Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

30/03/202112:29(Xem: 20550)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế 🌼🌹🥀🌷🌸🏵️




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135). Ngài thuộc đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế.

Ngài quê ở Bình Thành, tỉnh Giang Tô, xuất thân trong gia đình nho giáo, từ nhỏ ngài có túc duyên đến với Phật pháp.
Ngài đến chùa Diệu Tịch thấy kinh sách, tôn tượng Phật, ngài nhớ tiền kiếp của mình từng là một sa môn, ngài xin cha mẹ xuất gia với Thầy Tự Tỉnh, rồi theo học kinh luật với HT Văn Chiếu Thông, học Kinh Lăng Nghiêm với HT Mẫn Hạnh. Sau đó ngài lâm bệnh nặng và tự than rằng " Con đường Niết-bàn của chư Phật không có trong văn cú". Nên sau khi lành bệnh, ngài lên đường du phương cầu pháp. Ban đầu ngài đến học với Thiền sư Thắng ở Chùa Chân Giác. TS Thắng chích máu nơi cánh tay chỉ dạy Ngài: "Đây là một giọt nước nguồn Tào Khê". Ngài kinh hãi trong giây lâu và nói: "Đạo là như thế ư ?"

Ngài không chấp nhận và bỏ đi.

Tiếp đó, Ngài đi bộ đến đất Thục để lần lược theo học Pháp với Thiền sư Hạo ở Ngọc Tuyền, Thiền sư Tín ở Kim Loan, Thiền sư Triết ở Đại Qui, Thiền sư Tổ Thiền sư Độ Liễm ở Đông Lâm, Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long, trong đó TS Tổ Tâm có lời dự tri về cuộc đời của ngài rằng: "Ngày sau một tông Lâm Tế sẽ thuộc về con vậy".

Sau cùng, Ngài đến yết kiến thiền sư Pháp Diễn ở Ngũ Tổ trình hết những hiểu biết của mình đã tu học lâu nay, nhưng TS Pháp Diễn không chấp nhận mà chỉ dùng những lời nói thô tục không theo kinh điển, nên ngài tức giận bỏ đi.  Thiền sư Pháp Diễn cảnh báo ngài "Đợi khi ông mắc bệnh nặng rồi mới nghĩ đến ta".


Ngài Khắc Cần Phật Quả tới Kim Sơn, bị bệnh thương hàn nặng thì nhớ tới lời của thiền sư Pháp Diễn. Khi hết bệnh, ngài trở lại thiền sư Pháp Diễn và được cho làm thị giả để có cơ hội học pháp.

Nữa tháng sau, có Quan Ngự Sử Đề Hình hưu trí trở về đất Thục, ghé vào thăm TS Pháp Diễn và hỏi đạo. Ngài Khắc Cần ngộ đạo nhờ cuộc đối đáp giữa Sư Phụ Pháp Diễn và vị quan Ngự Sử này.

Thiền sư Pháp Diễn hỏi: "Đề Hình thuở thiếu niên có từng đọc Tiểu Diểm thi chăng? " Trong đó có hai câu thơ gần nhau:

"Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh"

Dịch nghĩa:

“vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.

Sư phụ giải thích: 2 câu thơ này TS Pháp Diễn đọc lại từ trong câu chuyện xưa để trắc nghiệm tánh thấy của ông Đề Hình. Chuyện là ngày xưa có đôi vợ chồng mới cưới, nhưng vì lễ giáo phong kiến ràng buộc, nên dù là vợ chồng mà không được ở bên nhau để tâm sự. Chàng thì mãi miết ở thư phòng để ‘sôi kinh nấu sử’, chờ ngày ứng thí; nàng thì phải hầu hạ mẹ chồng, làm phận sự con dâu. Chàng nhớ nàng đến trước phòng hoa chúc mà ngại ngùng không dám gõ cửa. Nàng ở trong phòng dù rất muốn được gặp chồng mà cũng dám mời vào. Trong tình cảnh ấy, nàng chợt nghĩ ra một cách, gọi cô hầu Tiểu Ngọc làm việc này việc kia, rằng “Tiểu Ngọc! Lấy giúp ly nước, lấy cái trâm cài"..… Việc sai Tiểu Ngọc làm việc chỉ là cái cớ để cho chàng ở ngoài cửa kia biết rằng mình đang ở trong phòng. Cho nên, tất cả những tiếng gọi Tiểu Ngọc ơi, Tiểu Ngọc hỡi chỉ là muốn nói “Chàng ơi! Thiếp đang ở trong phòng đây nè!”. Câu chuyện ấy đã được viết thành bài thơ nổi tiếng có tựa đề là “Tiểu Diễm thi”:

"Tần hô Tiểu Ngọc nguyên vô sự
Chỉ yếu Đàn Lang nhận đắc thanh"

Dịch nghĩa:

“vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,
Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh”.



