Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼

21/01/202110:55(Xem: 12073)
Đức Phật Tỳ Xá Phù 🌼💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼





Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài kệ thứ 18 về Đức Phật Tỳ Xá Phù (Vessabhū-buddha)trong Kinh sách có chỗ gọi danh hiệu của Ngài khác nhau như Nhất Thiết Hữu, NhấtThiết Thắng, Biến Hiện, Biến Thắng, Quảng Sanh, Thắng Tôn. Ngài là vị thứ 3trong 7 vị Phật thời quá khứ, và là vị Phật cuối cùng trong 1000 vị Phật thuộcquá khứ trang nghiêm kiếp.  

Đức Phật Tỳ Xá Phù ra đời  tại Thành Vô Dụ vào 31 kiếp về trước, con người lúc đó có tuổi thọ 60.000 năm, Ngài thuộc dòng dõi Sát Đế Lợi, họ là Kiều Trần Như, cha tên Thiện Đăng, mẹ là Xưng Giới. Sau ngài thành đạo dưới gốc cây BàLa, Ngài thuyết pháptrong hai hội: - Hội thứ nhất hóa độđược 70.000 người đệ tử. - Hội thứ hai độ được 60.000 người đệ tử. 

Ngài có hai đệtử xuất sắc, một người tên là Phù Du, một người tên là Uất-Đa-Ma. Lại có mộtngười thị giả tên là Tịch Diệt và một người con tên là Diệu Giác. 

 Đức Phật Tỳ Xá Phù để lại cho đời sau bài kệ, được  Sư Phụ diễn xướng như sau: 

Bất báng diệc bất tật

Đương phụng hành ư giới

Ẩm thực tri chỉ túc

Thường lạc tại không nhàn

Tâm định lạc tinh tấn

Thị danh chư Phật giáo.

Nhất tâm Nam Mô đảnh lễ Tỳ Xá Phù Phật. 

Cư Sĩ Hạnh Cơ đã dịch nghĩa: 

Không ghét, không hủy báng,

Thường hành trì giới luật,
Ăn uống nên biết đủ,
Lấy nhàn tịnh làm vui,
Tâm định tĩnh, tinh tấn,
Đó là lời Phật dạy.
Một lòng kính lạy đức Phật Tì Xá Phù. 

Sư Phụ giải thích bài kệ:

1-Bất báng diệt bấttật: Không nên phỉ báng và chê bai. Từ hơn 31 kiếp về trước Đức Phật đã dạy điều nầy.Sư Phụ có dẫn lời của nhà văn Võ Hồng nói câu  có nghĩa tương tự: "người thời nay có tính bủn xỉn lời khen tặng và hào phóng lời chê bai, chỉ trích". 

2- Đương phụng hành ư giới, có nghĩa là "thường hành trì giới luật". 

Sư Phụ giải thích ý nghĩa về Giới, tiếng Phạn gọi Giới là Sìla, có nghĩa là “phòng phi chỉ ác”. “Phòng phi” là ngăn ngừa những điều sai trái; “Chỉ ác” chấm dứt tuyệt đối không làm điều ác nữa. Giới là “chỉ ác tác thiện” là dừng làm điều ác, làm mọi điều thiện; Giới còn có nghĩa là “Biệt giải thoát”, “ xứ xứ giải thoát” hay “tùy thuận giải thoát”. “Biệt giải thoát” có nghĩa là giữ giới nào (gìn giữ thân, khẩu, ý không để tạo ác nghiệp) thì được an lạc giải thoát phần đó. “Xứ xứ giải thoát” là nơi nào có giữ giới, nơi đó có an lạc giải thoát’.


4- thường lạc tại không nhàn, là thường ở nơi cảnh thanh nhàn.


5- Tâm định lạc tinh tấn, muốn được an lạc phải luôn tinh tấn, và áp dụng 37phẩm trợ đạo, gồm có, 
Tứ chánh cần : - không cho điều ác phát sanh- đoạn trừ điều ác đã sanh
- luôn làm việc thiện
- phát triển việc thiện đã sanh.

Sư Phụ có ngâm bài thơ của ông Tâm Minh Ngô Tằng Giao rất hay, ông làm thơ diễntả lịch sử cuộc đời Đức Phật, sự tích truyện đạo dưới dạng thể thơ lục bát rất truyền cảm.

Sư Phụ có kể Thầy Viên Thành, đệ tử của Cố HT Như Huệ cũng hay làm thơ đạo rất thanh thoát.

