Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249) Đời thứ 20 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 16 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

14/04/202108:58(Xem: 11589)
Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249) Đời thứ 20 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 16 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️


Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249). Ngài thuộc đời thứ 20 sau Lục Tổ Huệ Năng, và cũng là Tổ thứ 16 của Thiền phái Lâm Tế.


Ngài là đệ tử của Tổ Phá Am Tổ Tiên, quê ở Tử Đồng, Kiếm Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Sư Phụ cho biết về địa lý, đất Tử Đồng, Kiếm Châu khô cằn giống như tỉnh Quảng Trị ở Việt Nam nhưng đó là địa linh xuất phát những bậc chân tu.


Năm lên 9 tuổi, Ngài theo HT Âm Bình – Đạo Khâm xuất gia. Năm Giáp Dần (1194), niên hiệu Thiệu Hy năm đầu đời vua Ninh Tông nhà Nam Tống, Ngài thọ Cụ-túc. Năm sau, Mậu Tuất (1195), niên hiệu Khánh Nguyên năm đầu, Ngài nhập hạ tại chùa Chính Pháp ở Thành Đô. Năm vừa tròn 20 tuổi theo học với Tổ Tú Nham Sư Thụy ở núi Dục Vương. Vì nghèo khổ không có dao cạo tóc nên người đời gọi Ngài là “Ô Đầu Tử” (ông sư đầu đen).

Sư Phụ có kể, khi xưa chưa có dao tốt để cạo tóc, phải cạo bằng dao thường, nên sau khi cạo tóc da đầu bị chảy máu nhiều, trong nhà thiền có câu "ăn chay rát ruột, cạo đầu rát da".



Trên bước đường du phương hành khước tham học, Ngài đến cầu phá với Thiền Sư Dục Cương Phật Chiếu. Ngài Phật Chiếu hỏi:
– Quê quán của con ở đâu?
– Thưa, con ở Kiếm Châu.
– Vậy con có mang kiếm theo không?
Ngài hét lớn!
TS Phật Chiếu cười nói: " Gã đầu đen này ồn ào quá!"

Ngài đảnh lễ tạ ơn.

Sư Phụ giải thích, về lý, kiếm là chỉ cho bản tâm của mỗi người chúng ta. Ngài Vô Chuẩn nhận ra nên được cốt yếu này nên được Tổ ấn chứng ngay liền.

Sau đó, ngài đến đảnh lễ với thiền sư Phá Am Tổ Tiên và được truyền trao tâm ấn và cử ngài làm thủ chúng, đứng đầu trong chúng coi sóc mọi việc.

Một hôm ngài cùng thiền sư Phá Am Tổ Tiên đi dạo, có một đạo nhân đến thỉnh pháp. Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên dạy tham công  án: " con hồ tôn" (con vượn). Lúc đó, sư đang đứng hầu bên cạnh thầy, sư nghe được bỗng đại ngộ và được Thiền sư Phá Am Tổ Tiên ấn khả kế thừa nối tiếp Tông Lâm Tế.

Sư nghe được bổng nhiên đại ngộ và được thiền sư Phá Am Tổ Tiên ấn khả. Trước khi thị tịch, thiền sư Phá Am Tổ Tiên nhận ngài là pháp tử kế thừa của dòng truyền pháp tông Lâm Tế.

Sư Phụ giải thích, con hồ là con vượn, là chỉ cho cái tâm của chúng ta, lăng xăng như con vượn, không lúc nào đứng yên, còn gọi là tâm viên ý mã.
Ngài Vô Chuẩn để được sự khai ngộ ngày hôm nay là do Ngài đã có một quá trình đào luyện nội tâm, quá trình tiệm tu, khi nghe “tâm viên”, vỏ vô minh của ngài phá vỡ và thoát đạt ngộ ra bản tâm thật của chính mình vốn thanh tịnh, lắng yên.


Sư Phụ có kề về thiền tông phát triển ở Nhật, tư tưởng thiền giúp hành giả quay về nội tâm định tỉnh, trí tuệ phát sinh và nhờ đó đất nước Nhật phát triển nhanh chóng.

Người Nhật có tạo hình tượng ba con khỉ, một con bịt mắt, một con bịt tai, một con bịt miệng, tượng trưng không thấy, không nghe, không nói thì tuệ giác ngộ chiếu sáng, Phật tánh hiện tiền.


Ngày 18-3-1249, Sư an nhiên tọa thiền thị tịch, thọ thế 75 tuổi, hạ lạp 56 năm.

Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249) Hoà Thượng Hư Vân do Hoà Thượng Minh Cảnh dịch Việt như sau:


Ngước nhìn cao vút thấu chân thiên
Sư Phạm muôn đời kim cổ truyền
Mang kiếm đến đây tìm bắt giặc
Vung đao vào biển diệt oan khiên
Tỏ tường sống chết, thành công lớn
Độ hết ta, người tọa bảo liên
Ai hỏi lão tăng về việc ấy
Thiên thai cầu đá hãy tham liền.


Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp về Thiền Sư Vô Chuẩn, ngài xuất thân từ nơi quê nghèo, không có dao cạo tóc nên có tên là Sư đầu đen, nhưng ngài đã đạt ngộ ngay lần đầu tiên với Tổ Phật Chiếu bằng tiếng hét đáp lời hỏi của Tổ: “con có mang kiếm theo không”, kiếm là chơn tâm của ngài. Và ngài triệt ngộ sau khi nghe công án: “con hồ “, tâm thường tình là lăng xăng như con vượn, nhưng tâm của ngài đã đạt thanh tịnh, lắng yên.


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).   





224_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Vo Chuan



Tiếng hét... bản tâm mình là kiếm Trí Tuệ!




Kính dâng Thầy bài thơ trình Pháp về Tổ thứ 16 của Tông Lâm Tế : Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm ! Thật là tuyệt vời dù ở nơi đâu Thầy vẫn tạo cơ hội để trao truyền Phật Pháp qua các bài pháp thoại . Kính tri ân Thầy đã dùng những câu thơ về niệm Phật mà chỉ ra mục đích cuối cùng để giác ngộ giải thoát vẫn là quán chiếu Tâm mình bằng Giới, Định, Tuệ, pháp môn nào rồi cũng phải đi đến mục đích cuối cùng là GiữTâm định tỉnh, điều phục được lục căn không cho biến diệt .... kính đảnh lễ Thầy từ phương xa và kính chúc Thầy pháp thể khinh an . Kính tán dương chương trình các chuyến hành hương được Thầy dự trù sau khi các quốc gia đã có vắc xin để ngăn ngừa đại dịch . Kính, HH




Phật Giám *Thiền Sư hành trạng thật ngắn gọn !

Tổ 16 thiền phái Lâm Tế nối pháp Ngài Tổ Tiên,

Tên làng quê Kiếm Châu ...được ngộ đạo ...DUYÊN ?

Tiếng hét ...bản tâm mình là kiếm Trí tuệ !

Chín tuổi xuất gia .. 16 thọ cụ túc biệt lệ !

" Ô đầu Tử "(1) ngộ đạo lần đầu được ấn khả ... du phương

Thị giả Sư Phụ Phá Am ... triệt ngộ phi thường

Công án “ con hồ tôn “ đạt yếu chỉ " TÂM VIÊN Ý MÃ “

Buổi pháp thoại ...bao hàm viên dung Tâm là tất cả

Kính đa tạ Thầy ...dù đang trú tại làng A Di Đà **

Niệm Phật, tu Thiền ...do điều phục lục căn ..mà ra

Tuệ phát sinh giờ phút hiện tiền khi Tâm định tỉnh!

Thiền Tông Nhật Bản ***có hình tượng " ba con khỉ" ****bản lĩnh !

Thấy ra cốt tủy Phật Pháp ... quay về ngộ bản tâm

Quá trình đào luyện ... giữ vững lập trường ... chớ sai lầm !

Đời sống sẽ bất hạnh vì chạy theo trần cảnh !



Kính tri ân Thầy luôn nhắc nhở những điều cần tránh !

Đừng "niệm Phật....một mà mười thì niệm ma "

Trong bài thơ Niệm Phật ... nhiều thế hệ xưa xa

Ngầm hiểu được " Nước nhăn trăng mờ , nước trong trăng tỏ "

Vài vần thơ ghi chép lại cho người thấu rõ *****



Nam Mô Vô Chuẩn Sư Phạm Thiền Sư tác đại chứng minh .

Huệ Hương

Melbourne 13/4/2021


*_ Năm 1233, vua Lý Tông (理宗;1224-1264) thỉnh sư vào nội cung tại Từ Minh Điện (慈明殿) thuyết pháp và vua cũng tham hỏi về Thiền Tông, Phật Pháp với sư. Vua ban cho sư hiệu là Phật Giám Thiền sư, những câu hỏi của vua và lời đáp của sư được ghi lại trong Vô Chuẩn Hòa Thượng Tấu Đối Ngữ Lục



(1) Sư họ Ung, hiệu là Vô Chuẩn (雍), quê ở huyện Tử Đồng, Kiểm Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Năm 9 tuổi, sư theo Thiền sư Đạo Khâm ở núi Âm Bình (陰平山) xuất gia tu học. Mùa đông năm thứ 5 (1194) niên hiệu Thiện Hy, sư thọ giới cụ túc. Sư vì nhà nghèo không có dao cạo tóc nên mọi người gọi là " Ô Đầu Tử" (ông đầu đen).

