Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993) Đệ Ngũ Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️

11/03/202116:47(Xem: 13184)
Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993) Đệ Ngũ Tổ Thiền Phái Lâm Tế 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️




Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học về Thiền Sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm, ngài thuộc đời thứ chín sau lục tổ Huệ Năng, và là vị Tổ thứ năm thuộc thiền phái Lâm Tế.

Thiền Sư Tỉnh Niệm gần gũi với chúng đệ tử thời nay vì ngài là hành giả của kinh Pháp Hoa, ngài quê ở Lai Châu xuất gia ở chùa Nam Thuyền ở quê nhà.
Đầu bản kinh Pháp Hoa có bài kệ tán dương công đức tụng kinh Pháp Hoa rất hay, chính vì bài kệ này dẩn ngài vào kinh Pháp Hoa. Ngài tâm đắc kinh Pháp Hoa và tụng thuộc lòng kinh Pháp Hoa nên ngài còn được gọi là Niệm Kinh Pháp Hoa.

Nhân duyên ngộ đạo với thiền sư Tỉnh Niệm cũng nhờ Sư phụ Phong Huyệt Diên Chiểu nhắc lại sự kiện niêm hoa vi tiếu trên Linh Thứu Sơn, nơi Phật giảng Kinh Pháp Hoa.

Sư Phụ kể về Hoà Thượng Trí Hữu, Thầy Bổn Sư của HT Bảo Lạc, mỗi ngày thọ trì kinh Pháp Hoa, thọ trì xong, ngài đốt trên đầu một liều hương để cúng dường, khi trên đầu không còn chỗ đốt nữa, ngài đốt hương trên tay và sau cùng là đốt luôn 1 ngón tay. Có người hỏi Hoà Thượng đốt có nóng không, Hoà Thượng trả lời, nếu nóng thì đừng đốt, đừng theo hạnh của Hòa Thượng. Bồ Tát Quảng Đức cũng là hành giả kinh Pháp Hoa, đã vị pháp thiêu thân để bảo vệ Chánh Pháp.

Thiền Sư Tỉnh Niệm là hành giả kinh Pháp Hoa, khi tới học pháp với thiền sư Phong Huyệt Diên Chiểu, ngài vẫn tiếp tục trì kinh Pháp Hoa. Thiền sư Phong Huyệt cử làm chức tri khách.

Một hôm, lúc thiền sư Tỉnh Niệm hầu quạt thiền sư Phong Huyệt, thiền sư Phong Huyệt khóc than rằng "bất hạnh, tông Lâm Tế đến đời ta không tìm được người có khả năng tiếp nối ngọn đèn Chánh pháp". Ngài nhắm vào thiền sư Tỉnh Niệm.

Ngài Tỉnh Niệm thưa: "bạch Sư Phụ con xem trong đại chúng có người có khả năng".

TS Phong Huyệt bảo: "người thông minh thì nhiều nhưng người ngộ tánh thì không có".

Ngài Tỉnh Niệm thưa: "Sư Phụ xem con có làm được không".

TS Phong Huyệt nói :"ta trông mong ở con đã lâu nhưng e ngại con đắm nhiểm không rời Kinh Pháp Hoa".

Sư phụ giải thích: Kinh chỉ là phương tiện, là chiếc bè đưa chúng ta qua bờ bên kia, bờ giác ngộ rốt ráo, qua bờ rồi thì bỏ chiếc bè lại. Như thiền ngữ ‘lấy chốt tháo chốt’, đã tháo chốt rồi thì bỏ chốt luôn.

Như lời Đức Phật nói, trong 45 năm ta chưa nói một lời nào, liễu đạt đạo rốt ráo, không còn chấp lời của Đức Phật nữa.

TS Phong Huyệt thượng đường và nhắc lại việc Thế Tôn dùng con mắt như hoa sen xanh nhìn xem đại chúng, bèn hỏi: "Chính khi ấy hãy bảo Đức Thế Tôn đã nói cái gì ? "

Sư Tỉnh Niệm bèn phủi áo đi ra.
TS Phong Huyệt ném cây gậy trở về phương trượng. Vị Thị giả chạy theo sau thưa: "Sư huynh Niệm Pháp Hoa vì sao không đáp lời của Hòa thượng?"

TS Phong Huyệt đáp: "Niệm Pháp Hoa đã hội rồi".

Sư phụ giải thích: TS Phong Huyệt ném gậy là ấn chứng cho ngài Tỉnh Niệm thừa kế.

