Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Thiền Sư Linh Mặc

12/10/202119:51(Xem: 14975)
49. Thiền Sư Linh Mặc



197_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Linh Mac


Nam mô A Di Đà Phật


Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 197, về Thiền Sư Linh Mặc (747-818). Ngài thuộc đời thử 3 sau Lục Tổ Huệ Năng, là đệ tử của TS Mã Tổ Đạo Nhất. Tiểu sử đời Ngài rất đơn giản không rõ bố mẹ, gốc gác. Ngài có túc duyên từ nhiều đời, khi nghe TS Mã Tổ giảng pháp, Ngài ngộ đạo và xin xuất gia. Sư Phụ có nhắc là truờng hợp Sư xuất gia sau khi ngộ đạo giống như Ngài Lục Tổ. Sự xuất gia chỉ là hợp thức hoá.


Sau khi xuất gia, Sư xin Sư phụ Mã Tổ đi tham vấn TS Hy Thiên Thạch Đầu. Sư tự hứa trong lòng, nếu có một câu thích hợp thì ở lại.
Khi Sư tới và thấy không thích hợp nên Sư đi ra. Ngay khi Sư đi ra, TS Thạch Đầu theo sau, đến cửa ngoài liền gọi :”Xà Lê”.
Sư xoay đầu lại.
TS Thạch Đầu bảo :”từ sanh đến tử chỉ là cái ấy, xoay đầu chuyển não làm gì?”.

Sư nhân câu nói này liền đại ngộ, và dừng lại đây tu học hai năm.

Sư Phụ giải thích : Chuyển não là suy tư mà suy tư là phân biệt, là vọng niệm, nên bị Tổ quở. ”Từ sanh đến tử chỉ là cái ấy". Gọi là biết xoay đầu liền, đó là "cái ấy", đó là cái thật của mình, có sẵn nơi mỗi bản thân hành giả, từ ngàn xưa cho đến mãi ngàn sau, từ lúc sinh ra đến giờ, chưa có lúc nào nó vắng mặt nơi mình, nhưng mình lại lãng quên, không bao giờ để ý. Cái ấy chính là "Phật tâm, là tánh nghe thường trú, nghe mà không khởi niệm phân biệt, tâm bình lặng, an lạc và giải thoát. Đó là cái thật của chính ta mà ta không chịu sống, không chịu sử dụng… mà ta chỉ dùng cái giả, cái không thật. Mỗi ngày ta nghe, nói, ngữi, nếm, xúc... chỉ là vọng chấp, điên đảo, vừa nghe vừa suy nghĩ, vừa phân biệt là cái bất thường, lúc có, lúc không, rồi ta phan duyên theo cái nghe bất thường này để sống, ta sống theo cái sinh diệt, mộng ảo, phiền não, trôi lăn trong vòng sanh tử mà không còn cơ hội để quay trở về. Sư phụ có mô tả ý này qua câu thơ của Vua Trần Thái Tông rất hay:


Kính mời xem tiếp




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 5880)
Những ngôi chùa, nhà thờ, đình, miếu thường là những công trình kiến trúc gắn bó với lịch sử dân tộc, một cộng đồng hay một tôn giáo. Trên một lãnh thổ, tùy vùng miền đặc trưng văn hóa hay phong tục tập quán, những công trình này được xây đựng mang nét đặc trưng riêng. Nhưng tất cả giống nhau ở chổ đều được xây dựng, chăm chút cẩn trọng và thể hiện sự tôn kính trong tín ngưỡng. Có một người hầu như đã giành những năm tháng quan trọng nhất của cuộc đời mình để đi khắp dải đất Việt Nam chụp ảnh những ngôi chùa.
16/12/2012(Xem: 5753)
Video: Lễ Hội Quan Âm Năm 2012 tại Chùa Việt Nam Houston
14/12/2012(Xem: 5559)
Ý Nghĩa Vu Lan Báo Hiếu
14/12/2012(Xem: 5609)
Video: Lễ Hội Quan Âm 29-3-2014 tại Chùa Việt Nam , Houston
09/12/2012(Xem: 16539)
Người ta thường nói rằng tác giả 14 điều Phật dạy là Hòa thượng Kim Cang Tử. Thực tế không phải như vậy. Hòa thượng Kim Cang Tử chỉ có công phiên dịch 14 điều này ra từ chữ Hán. Vào những năm 1998-1999, ta mới thấy 14 câu này được lưu hành. Gần đây, chúng tôi có đọc được bản nguyên tác chữ Hán có ghi rõ xuất xứ là chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc tặng cho các phái đoàn Việt Nam.
07/12/2012(Xem: 5342)
Kính dâng một nén hương lòng Viếng cầu đại lão thong dong liên đài Giác duyên tròn nguyện Như Lai Linh căn phúc quả yên ngai Niết bàn Hòa cùng pháp giới Tây phương Thượng sanh thượng phẩm lọng tàng phủ giăng Trí năng phụng đạo thường hằng Chơn thành trọn nguyện Du Tăng độ đời./. Giác Lượng Tuệ Đàm Tử
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]