Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃

27/01/202108:11(Xem: 14827)
Đức Đa Bảo Như Lai 🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ,

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 26 đảnh lễ Đức Phật Đa Bảo Như Lai.


Bài kệ được Sư Phụ diễn xướng như sau :

Nhất thiết vô niết bàn

Vô hữu niết bàn Phật

Vô hữu Phật niết bàn

Viễn ly giác sở giác

Nhược hữu nhược vô hữu

Thị nhị tắc câu ly.

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Quá khứ cửu viễn thành Phật Đa Bảo Như Lai.

Cư Sĩ Hạnh Cơ dịch Việt:

Không có gì gọi là niết bàn.

Không hề có niết bàn Phật chứng,

Cũng không có Phật chứng niết bàn.

Xa lìa cả năng giác, sở giác,

Dứt bặt hai ý niệm có, không.

Một lòng kính lạy đức Đa Bảo Như Lai, thành Phật từ thời quá khứ xa xôi. 





Sư Phụ giải thích đây là bài kệ thượng thừa của Phật giáo đại thừa phá vỡ nhị nguyên về Niết bàn Phật tánh, giúp hành giả thấy vô ngã, sanh tử, niết bàn là không.
Không có niết bàn, cũng không có Phật chứng niết bàn, vì mặt trái của phiền não là Bồ đề, hết phiền não Bồ đề sẽ hiện ra.

Niết là không

Bàn là khổ đau

Không còn khổ đâu là niết bàn

Niết là không

Bàn là tham, sân, si

Không còn tham, sân, si là niết bàn.

Bồ đề và phiền não, vô minh và Phật tánh, chỉ là tên gọi chung giúp ta phân biệt lằn ranh của 1 bản tâm chung bên trong ta mà thôi, khi nhận ra lằn ranh này thì phải phá bỏ nó đi. Thiền Sư Vĩnh Gia Huyền Giác đã nói rõ điều này trong chứng đạo ca, ngài đã phá khái niệm nhị nguyên này qua bài Chứng Đạo Ca:


"Vô minh thực tánh tức Phật tánh,

Ảo hóa không thân tức pháp thân.

Pháp thân giác liễu vô nhất vật,

Bổn nguyện tự tánh thiên chân Phật,

Ngũ ấm phù vân không khứ lai,

Tam độc thủy bào hư xuất một".


Cư Sĩ Trúc Thiên dịch Việt:

"Tánh thực vô minh tức Phật tánh,
Thân không ảo hóa tức Pháp thân.

Pháp thân giác rồi không một vật,
Vốn nguồn tự tánh thiên chân Phật.
Năm ấm: ảo hư mây lại qua
Ba độc: huyễn hoặc bọt còn mất".


Đứng trước mọi trạng huống, nếu luôn giữ chánh niệm, làm chủ tâm thức chính mình để không bị giao động bởi tình cảnh bên ngoài, thì thản nhiên tự tại, đó là giác ngộ.

Sư Phụ giải thích về Đức Phật  Đa Bảo phẩm Hiện Bảo Tháp, thứ 11 của Kinh Pháp Hoa:

Sư phụ đọc một đoạn trong chánh kinh, bản dịch của HT Thích Trí Tịnh:

"Lúc bấy giờ, trước Phật có tháp bằng bảy báu, cao năm trăm do-tuần, ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần, từ dưới đất nổi lên trụ ở giửa hư không; các món vật báu trau giồi, năm nghìn bao lơn, nghìn muôn phòng nhà, vô số tràng phan để nghiêm sức đó, chuỗi ngọc báu rủ xuống, muôn nghìn linh báu treo trên tháp. Bốn mặt đều thoảng đưa ra mùi hương gỗ ly-cấu chiên-đàn khắp cùng cả cõi nước.

"Khi ấy đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật dùng ngón tay hữu mở cửa tháp bảy báu vang ra tiếng lớn, như tháo khóa chốt mở cửa thành lớn.Tức thời tất cả chúng trong hội đều thấy đức Đa-Bảo Như-Lai ở trong tháp báu ngồi tòa sư-tử, toàn thân không rã như vào cảnh thiền định lại nghe Phật đó nói: “Hay thay! Hay thay! Thích-Ca Mâu-Ni Phật sướng thích nói kinh Pháp-Hoa đó, ta vì nghe kinh đó mà đến cõi này.”