Sư Phụ giải thích thời Đức Phật thuyết pháp dùng tiếng phạm âm. Tiếng phạm âm của Đức Phật trên vang tới trời hữu đỉnh, ngài Mục Kiều Liên đã thử bay lên vẫn còn nghe được, dưới xuống tận địa ngục a tỳ, nơi nào có chúng sanh là có phạm âm, có Phật tánh, loài rắn rết mọi loài đều có Phật tánh.

Ngài Tỉnh Niệm giảng tất cả kinh điển dạy là giúp ta trở lại nhận ra ông Phật của mình, thì mới là vô sự nếu không là đa sự.

Chư thượng tọa chớ hét cuồng hét loạn, phải làm chủ bản thân mình, đừng để khách trần, âm thanh sắc tướng làm chủ mình. Nghe một câu chuyện mà giữ tâm mình bình thản không suy nghĩ, không lo sợ là an lạc như nhiên.

Sư có làm bài kệ nói về yếu chỉ tông phong Lâm Tế, là hành giả phải vượt qua sự đối đãi sang hèn, trí ngu, thành thị thôn quê trong đời sống, mà phải nhận thức ngay nơi mình đang ở bây giờ và tại đây là giờ phút tuyệt vời của chúng ta.

Đời nhà Tống niên hiệu Thuần Hoá, năm 992, giờ ngọ, ngày 4 tháng chạp, Sư thượng đường nói bài kệ, dự báo trước một năm sau sư sẽ viên tịch để đệ tử chuẩn bị tinh thần.

Sư Phụ giải thích bài kệ ngài nói lên cái thao thức đối với các đệ tử, lăng xăng lộn xộn là tạo lỗi nhiều như cát sông Hằng. Muốn không tạo lỗi thì đừng lăng xăng, phải làm chủ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần.

Đến ngày dự báo trước, mặt trời vừa sáng, Ngài ngồi yên viên tịch, thọ thế 68 tuổi đời, môn đồ làm lễ trà tỳ, và xây tháp cúng dường.

Ngài Tỉnh Niệm có nhắc tới Bồ Tát Quán Âm, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Văn Thù trong lời đi chúc để lại, và khuyên chúng đệ tử phải nương vào hạnh của các Bồ Tát mà tu tập.

Sư Phụ giải thích: Bồ Tát Văn Thù là chỉ cho căn bản trí (vô sư trí) như vàng còn trong quặng, còn Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát Phổ Hiền là chỉ cho hậu đắc trí, như vàng được đúc thành phẩm nhẫn, dây chuyền rồi, là dụng của căn bản trí.

Người đệ tử Phật nương vào tu tập mười hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền để đạt đến giác ngộ. Bồ Tát Di Lặc là vô phân biệt trí, chuyển thức thành trí. Bồ Tát Di Lặc được xem là Tổ sư của tông duy thức truyền dạy cho đại sư Vô Trước lập ra tông Duy Thức, hướng dẫn cho chúng ta tu tập chuyển thức thành trí:
Chuyển tiền ngũ thức(mắt tai mũi lưỡi thân ý) thành sở tác trí.
Chuyền ý thức thành diệu quang sát trí.
Chuyển mạt na thức thành bình đẳng thánh trí.
Chuyển A lại gia thức, thành đại viên cảnh trí, cuối cùng thành Vô phân biệt trí là đạt tới giác ngộ và giải thoát.

Kinh bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về sự đạt ngộ rất kỳ đặc của Thiền Sư Tỉnh Niệm, nói lên yếu chỉ của tông Lâm Tế, là tự tại làm chủ mình ngay bây giờ và tại đây, là giờ phút đẹp nhất, và sự ra đi của ngài cũng rất tự tại, Sư cho biết trước một năm, đúng ngày Sư tự tại an nhiên thị tịch.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).







210_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Tinh Niem_sua

Hạ thủ là tán thân mất mạng !