Ngài Pháp Diễn gọi “Đề Hình”.
Quan Đề Hình ứng đáp ngày: “Dạ dạ”
Sư Phụ giải thích, tiếng “Dạ” là tánh thấy hiện tiền, rõ biết ngay bây giờ và tại đây.

Câu chuyện đối đáp trên giúp ngài Khắc Cần Phật Quả đạt ngộ chút ít. Lúc ngài Khắc Cần đi ra khỏi tịnh thất của Sư phụ nhìn thấy con gà nhảy lên lan can vỗ cánh gáy vang, ngài tự hỏi: “Đây há không phải là tiếng?”, và ngài hốt nhiên triệt ngộ, bèn trở vào thất trình bài kệ nói lên sở đắc của mình:

"Kim áp hương tiêu cẩm tú vi
Sảnh ca tòng lý tuý phù quy
Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự
Chỉ hứa giai nhân độc tự tri"

Dịch nghĩa:


"Lò hương bên trướng khói vừa tan
Say khướt dìu về nhạc vấn vương
Một đoạn phong lưu thời trai trẻ
Chỉ có giai nhân mới hiểu chàng".

Thiền Sư Pháp Diễn nghe bài kệ và ấn chứng cho ngài rằng " Phật Tổ đại sự không phải căn nhỏ cơ hèn mà đến được".

Khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1118), Ngài Khắc Cần được Tể Tướng Trương Thương Anh (hiệu là Cư Sĩ Vô Tận) cung thỉnh về trụ trì Thiền viện Linh Tuyền ở Giáp Sơn và nơi đây, Ngài đã hoàn tất tập công án Bích nham lục, một tác phẩm vĩ đại và nổi tiếng của thiền công án, lưu truyền tới ngày nay.

bich nham luc


Sư phụ có đọc cho đại chúng nghe công án đầu tiên "Thánh Đế Đệ Nhất Nghĩa" (nói về Sơ Tổ Bồ Đạt Ma & Vua Lương Võ Đế) trong bộ sách này do HT Thanh Từ dịch và mong chúng đệ tử tìm hiểu thêm khi có thời gian. Xem bản online trên Trang Nhà Quảng Đức.

Niên hiệu Thiệu Hưng thứ năm (1135), đời vua Tống Cao Tông, ngày mùng 5 tháng 8, Sư có chút bệnh, viết kệ để lại cho chúng đệ tử:

Đã triệt không công
Bất tất lưu kệ
Hãy để ứng duyên
Trân trọng! Trân trọng!


Viết xong, Sư ném bút và ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 73 tuổi.


Khi làm lễ trà-tỳ, lưỡi và răng của ngài không cháy hết. Tháp được tôn thờ trong khuôn viên chùa Chiêu Giác. Vua ban thụy là Chơn Giác Thiền sư, tháp hiệu là Tịch Chiếu.

Cuối buổi giảng Sư phụ có diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt:

"Cơ giáo hợp nhau, trí tuệ sau

Thuốc thang tùy bệnh giúp người đau
Ngộ tâm người mỉm trao chân pháp
Đầu gật vô ngôn tỏ lý mầu
Rõ tiếng thông âm, từng tỉnh mộng
Thấy bay nghe gáy rõ tâm đầu
Trời nghiêng biển động Tu Di ngã
Đại địa sơn hà sụp đổ nhào".


Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban cho bài pháp về sự chứng đắc của thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả rất đặc thù và nhẹ nhàng qua sự Ngài được nghe câu chuyện cổ tích của sư phụ Pháp Diễn kể cho quan ngự sử Đề Hình, hai tiếng: “Dạ dạ” của quan ngự sử đánh thức Phật tâm của ngài Viên Ngộ Khắc Cần nhận ra sự trao truyền chân pháp của Sư Phụ Pháp Diễn là rõ biết hiện tiền ngay bây giờ và tại đây.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



218_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khac Can

Túc duyên  học nhiều  kinh luận ...

nhưng giác ngộ không nằm trong văn tự ! 


