Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/09/202113:49(Xem: 15887)
49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
292_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vien Hoc



Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay Thứ Năm, 30/09/2021chúng con được học về Thiền Sư Viên Học, đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư phụ dựa theo tài liệu gốc Thiền Sư Việt Nam do HT Thích Thanh Từ biên soạn và ấn hành tại VN vào năm 1972. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 292 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 (đầu tháng 5-2020).

 

 

Sư họ Hoàng, quê làng Như Nguyệt, tu ở chùa Đại An Quốc, huyện Tế Giang. Thuở nhỏ, Sư đọc hết các loại sách ngoài đời, đến năm hai mươi tuổi mới nghiên tầm nội điển.

Nhân nghe một câu nói của Thiền sư Chân Không mà tâm Sư được mở sáng. Từ đó, thiền học càng cao, luật nghi cũng hoàn bị. Suốt năm, Sư chỉ khoác một áo nạp, hai mùa lạnh nóng cũng thế thôi. Bình bát, tích trượng chẳng rời thân, Sư tùy phương giáo hóa. Cho đến việc sửa cầu, đắp đường... chẳng việc nào Sư không đứng ra làm trước, rồi mới khuyến bảo người.

 

Sư Phụ giải thích:

- Cuộc đời của Sư Viên Học rất tuyệt vời, trước khi xuất gia năm 20 tuổi, Sư đã học ngoài đời các loại sách nho giáo, tứ thư ngũ kinh, đạo đức học…sau mới nghiên tầm nội điển và xin xuất gia.

Sư nhờ đã làu thông kinh điển nên khi nghe thiền sư Chân Không nói một câu Sư liền đại ngộ.

Sư áp dụng hạnh tu đầu đà, bình bát tích trượng chẳng rời thân.

 

Sư Phụ có cho xem bình bát và tích trượng. 

Sư Phụ giải thích có hai loại bình bát:

* Bình bát, tiếng phạn gọi là Bát Đa La, Tàu dịch Ứng Lượng Khí, tức là bình bát dung chứa cơm và thức ăn theo lượng của mình, quý Tỳ Kheo theo phái Nam Truyền dùng đi khất thực mỗi ngày.

* Bình bát bên phái Bắc Truyền (Việt Nam) chỉ dùng trong dịp cúng quá đường 3 tháng An Cư Kiết Hạ.

 

Sư Phụ kể về lịch sử của bình bát đầu tiên:

Sau khi Đức Thế Tôn thành đạo, có hai thương gia đang đi ngoài đường nghe chư thiên bảo tới Bồ Đề Đạo Tràng cúng dường cho Đức Thế Tôn mới thành đạo.

Lúc đó, Đức Thế Tôn chưa có bình bát, Trời Tứ Thiên Vương đem bốn bình bát xuống cúng dường cho Đức Thế Tôn. 

Đức Thế Tôn nhận hết và dùng thần lực biến bốn bình bát thành một thời và sử dụng trong suốt 45 năm.

Sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, bình bát được chuyển từ Ấn Độ qua Pakistan, rồi chuyển trở về Ấn Độ, kế đến chư thiên thỉnh về cõi trời Đâu Xuất cho chư thiên chiêm bái và cúng dường. Sau bảy ngày thì đem xuống giữ ở Long Cung cho tới khi Đức Di Lặc đản sinh, Trời Tứ Thiên Vương một lần nữa xuống Long Cung thỉnh bình bát về cúng dường cho Đức Phật Di Lặc.

Sau khi Phật nhập Niết Bàn, chiếc bình bát này được chúng đệ tử làm bằng đá rắn đường kính khoảng 1,7 mét và độ dày của vành là 18 cm, nặng khoảng 400 kg, có màu xanh đen huyền bí. Bình bát được khắc hoa sen bên ngoài với độ bóng cao, đặc trưng của kiến trúc đá thời kỳ Maurya (thời vua A Dục), lúc đầu bình bát này được tôn trí tại thành Tỳ Xá Ly để chiêm bái. Rồi về sau, Hồi giáo tấn công Ấn Độ thay thế Phật giáo và bằng cách nào đó các câu kinh Koran đã được khắc ghi trên chiếc bát, có lẽ khoảng thời gian của Mahmud Ghazni trong thế kỷ 11. Chính những kinh Koran này đã giúp bảo vệ kiệt tác này khỏi bàn tay sắt của người Hồi Giáo trong suốt nhiều thế kỷ qua. Vào cuối những năm 1980 trong cuộc nội chiến của Afghanistan, Tổng thống Najibullah đã đưa chiếc bát đến Bảo tàng Quốc gia của Kabul. Khi Taliban lên nắm quyền và bắt đầu phá hủy tất cả các đồ tạo tác không thuộc Hồi giáo, câu kinh Koran một lần nữa đã bảo tồn chiếc bát. Ngày nay, chiếc bát được trưng bày ở lối vào của bảo tàng Kabul.