( Hỏi là ở chỗ đáp- Đáp là ở chỗ hỏi .
Thông minh thì nhiều mà ngộ Tánh rất ít) 
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Tỉnh Niệm .Bài pháp thoại thật tuyệt vời dù rất nhiều chi tiết và thiền ngữ rất vi tế, thế mà chúng đệ tử sẽ từ từ chiêm nghiệm và hiểu thật rõ nếu nghe qua vài lần mà không hề VỊT NGHE SẤM . Kính đa tạ Thầy đã giúp con thấy ra Pháp Hoa Kinh hay Tổ Sư Thiền gì rốt cuộc chỉ là những chủng tử mình đã gieo vào tàng thức với chánh niệm luôn giữ gìn thì phẩm Phổ Hiền khuyến phát trong kinh Pháp Hoa đúng là diệu dụng như " Hơn sáu muôn lời thành bảy cuốn - chứa đựng vô biên nghĩa mầu - Trong cổ nước cảm lồ rịn nhuần - Trong miệng chất đề hồ nhỏ mát - - Bên răng Ngọc trắng tuôn xá lợi - Trên lưỡi sen hồng phóng hào quang " Kính tri ân Thầy và kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Ngài Thủ Sơn Tĩnh Niệm ...đời thứ chín sau Lục Tổ ! 
Dù Đạo hiệu NIỆM PHÁP HOA chẳng trú trước nơi kinh,  
Hội ý Tổ Sư ...Phật Pháp không nhiều vì chẳng tự tin ! 
Thể tánh tịnh minh ..... rốt ráo người VÔ SỰ ,


Đa tạ Giảng Sư ...
Nhờ pháp thoại mới hiểu nghĩa CÔNG PHU HẠ THỦ !
Tán thân mẩt mạng ... gọi miên mật hành trì ,
Tổ Sư Thiền " Tháo chốt rồi hãy bỏ chốt đi " 
"Hãy bảo nói cái gì "... Phật cầm hoa sen xanh hỏi đại chúng ! 


Tâm sự nước mắt rơi Sư phụ Phong Huyệt ngầm ...thu dụng 
Đệ tử nối pháp, tay khéo chẳng khoe danh
Trong nhiều người  thông minh...kiến tánh ít ...đã hội thành 
Ném gậy trở  về phương trượng, ấn chứng ....người thừa kế ! 


Lại học được yếu chỉ Tổ Sư Thiền rất vi tế ! 
Thuật hỏi đáp : một lời cắt đứt ngàn cân, 
Nhớ cho rằng: Tình với phi tình một tính chân
Thì Quan Âm chỉ Di-lặc ...Văn-thù Căn bản Trí ! 


Hỏi là ở chỗ đáp- Đáp là ở chỗ hỏi đã dụng ý! 
Bạch Triệu trưởng lão, đại bại còn tính trình thưa 
"Không nên quên mất... "đổi sắc bày đường xưa"
Gia phong cú ngữ ...xem bàn tay núi Thiếu Thất! 


Cần đạt ngộ "Tại đây, bây giờ" , đợi sáng mai gà mất, 
Hai rồng giành ngọc châu, được ...chính tham cầu ! 
Lăng xăng tạo tội chẳng biết vì đâu ? 
Hãy như " Cánh cửa sổ nhìn con ngựa chạy qua....
vừa suy nghĩ liền không dính dáng."
Khách là khách, chủ là chủ đừng hét lên cuồng loạn ! 
Chẳng cần ôm rỗng ...phải chín chắn lưu tâm,
Thân sắc vàng trong thế giới bạch ngân 


Kính tri ân Giảng Sư ...bộ sách nói về tiểu sử ! 
Danh tăng nước Việt  ..Thiền sư Thích Trí Hữu 
Bổn sư Hoà thượng Hội chủ GHPGVNTN Úc Châu, Tân Tây Lan *** 
Mỗi ngày một bộ kinh ...đốt liều hương... một chấm mang, 
Hết trọn đầu xuống đến cánh tay ....thật ngưỡng phục ! 


 Liên tưởng  đến Bồ Tát Thích Quảng Đức ! 
Đốt thân ngủ uẩn .... toàn  thể nhục thân , 
Học được rằng :
dù Thiền, Pháp Hoa tông  cứu cánh cũng một chữ CHÂN 
Pháp  âm hòa một tiếng ....Như nay ... cần toàn thể biết.! 


Sáu tám tuổi thị tịch, trời xanh ...diệu tuyệt !!!!! 