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Phật Quả Khắc Cần
với muôn ngàn sự tri ân về Vô Sư Trí của Thầy .
Chắc hẳn Thầy đã có túc duyên như Thiền Sư Viên Ngộ nên đã nhớ hết muôn vạn lời
trong các công án nan thấu và liễu triệt . Kính đảnh lễ Thầy
và kính đa tạ Thầy với bài pháp thoại trên tất cả tuyệt vời ....Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Phật Quả Khắc Cần, Viên Ngộ đạo hiệu ban tặng ! 
Thiền Tông  Lâm Tế, Tổ thứ mười một truyền trao . 
Phật pháp đầy thái hư ...ngôn ngữ  cầu được sao? 


Túc duyên  học nhiều kinh luận ...
... nhưng giác ngộ không nằm trong văn tự !


Thiện tri thức, thiền Sư Thắng nhắn nhủ : 
“Giọt nước nguồn Tào “ khi trích máu ở tay . 
“ Đạo vẫn thế ư?" dù có túc duyên ...chưa mở khai 
Tìm về Sư Phụ ..sau lần bỏ đi ...thất bại trình sở học ! 


Triệt ngộ....thanh âm tiếng gọi người hầu của Tiểu Ngọc ***
Chỉ  một âm thôi  ..  Đại Pháp Nhãn Tạng cao vời,  
Được ấn khả ...thủ tọa, khắp nơi triệu mời .
Tâm, Phật, Chúng sinh ..pháp giới ... cùng một thứ !


Bích Nham Lục , công án tối trọng trong thiền ngữ ****
Được hoàn tất nhờ lưu trú Linh Tuyền Giáp Sơn 
Bài kệ Bảo Phong Khắc Văn chỉ rõ nguồn cơn***
Liễu nghĩa  Hoa Nghiêm ....Cư sĩ Vô Tận sụp lạy ! 


Đa tạ Giảng Sư ...đã mượn lời văn hào truyền dạy *****
Về cách  cấu tạo 100 công án  để hoàn thành ##
Tất cả tiinh hoa chủ yếu đủ bảy phần#
Thế nhưng  tại sao đồ đệ Đại Huệ lại đốt sạch ? ###


Kính tri ân....lời Sư  thượng đường ...thông mạch 
Từ Ba Tâm "bất khả đắc " của kinh Kim Cang, 
Tánh giác ...thể tánh tịnh minh khó vượt ngang 
Công án " Con trâu qua cửa " thật nan thấu !!!!


Khi thị tịch, trà tỳ "lưỡi và răng không cháy " ! 
"Kệ lưu mà không  lưu "...thâm thuý vô thường, tuỳ duyên, 
Mời đọc chiêm nghiệm thật quá uyên nguyên ...
 "Đã triệt không công
Bất tất lưu kệ
Hãy để ứng duyên" 
Trân trọng! Trân trọng!!!!! 


Nam Mô Viên Ngộ Khắc Cần, Phật Quả Thiền Sư tác đại chứng minh.


Huệ Hương 
Melbourne 30/3/2021 





**
Lò hương bên trướng khói vừa tan
Say khướt dìu về nhạc vấn vương
Một đoạn phong lưu thời trai trẻ
Chỉ có giai nhân mới hiểu chàng.


** *Thiền Sư Chơn Tịnh 
Sự sự vô ngại
Như ý tự tại
Tay cầm đầu heo
Miệng tụng tịnh giới
Đẩy ra phòng dâm
Tiền rượu chưa trả 
Ở ngã tư đường 
Cởi mở túi vải 


****Văn hào nổi danh của Đức Hermann Hesse viết như sau về Bích nham lục sau khi đọc bản dịch của giáo sư W. Gundert, xuất bản năm 1960:
Tác phẩm vĩ đại này là một món quà thượng thặng với những nội dung huyền diệu mà tôi không thể nào thưởng thức trọn vẹn trong đoạn đời còn lại. Mà ngay cả một cuộc đời trinh nguyên cũng không đủ để thực hiện điều này. Những tâm hồn cao cả nhất, sùng đạo nhất của Trung Quốc và Nhật Bản đã uống nước nơi nguồn này hơn 800 năm nay, nhưng vẫn không uống cạn, đã nghiên cứu quyển sách này đến tận cùng, nhai đi nhai lại những lời nói bí ẩn trong đây, nếm được vị ngọt ngào của nó, họ chỉ biết âm thầm tôn kính mức độ thâm sâu và đáp lại những nét hóm hỉnh của nó với một nụ cười am tường mãn nguyện.