"Bấy giờ, hàng tứ chúng thấy đức Phật đã diệt độ vô lượng nghìn muôn ức kiếp về trước nói lời như thế đều khen là việc chưa từng có, đều đem hoa trời báu rải trên đức Phật Đa-Bảo và Phật Thích-Ca Mâu-Ni. Lúc đó đức Đa-Bảo Phật ở trong tháp báu chia nửa tòa cho Thích-Ca Mâu-Ni Phật mà nói rằng: “Thích-Ca Mâu-Ni có thể đến ngồi trên tòa này.” Tức thời đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật vào trong tháp báu ngồi xếp bằng trên nửa tòa đó"

 
Sư phụ giải thích ý nghĩa bảo tháp:

Về sự: bảo tháp có hình dáng bên ngoài như ta thường thấy, có thể sờ mó, xúc chạm được

Về lý: bảo tháp tượng trưng cho thân ngũ uẩn của mỗi chúng sanh, trong thân ngũ uẩn này có Phật tánh bất sanh bất diệt từ ngàn xưa cho đến mãi ngàn sau. 

Về lý là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho tất cả chúng sanh.

Về sự, khi Đức Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa, Đức Phật Đa Bảo trong bảo tháp từ dưới đất vọt lên để dự nghe kinh Pháp Hoa.
Về lý, từ đất vọt lên là từ bản thể tâm địa tự có trong mỗi chúng sanh.
Đa Bảo là pháp thân thường tịch tịnh, tỉnh lặng trong sáng luôn có trong chơn tâm phật tánh của trong mỗi chúng sanh.
Đa bảo ví như những tinh chất trân quý của Ngọc, san hô mã não..., tiền tài, danh vọng của thế gian.
Về lý, Phật tánh như hư không, không vướng mắc thực chất, hư vọng của thế gian.

Đức Phật Thích Ca tự thân đến mở cửa tháp bằng tay phải, và Đức Phật Đa Bảo ngồi qua một bên, mời Đức Phật Thích Ca ngồi cạnh bên.
Đức Phật Thích Ca thu tất cả phân thân trong khắp mười phương về cùng một chỗ.
Về lý, gom tâm về thành một tâm Chân Như Phật tánh hằng luôn tỏa sáng trong mỗi chúng sanh.

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ giảng rõ nghĩa Đức Đa Bảo Như Lai từ trong bảo tháp dưới đất vọt lên là sự, về lý là từ tâm địa trong mỗi chúng sanh luôn trong sáng, là Chơn tâm Phật tánh Đa Bảo Như Lai hằng có trong tự thân mỗi chúng sanh và riêng con được thắm nhập nghĩa kinh lúc con đang lễ lạy phẩm nầy trong Kinh Pháp Hoa.

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).


26_TT Thich Nguyen Tang_Duc Da Bao Nhu Lai


Đa Bảo
chính Thất  Bảo Tâm Linh vô giá !


Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Đức Đa Bảo Như Lai.
Phải nghe đi nghe lại mới trân quý nghi thức tụng niệm của HT Thích Trí Thủ
mà Thầy đã truyền trao Thất bảo tâm linh mà mãi đến bây giờ con mới đủ duyên thọ nhận.
Kính đa tạ và tri ân Thầy, kính chúc Thầy pháp thể khinh an, vô lượng cát tường, HH



Chư Phật  mười phương, khó hữu duyên tìm hiểu hết 
Biển pháp mênh mông , cõi nước hà sa 
Chỉ khi nào trì tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa 
Đức Đa Bảo  Như Lai xuất hiện ....phẩm thứ mười một 


Hiện Bảo Tháp giữa trên không cao tột 
Hồng danh Ngài ...tài bảo thọ dụng mãn đời 
Vì có sẵn trong tự tánh mà thôi 
Đây là một trong Thất Bảo Như Lai ...niệm niệm 


Mông Sơn thí thực công phu chiều ...hiệu nghiệm 
Hương linh cô hồn, ly phiền não ..khổ đau 
Dứt bặt vướng mắc ..thấm đạo nhiệm mầu 
Thần lực khó nghĩ bàn...CÓ....KHÔNG  nghĩa lý 


Tại Vân Cương...tháp tạo  bằng trân bảo quý 
Biểu thị cõi Phật nào cũng vàng bạc trân châu 
Từ dưới đất hiện lên, ....ấy tâm địa ẩn sâu 
Khi tâm gom một chỗ ....Tánh Giác hiển lộ !


Đa tạ Giảng Sư ... câu kệ tụng ...đạt Ngộ ! 
" Không có gì gọi là Niết Bàn 
Không có Niết Bàn Phật chứng 
Cũng không có Phật chứng Niết Bàn
Không hề có năng giác và sở giác 
Dứt bặt ý  niệm  Có và Không" 


Nghi thức tụng niệm từ Cố Hoà Thượng Thích Trí Thủ 
Dù chưa  phổ biến rộng rãi trong giới Tu sinh 
Hậu bối hải ngoại ...duyên lành  kết tinh 
Nguyện ....Trì tụng hầu phá vỡ nhị nguyên tri kiến ! 