*** Hoà thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc 


Huệ Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/09/2016(Xem: 7593)
Tập phim nói về Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253), cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật.
01/09/2016(Xem: 7775)
HT Thích Như Điển giới thiệu Đức Trưởng Lão HT Như Huệ tại Chùa Bảo Quang, Hamburg, Germany, tháng 7-2015
01/09/2016(Xem: 5366)
Trò Chuyện Tâm Linh với Sư Gíác Minh Luật
29/08/2016(Xem: 9183)
Video: Lễ Vu Lan 2016 tại Tịnh Thất Hiền Như
24/08/2016(Xem: 6459)
Video: Đại Lễ Vu Lan và Lễ Đặt Đá Xây Dựng Chánh Điện Chùa Hải Đức
01/08/2016(Xem: 9947)
Từ chân núi đến tượng đài ta có thể đi bằng hai con đường, một bên là đường dốc bằng uốn lượn dựng đứng, một bên là đường dốc với hàng trăm bậc thang đá ghập ghềnh, nằm lọt thỏm giữa đồi thông vi vu xanh ngắt. Từ dưới chân cho đến đỉnh của con đường dốc đá có hơn 20 tấm bia đá ghi chép 12 lời nguyện ước của chúng sanh đến Quán Thế Âm Như Lai, cầu mong sự bình thành an lạc và bia đá các lời dạy của Phật, như mỗi bước đi đều nhắc ta nhớ đến điều lành, từ bi, hướng đến chân-thiện-mỹ. Trên triền dốc đến với tượng đài Quán Thế Âm là bức tượng đá Thiện Tài Đồng Tử đang chắp tay hướng về Mẹ từ bi. Phía dưới bức tượng có bia đề chữ: "Bậc trí như vách đá Gió cuồng nộ chẳng lay Lời tán dương phỉ báng Không xao gợn đôi mày" Tiến thẳng lên phía trên là lầu chuông nằm uy nghiêm như đón bước chân Thiền giữa rừng thông âm u hoang vắng.
29/07/2016(Xem: 8303)
Vở kịch: Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền Soạn giả: Quảng Hương Diễn viên: Quảng Tịnh, Quảng Hương, Tâm Hương, Ngọc Quân Vì sao mà các Phật tử Nữ lại đi chùa nhiều hơn và tu hành giỏi giang hơn các Phật tử Nam? Xin qúy Thầy và qúy Phật tử lắng lòng nghe câu trả lời của các vị ấy qua vở kịch “Bể khổ của Mẫu Hậu 3 miền” (Nhạc “Hà Nội phố”, “Mưa trên phố Huế”, “Sài Gòn đẹp lắm” khi 3 nhân vật bước ra)
29/07/2016(Xem: 7576)
Dâu Bắc: (Vừa đi vừa than thở) Ối dào ơi, sáng nay ra đường găp đàn bà, mà còn (hát) “tình bằng có cái trống cơm …” thế này này (diễn tả bụng bầu), thảo nào mình thua tuốt tuồn tuột, có bao nhiêu tiền cúng dường sạch sành sanh cho Casino rồi, (vừa nói vừa vét vét trong bóp) còn xu nào đâu mà chốc nữa vô Chùa Quảng Đức gây qũy đây chứ? (thở dài) Ừ, mà không biết quý Thầy có chịu cho mình cà credit card để cúng dường không nhỉ?
26/07/2016(Xem: 22297)
Published on Jul 24, 2016 Nguyên tác "The Buddha and His Teachings" - Buddhist Publication Society, Sri Lanka Tác giả: Đại Đức Narada Maha Thera Phạm Kim Khánh dịch Việt - http://www.budsas.org/uni/u-dp&pp/dp&... Tiểu sử Đại Đức Narada Maha Thera - 00:00 Lời mở đầu - 2:56 Lời tác giả - 22:58 Phần I - Đức Phật [01] Từ Đản sanh đến Xuất gia - 26:53 [02] Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả - 50:44 [03] Đạo Quả Phật - 1:15:55 [04] Sau khi Thành Đạo - 1:36:34 [05] Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Giáo Pháp - 1:49:53 [06] Kinh Chuyển Pháp Luân - Bài Pháp đầu tiên - 2:17:00 [07] Truyền bá Giáo Pháp - 3:06:31 [08] Đức Phật và Thân quyến (I) - 3:33:44 [09] Đức Phật và Thân quyến (II) - 4:07:15 [10] Những người Chống Đối và những vị Đại Thí Chủ - 4:41:24 [11] Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa - 5:32:51 [12] Con Đường Hoằng Pháp - 5:58:06 [13] Đời sống hằng ngày của Đức Phật - 6:32:55 [14] Đức Phật nhập Đại Niết Bàn - 6:42:39 (Để nghe các chương tùy thích, xin vui lòng Cli
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]