## Nhìn chung, cấu trúc của mỗi công án trong Bích nham lục có thể được nêu như sau:
  1. Thuỳ thị (zh. 垂示, ja. suiji), lời dẫn của Thiền sư Viên Ngộ nhằm giúp thiền sinh hướng tâm về nội dung chính của bản công án;
  2. Bản tắc (zh. 本則, ja. soku), bản công án chính của Thiền sư Tuyết Đậu, thỉnh thoảng cũng được kèm theo lời bình;
  3. Trước ngữ (zh. 著語, ja. jakugo), những câu bình của Viên Ngộ xen vào công án của Tuyết Đậu;
  4. Bình xướng (zh. 評唱, ja. hyōshō), lời bình giải của Viên Ngộ, nêu rõ chi tiết, thời điểm, nguyên do công án này được hình thành...;
  5. Tụng (zh. 頌, ja. ru), chỉ bài tụng của Tuyết Đậu về công án;
  6. Trước ngữ của sư Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu;
  7. Bình xướng của Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu.
Vì cấu trúc của bản văn có nhiều tầng lớp nên Bích nham lục cũng nổi danh là một quyển sách cực kì phức tạp trong tất cả các loại thiền ngữ. 
###Chỉ  vì muốn dạy cho đệ tử đừng dựa vào đấy mà chấp trước 
Vì một khi người  tầm thường xem đó, 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2014(Xem: 8712)
Video:Being a refugee is not a choice: Carina Hoang at TEDxPe, Refugees are often marginalised, their humanity ignored as their stories go untold. In this remarkable and emotional talk, however, author and former refugee Carina Hoang discusses her experience as a "boat person". It's a powerful account that is impossible to ignore. At age 16 Carina escaped war--torn Vietnam on a wooden boat with her two younger siblings and 370 other people. She survived harrowing conditions in a refugee camp in Indonesia before being given the opportunity to go to the US. Since then, she has earned a Bachelor of Chemistry, Bachelor of Arts with Honours in Gender and Cultural Studies, and a Masters in Business Administration and has worked in the semi-conductor, biotechnology, and healthcare industries. After settling in Perth five years ago she has made a pledge to raise the awareness of 'boat people' and their stories. She also assists families from different parts of the world to search for g
13/04/2014(Xem: 8755)
Đoạn phim chạy theo liền mạch thời gian, người xem chứng kiến những sự biến đổi trên khuôn mặt của một phụ nữ từ khi còn trẻ đến lúc về già. Khuôn mặt dần dần dài thêm, cấu trúc xương được định hình rõ nét, những nếp nhăn xuất hiện và cuối cùng là màu tóc trở nên bạc dần. Tập trung liên tục vào hình ảnh, người xem vẫn khó có thể nhìn ra được những sự thay đổi rõ nét trong tiến trình biến đổi ấy.
05/04/2014(Xem: 7787)
Kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm: STNS: Chúc Linh: Lời: Tâm Nguyệt:( Pháp Danh: Thích Nữ Nhuận Hải. : Cs: Đình Nguyên _ Thanh Ngọc http://www.quangnghiemtu.com
27/03/2014(Xem: 6755)
Guitar & Vocals: Joe Reilly; Female Lead Vocals: Melina Bondy; Cello: Phap Linh; Bass Guitar: Phap Luu; Keyboard: Phap Dan, Andrew; Djembe: Phap Dang; Guitars: Phap Lai, Luc Nghiem; Harmonica: Phap Man; Backup Vocals: Plum Village Sangha. Recorded and rehearsed on Thursday, January 28th, 2010 in Plum Village. This recording is the third take. At the Dharma Nectar Hall of Lower Hamlet in Plum Village, lay and monastic practitioners from around the world gathered to concentrate our energy into a new song which could represent the Wake Up movement. Thanks to the good conditions of a visit from Joe Reilly, Melina Bondy and many talented monks, nuns and lay friends.
24/03/2014(Xem: 13784)
Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe. Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất dễ đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỖI THỜI Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.
24/03/2014(Xem: 8447)
Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.
23/03/2014(Xem: 19560)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 6820)
Họa Phước Khôn Lường, bài giảng của TT Chân Tính
22/03/2014(Xem: 6840)
Video: Bảy Pháp Đoạn Phiền Não, bài giảng của TT Chân Tính
22/03/2014(Xem: 6412)
Video: Ai Cũng Là Phật, bài giảng của TT Chân Tính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]