ta về dệt mộng vô thường tháng năm

Còn em rũ cánh phong trần

Chẳng ham danh lợi, chẳng màng thế nhân

Ngoài kia lá phủ phù vân

Rêu phong che lối dấu chân ta về

Em thương...một cõi đi về

Vườn xưa lạnh giá bên lề tử sinh

(Thích Nữ Tâm Lạc)  

 


ni su tam lac (1)ni su tam lac (2)ni su tam lac (3)ni su tam lac (4)ni su tam lac (5)ni su tam lac (6)ni su tam lac (7)





Lời kết:


 

Qua bài pháp thoại tuyệt vời hẵn mọi người đều thâm nhập được điều mà Giảng Sư đã truyền trao rằng: quy y Tam Bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng. Không phải hoàn toàn ỷ lại Tam Bảo bên ngoài, mà cần phát huy Tam Bảo tự tâm mình nữa. Đã phát nguyện quy y là đủ điều kiện thành một Phật tử chân chánh.

Nhưng chỉ biết phát nguyện quy y mà không theo gương sáng của Phật, không y giáo pháp luyện rèn luyện tâm tánh và không vâng lời nhắc nhở chư Tăng, là một khuyết điểm lớn lao.

 

 Bởi thế sau khi Quy y, Phật tử sống đúng theo đường lối của Tam Bảo, nhứt định có ngày sẽ đạt được kết quả như nguyện.

Người Phật tử được quy y Tam Bảo là tự mình chấp nhận đạo lý chơn chánh làm lẽ sống đích thực và cao cả cho cuộc đời mình vậy.

-Pháp cú 190:

Quy y Phật Bảo quang vinh.

Quy y Pháp Bảo cao minh rạng ngời.

 Quy y Tăng Chúng ba đời.

Quy y như vậy, chính nơi hướng về!

 

-Pháp cú 192:

 Quy y ấy quả cao dày.

Quy y tối thượng, đâu tày mà so!

 Quy y tận khổ, vô lo.

Quy y, giải thoát, vẫy đò qua sông

 

Các đạo quả tốt đẹp, từ quả vị hiền thánh, Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, cho đến Phật quả cao tột đều bước từ cấp Qui Y mà lên. Qui Y được coi là nguồn phát nguyện của con sông từ thiện, là nền tảng của ngôi nhà đạo pháp. Vì thế người tu theo đạo Phật nhất định trước phải Quy y Tam Bảo.

 

Con cũng kính mượn lời dạy của Sư Phụ Viên Minh mà con đã ghi trong cẩm nang mình  để góp thêm vào bài giảng tuyệt vời hôm nay của Giảng Sư:

 

Không ngã là trọn vẹn với Pháp, là quy y Pháp. Đó là lột xác cái ngã lý trí chuyển hoá thành đức tin thuần tuý. Khi niềm tin trọn vẹn thì trí tuệ chiếu soi và Thấy Ra Sự Thật gọi là giác ngộ. Giác ngộ thì ngã không, Pháp cũng không.

 

Khi tiến bộ trên đường học Phật, đã biết phân biệt đúng sai,  chỉ y cứ vào sự thật để thấy Chánh Pháp. Học Phật là học những gì đúng với sự thật, đem lại giác ngộ giải thoát.

Khi đã hiểu và hành đúng chánh pháp thì mới thật sự gọi là quy y. Hàng ngày thường hành động nói năng suy nghĩ sáng suốt, định tĩnh, trong lành chính là quy y Tam Bảo. Đừng quá chấp vào hình thức mà quên đi trọng tâm của ý nghĩa quy y mà Phật muốn nói đến.

 

 Và mặt thật mà thiền tông gọi là "bản lai diện mục" chính là Tam Bảo trong mỗi người,Tam Bảo luôn có trong lòng mọi người, chỉ là họ chưa có dịp thấy ra thôi. Phật là giác ngộ lẽ thật, Pháp là lẽ thật ở khắp mọi nơi, Tăng là đời sống trong lành hiền thiện. Không phải là tin Tam Bảo mà quan trọng là sống sáng suốt, định tĩnh, trong lành. Sáng suốt là làm theo Phật, định tĩnh là làm theo Pháp, trong lành là làm theo Tăng.

 

Tất cả đều chỉ là trở về Tánh Biết sáng suốt, định tĩnh, trong lành của tự tâm nên gọi là quy y Tam Bảo. Thực ra ai cũng phải tự quy y thôi, chẳng quy y gì bên ngoài cả.