Giáo Chủ  Bảo Tịnh Đông Độ ( Phật Đa Bảo ) sẽ ...xuất hiện ! 


Nam Mô Quá Khứ Cửu Viễn Thành Phật Đa Bảo Như Lai.


Huệ Hương 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2014(Xem: 10548)
Video clip: Không có ngã nhưng có luân hồi
02/06/2014(Xem: 8966)
Video clip: Khóa tu học Phật Pháp Bắc Mỹ lần 4; Địa điểm : Town & Country Resort Hotel San Diego , CA Date: 05/29/2014 - 6/02/2014 Do GHPGVNTN Hoa Kỳ - Canada tổ chức ; Đạo diễn: Điệp Văn, biên tập viên & MC: Lâm Ánh Ngọc
26/05/2014(Xem: 11131)
The prison is a scary place, our mental prisons that we've created are no less terrifying. Buddhist Congress and Angulimala Fellowship bring us Ajahn Brahm as he shares his insights and wisdom on this prison-break, peppered distinctively with Ajahn's trademark Brahm Humor.
26/05/2014(Xem: 8410)
- Tên tác phẩm: ​KINH PHÁP BẢO ĐÀN - Người giảng: Lục Tổ Huệ Năng - ​Người ghi chép: ​Thiền sư Pháp Hải - Việt dịch: Ni sư Thích Nữ Trí Hải - Người đọc: Cư sĩ Cát Tường Quân - Tạ Thị Ngọc Thảo [www.tathingocthao.com]
24/05/2014(Xem: 9880)
Milarepa (1052 -- 1135) Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái. Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín. Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều ngườ
19/05/2014(Xem: 7978)
Clip: Hài kịch Lan & Điệp, ĐĐ Thích Đồng Thanh với vai Điệp, ĐĐ Thích Hạnh Tri với vai Lan trong vở hài kịch “ Lan và Điệp”, biểu diễn trong chương trình Văn Nghệ kết thúc Khóa tu học Phật Pháp Úc châu kỳ VII của Giáo Hội PGVNTNHN tại UĐL - TTL Năm 2007 được tổ chức tại vùng Kyneton, tiểu bang Victoria (từ ngày 03-01 đến ngày 07/01/2008)
01/05/2014(Xem: 11836)
Sáng ngày 25 tháng 04 năm 2014 (nhằm 26/03 Giáp Ngọ), nhân khóa tu Phật thất 76 chùa Hoằng Pháp tiếp tục tổ chức chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 4 với chủ đề “Phật là quê hương”. Nhân vật chính của chương trình kỳ này là ca sĩ Phật tử Phi Nhung, một gương mặt khá quen thuộc đối với quần chúng, đặc biệt là những người yêu thích âm nhạc.
28/04/2014(Xem: 12524)
Chào mừng Đại lễ Phật Đản Vesak LHQ 2014 tổ chức tại Việt Nam, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak, một ê kíp gồm nhiều đạo diễn, quay phim kỳ cựu của Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề "Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc".
25/04/2014(Xem: 8179)
Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền, pháp danh Quảng Minh Đức. Sinh năm 1965 tại làng An Bằng, huyện Phú Vang, Huế. Vượt biển năm 1982 và đến Mỹ định cư từ 1984, sau đó đã lập gia đình với Ca Sĩ Võ Thu Nga và có ba con trai. Năm 2007 quy y thọ ngũ giới với Hoà Thượng Ân Sư Thích Tịnh Từ Tu viện trưởng Tu viện Kim Sơn. Nhạc Sĩ Lê Minh Hiền đã sáng tác và tự thực hiện 4 CD nhạc đời và 2 CD nhạc Phật Ca Thiền Ca. Mỗi ngày nhạc sĩ dành thời gian để đọc, nghe, học từ những bài Pháp thoại của Chư Tôn Đức và ước nguyện dùng âm nhạc để truyền đạt Phật Pháp tới giới trẻ.
17/04/2014(Xem: 13325)
Sampson "Sam" Gordon Berns (October 23, 1996 – January 10, 2014) was an American who suffered from progeria and helped raise awareness about the disease.He was the subject of the HBO documentary Life According to Sam.[1][3] His parents, Scott Berns and Leslie Gordon, both pediatricians, received their son's diagnosis when he was less than two years of age.[4] Roughly a year later, they established the Progeria Research Foundation[5] in an effort to increase awareness of the condition, to promote research into the underlying causes of and possible treatments for the disease, and to offer resources for the support of sufferers and their families.Sam Berns is a Junior at Foxboro High School in Foxboro, Massachusetts, where he has achieved highest honors and is currently a percussion section leader in the high school marching band. He recently achieved the rank of Eagle Scout in the Boy Scouts of America. Sam was diagnosed with Progeria, a rare, rapid aging disease, at the age of 2. He
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]