Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

30/08/202112:26(Xem: 15884)
35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

278_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bon Tich
Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay 28/8/2021, nhằm ngày 21/7/âm lịch Tân Sửu, Phật lịch 2565, chúng con được học về Thiền Sư Bổn Tịch (?-1140), Ngài thuộc đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 278 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 bắt đâu từ tháng 5 năm 2020.

Sư họ Nguyễn, trước tên Pháp Mật, quê làng Tây Kết, dòng dõi Nội cung Phụng đô uý Nguyễn Kha dưới triều Lê. Thuở nhỏ Sư đã có tư thái khác thường. Có một vị Tăng lạ khen: “Đứa bé này cốt tướng phi thường, nếu xuất gia ắt thành tựu giống pháp chân thật.”

Sư Phụ giải thích:
Thiền sư Bổn Tịch là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân. Ngài vốn là con của vị quan làm việc cho triều Lê  (có ba vị vua trị vì, vua Lê Đại Hành, vua Lê Trung Tông (chỉ làm vua có ba ngày thì bị giết), vua Lê Long Đĩnh còn được gọi là Lê Ngoạ Triều).

Lớn lên, Sư đến thụ nghiệp với Thiền sư Thuần Chân chùa Hoa Quang. Sau khi nhận được yếu chỉ, Sư xin thầy thọ giới Cụ túc. Thuần Chân thấy Sư giới, định đều được tròn đầy thanh tịnh, học một biết mười, bèn xoa đảnh bảo: “Chánh pháp ở phương Nam đợi ngươi xiển dương đây!”

Sư Phụ giải thích, sau khi xuất gia, trong thời gian tu tập Sư nhận được yếu chỉ, đạt được giới định tròn đầy mới xin thọ giới Cụ túc.

Bấy giờ, đối với Chánh pháp, Sư đã vượt ngoài có, không và gồm thông cả đốn, tiệm. Nơi nào Sư đến đều rưới những trận mưa pháp, làm chấn động huyền phong, Tăng Ni sĩ thứ đều quí mộ.


Sư Phụ giải thích: 3 điểm chính trong đoạn này

1- Ngài Bổn Tịch có duyên lành gặp được minh sư trong kiếp này, đó là Thiền Sư Thuần Chân, ngài là vị thiền sư đắc đạo, khi rời thế gian, ngài có để lại bài kệ như sau:

Chân tánh thường không tánh,
Đâu từng có sanh diệt.
Thân là pháp sanh diệt,
Pháp tánh chưa từng diệt

(Chân tánh thường vô tánh
Hà tằng hữu sanh diệt
Thân thị sanh diệt pháp
Pháp tánh vị tằng diệt.)

Thiền Sư Bổn Tịch là người nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân và bài kệ này đã ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc giáo hóa của ngài về sau. Chân tánh thường không tánh. Chân tánh là Phật tánh, là không tánh là tánh không có hình tướng, không sanh diệt. Còn hình tướng là do duyên hợp, còn duyên hợp là còn sanh diệt, còn sanh diệt là còn sanh tử luân hồi, còn khổ đau.


Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2016(Xem: 6095)
Video: Ru Con Ba Miền
14/09/2016(Xem: 7562)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
01/09/2016(Xem: 7664)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
01/09/2016(Xem: 5232)
Trò Chuyện Tâm Linh với Sư Gíác Minh Luật
29/08/2016(Xem: 9082)
Video: Lễ Vu Lan 2016 tại Tịnh Thất Hiền Như
24/08/2016(Xem: 6411)
Video: Đại Lễ Vu Lan và Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Hải Đức
01/08/2016(Xem: 9853)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
29/07/2016(Xem: 8127)
Vở kịch: Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền Soạn giả: Quảng Hương Diễn viên: Quảng Tịnh, Quảng Hương, Tâm Hương, Ngọc Quân Vì sao mà các Phật tử Nữ lại đi chùa nhiều hơn và tu hành giỏi giang hơn các Phật tử Nam? Xin qúy Thầy và qúy Phật tử lắng lòng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch “Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền” (Nhạc “Hà Nội phố”, “Mưa trên phố Huế”, “Sài Gòn đẹp lắm” khi 3 nhân vật bước ra)
29/07/2016(Xem: 7494)
Dâu Bắc: (Vừa đi vừa than thở) Ối dào ơi, sáng nay ra đường găp đàn bà, mà còn (hát) “tình bằng có cái trống cơm …” thế này này (diễn tả bụng bầu), thảo nào mình thua tuốt tuồn tuột, có bao nhiêu tiền cúng dường sạch sành sanh cho Casino rồi, (vừa nói vừa vét vét trong bóp) còn xu nào đâu mà chốc nữa vô Chùa Quảng Đức gây qũy đây chứ? (thở dài) Ừ, mà không biết quý Thầy có chịu cho mình cà credit card để cúng dường không nhỉ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]