**_ A Di Đà land của đạo hữu An Hội Tony Thạch làm chủ tại Talagar - Wollongong/ thuộc tiểu bang NSW / Australia



*** Trong cuộc đời hoằng pháp của sư, từng có nhiều vị tăng người Nhật vì mến mộ danh tiếng và đạo hạnh của sư mà đến học Thiền. Điển hình như các vị Viên Nhĩ Biện Viên, Tính Tài Pháp Tâm, Diệu Kiến Đường Đạo Hựu từng đến tham học với sư được đại ngộ và được sư ấn khả. Sau này, họ trở về Nhật Bản và truyền bá Tông Lâm Tế, dòng pháp của sư mạnh mẽ, Thiền sư Viên Nhĩ Biện Viên là người sáng lập ngôi Đại Đức Tự (Tōfuku-ji)- đại bản sơn nổi tiếng của tông Lâm Tế Nhật Bản. Ngoài ra, một số đệ tử đắc pháp khác của sư như Vô Học Tổ Nguyên, Ngột Am Phổ Ninh cũng truyền bá Tông Lâm Tế sang Nhật và rất nổi tiếng. Pháp tôn đời thứ 4 của sư là Thiền sư Nam Phổ Thiện Minh là người truyền bá Thiền tông tại Nhật Bản nổi trội nhất và là người dẫn đầu dòng truyền tông Lâm Tế (dòng pháp chính) tại Nhật Bản về sau, những vị Thiền sư nổi tiếng như Nhất Hưu Tông Thuần, Bạch Ấn Huệ Hạc, Hồng Nhạc Tông Diễn (Soyen Shaku, 釈 宗演, 1850-1919) đều thuộc dòng pháp của Nam Phổ.



**** Hình tượng ba con khỉ vừa là sáng tạo nghệ thuật, đồng thời vừa ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa người Nhật muốn gửi gắm thông qua "Ba con khỉ" biểu thị rằng để đạt đến sự thông thái thì cần phải làm là bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói.

****

Niệm Phật lơ láo ích chi

Sen kia khô héo khó mà tốt tươi

Niệm Phật cần phải thành tâm

Giữ cho thanh tịnh trong mình lục căn

Niệm Phật như nước với trăng

Nước trong trăng tỏ, nước nhăn trăng mờ.





***

Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng
về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa

thieu lam tu
***

 

facebook
youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2016(Xem: 7578)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
01/09/2016(Xem: 7707)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
01/09/2016(Xem: 5244)
Trò Chuyện Tâm Linh với Sư Gíác Minh Luật
29/08/2016(Xem: 9110)
Video: Lễ Vu Lan 2016 tại Tịnh Thất Hiền Như
24/08/2016(Xem: 6416)
Video: Đại Lễ Vu Lan và Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Hải Đức
01/08/2016(Xem: 9873)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
29/07/2016(Xem: 8142)
Vở kịch: Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền Soạn giả: Quảng Hương Diễn viên: Quảng Tịnh, Quảng Hương, Tâm Hương, Ngọc Quân Vì sao mà các Phật tử Nữ lại đi chùa nhiều hơn và tu hành giỏi giang hơn các Phật tử Nam? Xin qúy Thầy và qúy Phật tử lắng lòng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch “Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền” (Nhạc “Hà Nội phố”, “Mưa trên phố Huế”, “Sài Gòn đẹp lắm” khi 3 nhân vật bước ra)
29/07/2016(Xem: 7509)
Dâu Bắc: (Vừa đi vừa than thở) Ối dào ơi, sáng nay ra đường găp đàn bà, mà còn (hát) “tình bằng có cái trống cơm …” thế này này (diễn tả bụng bầu), thảo nào mình thua tuốt tuồn tuột, có bao nhiêu tiền cúng dường sạch sành sanh cho Casino rồi, (vừa nói vừa vét vét trong bóp) còn xu nào đâu mà chốc nữa vô Chùa Quảng Đức gây qũy đây chứ? (thở dài) Ừ, mà không biết quý Thầy có chịu cho mình cà credit card để cúng dường không nhỉ?
26/07/2016(Xem: 22159)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]