Không đủ sáng suốt, định tĩnh, trong lành để tự biết mình là uổng một kiếp người

Quy y chủ yếu là lòng thành muốn sống đúng chánh pháp chứ không cần điều kiện gì khác.

 

Kính tri ân Giảng Sư Thích Nữ Tâm Lạc và tất cả thành viên trong Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục GHGGVNTN Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiệm kỳ 2022-2026 đã thực hiện được nguyện vọng học pháp và hành pháp của những người con Phật.

Kính chúc Quý Ngài được sức khỏe dồi dào, và thành tựu viên mãn tâm huyết đã theo đuổi .

 

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Kính trân trọng,

 

Niềm hoan hỷ khi nghe lại Quy Y Tam Bảo

Tự biết mình không uổng phí kiếp người

Lòng thành... nguyện sống đúng chánh pháp ...thôi

Nơi Phật, Pháp, Tăng sáu trân báu hội đủ!

 

Chân lý Sống, Lẽ Thật ...Phật đã giác ngộ

Sáng suốt hãy đi theo con đường Phật  thấy ra

Học hỏi gần gũi tăng đoàn hiền thiện lục hòa

Sẽ trải nghiệm được  Vô Thường, Vô Ngã, Khổ .

 

 Kính tri ân Giảng Sư đã ôn nhuần, nhắc nhở

Mỗi người...Tam Bảo luôn có mặt trong ta

Tư tưởng Vô Niệm, Vô Trụ ...chính là

“Không nghĩ thiện, không nghĩ ác”...Bản Lai Diện Mục!

 

Hướng về Tự Tâm Tam Bảo...Lẽ sống đich thực!!

 

Melbourne 22/9/2022

Huệ Hương



  

Những bài liên quan:

* Tường thuật nhanh về Lễ Ra Mắt Tổng Vụ Hoằng Pháp-Giáo Dục 

1/ Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ (Bài giảng của TT Tâm Minh

2/ Gương Hiếu của Tôn giả Xá Lợi Phật (TT Thích Nguyên Tạng)
3/ “Chữ Hiếu Trong Đạo Phật” (NS Thích Nữ Thảo Liên)

4/ “Hiếu Đạo” (TT Thích Viên Trí)

5/ “Thiền Chánh Niệm” (TT Thích Đạo Nguyên)
6/ Nhân Quả Ba Đời (TT Thích Giác Tín)

7/ Cốt tủy Kinh Thủ Lăng Nghiêm (HT Thích Huyền Tôn)
8/ Quy Y Tam Bảo (NS Thích Nữ Tâm Lạc)

9/ Vô Thường (TT Thích Phổ Huân)



 


facebook

youtube

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2024(Xem: 1218)
HT Thích Như Điển: xây dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc và đào tạo tăng ni sinh tại hải ngoại
04/10/2024(Xem: 3644)
Talk show: Đi Tu Để Làm Gì ? (Sean Le, Channel Người Việt Hải Ngoại phỏng vấn: HT Thích Như Điển)
21/06/2024(Xem: 2723)
Khóa An Cư Kiết Hạ PL 2568 và Đại Hội 2024 của GHPGVNTN Hoa Kỳ tại Tu Viện Đại Bi, Cali, Hoa Kỳ
21/06/2024(Xem: 2717)
Sự Du Nhập Tịnh Độ Tông Vào Nhật Bản (HT Thích Như Điển giảng ngày 20/6/2024)
20/10/2023(Xem: 3374)
HT Thông Hải: Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến
20/10/2023(Xem: 3014)
HT Thông Hải: Quán Vô Thường - Ích Lợi Không Tưởng
15/10/2023(Xem: 23947)
Trang Nhà Quảng Đức App giúp xem được trên Iphone & Ipad Kính mời quý Phật tử vào download để xem nhanh và dễ hơn trên Iphone và Ipad của quý vị (Chân thành cảm ơn TT Tâm Hải đã giúp layout nhanh app này) Kính mời vào đây để download: https://apps.apple.com/us/app/quang-duc/id1580853777
04/08/2023(Xem: 6138)
36- Tiểu Sử Ni Trưởng Thích Nữ Như Thanh (1911-1999)
10/07/2023(Xem: 4308)
Phim Những Ngày Tháng Ấy được thực hiện tại Tịnh Xá Thanh Lương 11/2022. Thân gởi những người hữu duyên xem cùng hoan hỷ. A Di Đà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]