Kính mời xem tiếp






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2017(Xem: 9613)
HT Thích Viên Minh giảng về : Nguyên Lý & Phương Pháp về Thiền tại Thiền Viện Bát Nhã Montreal 3-6-2017
29/09/2017(Xem: 8417)
Video: Điều ước thứ 7: Bản Hòa Tấu Cha và Con (23-9-2017), câu chuyện về tình yêu thương của cha dành cho con trai, diễn viên Quốc Tuấn và con trai Anh Tuấn
29/09/2017(Xem: 5275)
Video pháp thoại: An Siêu (chủ giảng: HT Thích Thiện Huệ giảng tại Chùa Quan Âm, Montreal, Canada)
28/09/2017(Xem: 8085)
Video: Lễ Họp Mặt kỳ 5 (2017) Chúng Đệ Tử Xuất Gia Chùa Thiên Minh, Huế (HT Thích Khế Chơn)
27/09/2017(Xem: 6224)
Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật lần 16 ngày 27-08-2017 tại chùa Giác Ngộ, chương trình Gương Sáng với khách mời: Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến- Nhà văn, nhà phiên dịch, đã có hơn 60 đầu sách xuất bản, đặc biệt ông đã được Datlailatma thứ 14 chấp thuận cho dịch toàn bộ tác phẩm của Ngài. Kênh Pháp thoại ngắn của TT. Nhật Từ: https://goo.gl/jYQJbk Kênh Vấn đáp Phật pháp : https://goo.gl/QWyLYR Kênh Âm nhạc Phật giáo: https://goo.gl/yI9KOu Kênh Đại Tạng Kinh Việt Nam: https://goo.gl/9SmE4n
27/09/2017(Xem: 7539)
Khóa tu Tuổi Trẻ Hướng Phật lần 14 ngày 02-07-2017 tại chùa Giác Ngộ, trong chương trình Gương sáng với khách mời: Cư sĩ Minh Mẫn- Một nhà báo với nhiều bài viết sâu sát với thực tế, mang tính giải pháp, hướng về hoằng pháp & giáo dục, giúp giới trẻ và giới tri thức hiểu đúng về giáo lý Phật-đà Kênh Vấn đáp Phật pháp : https://goo.gl/QWyLYR Kênh Âm nhạc Phật giáo: https://goo.gl/yI9KOu Kênh Đại Tạng Kinh Việt Nam: https://goo.gl/9SmE4n
27/09/2017(Xem: 4978)
Người con và Mẹ đã được gắn kết với nhau bằng cái nắm tay từ khi con chào đời, nhưng càng lớn, con càng cảm thấy ngại ngùng khi nắm tay Mẹ, và khoảng cách giữa hai người ngày càng xa cách hơn.” Sự kiện chính diễn ra trong 2 ngày: 09/09 và 10/09 tại phố đi bộ Hồ Gươm - Hà Nội • 09/09: Xuất hiện bất ngờ từ sáng sớm một màn hình lớn 36m2 ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cùng 5 đoạn phim và 5 thông điệp thể hiện hình ảnh nhân vật người Mẹ buồn rầu, nhằm khơi gợi lên vấn đề “Mẹ buồn khi không có sự quan tâm của con.” • 10/09: Xuất hiện 5 màn hình cảm ứng tương tác để công chúng tham gia trò chơi: Chạm vào bàn tay mẹ trên màn hình cảm ứng để xóa đi những nếp nhăn, những vết chai sần và nhân vật người Mẹ trên màn hình trở nên hạnh phúc hơn. Đây đồng thời là giải pháp cho vấn đề đã được khơi gợi lên ngày hôm trước: “Chỉ cần bằng một hành động đơn giản như chạm vào bàn tay mẹ, mẹ sẽ cảm thấy sự quan tâm của bạn và hạnh phúc hơn rất nhiều.” Head of Marketing Department: Linh Nguyễ
23/09/2017(Xem: 25658)
The Vietnam War - Chiến Tranh Việt Nam (Trọn bộ 10 tập), đạo diễn: Ken Burns và Lynn Novick - Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9 của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử: Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC, còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
12/09/2017(Xem: 6223)
Video: Bốn Pháp Đưa Đến Sự Chuyển Hóa, bài giảng của TT Thích Bửu Hiền
07/09/2017(Xem: 7124)
VIDEO LỄ TẤN PHONG ĐẠI ĐỨC THÍCH HẠNH BỔN, QUYỀN ĐÊ TAM TRỤ TRÌ CHÙA VIÊN GIÁC HANNOVER ĐỨC QUỐC NGÀY 02.09.2017
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]