Bạch Sư Phụ, nhân thời cách ly vì đại dịch Sư Phụ vẫn làm việc không ngừng nghỉ biên soạn trao truyền cho chúng con thời pháp giải thoát mọi khổ lụy của cuộc sống.


Nam Mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật .


Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).

g

18_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat Ty Xa Phu
Đừng hào phóng chê bai chỉ trích,
Lại bủn xỉn lời khen ngợi, tán dương !



Kính dâng Thầy bài trình pháp về Đức Phật Tỳ Xá Phù .
Kính đa tạ và tri ân Thầy đã giải thích về Bồ Tát Giới
và sáu định nghĩa về Giới thật hữu ích cho chúng đệ tử
còn sơ cơ như con. Kính chúc sức khỏe Thầy, HH




Kính đảnh lễ,
Đức Phật thứ một ngàn trong Trang Nghiêm kiếp !
Bốn kệ cú truyền dạy xuyên suốt đến kiếp này
... thứ chín của Hiện Tại Hiền Kiếp vẫn không sai
Buông hết tật đố, chớ bủn xỉn lời khen ngợi !

Cần phụng hành một khi hiểu rõ luật giới
Uống ăn vừa biết đủ sống thanh nhàn
Ung dung trong ràng buộc cuộc sống thế gian
Đấy ...Niết Bàn thanh lương xứ xứ giải thoát !

Kính đa tạ ...bài pháp thoại rất linh hoạt ,
Sáu nghĩa của Giới, phân loại Bồ Tát, Thanh Văn
Người được nghe hiểu tường tận BIỆT, THÔNG
Tự mình phát tâm ....chế ngự, phòng phi chỉ ác ...

Đức Phật Tỳ Xá Phù có nhiều tên gọi khác
Biến Thiên, Nhất thiết Thắng , Tỳ Diệp La, Quảng Sanh
Dòng Sát đế lợi, Mẹ .. Xưng Giới, Cha ..Thiên Đăng
Phù Du, Uất Đa Ma La hai thần túc xuất sắc

Thị giả tên là Tịch Diệt Tử Diệu Giác
Hơn 113 vạn được hoá độ....chứng quả khó lường
Chỉ trong hai hội nói pháp thực tế, ghét thương
Sáu vạn tuổi thọ .. Đại Niết Bàn người người xưng tán !

Đa tạ Giảng Sư .... bài kệ được đưa vào Tỳ Kheo Giới bản !
Nhưng Chư Tổ khuyên chúng tại gia chớ xem giới Tỳ Kheo
Khởi lên tà niệm, suy xét chặt ... treo !
Sẽ vỡ đầu hoặc thân hình nhiều ghẻ lở....

Nam Mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Tỳ Xá Phù Phật .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2014(Xem: 8741)
Video:Being a refugee is not a choice: Carina Hoang at TEDxPe, Refugees are often marginalised, their humanity ignored as their stories go untold. In this remarkable and emotional talk, however, author and former refugee Carina Hoang discusses her experience as a "boat person". It's a powerful account that is impossible to ignore. At age 16 Carina escaped war--torn Vietnam on a wooden boat with her two younger siblings and 370 other people. She survived harrowing conditions in a refugee camp in Indonesia before being given the opportunity to go to the US. Since then, she has earned a Bachelor of Chemistry, Bachelor of Arts with Honours in Gender and Cultural Studies, and a Masters in Business Administration and has worked in the semi-conductor, biotechnology, and healthcare industries. After settling in Perth five years ago she has made a pledge to raise the awareness of 'boat people' and their stories. She also assists families from different parts of the world to search for g
13/04/2014(Xem: 8787)
Đoạn phim chạy theo liền mạch thời gian, người xem chứng kiến những sự biến đổi trên khuôn mặt của một phụ nữ từ khi còn trẻ đến lúc về già. Khuôn mặt dần dần dài thêm, cấu trúc xương được định hình rõ nét, những nếp nhăn xuất hiện và cuối cùng là màu tóc trở nên bạc dần. Tập trung liên tục vào hình ảnh, người xem vẫn khó có thể nhìn ra được những sự thay đổi rõ nét trong tiến trình biến đổi ấy.
05/04/2014(Xem: 7829)
Kính lạy Bồ Tát Quan Thế Âm: STNS: Chúc Linh: Lời: Tâm Nguyệt:( Pháp Danh: Thích Nữ Nhuận Hải. : Cs: Đình Nguyên _ Thanh Ngọc http://www.quangnghiemtu.com
27/03/2014(Xem: 6776)
Guitar & Vocals: Joe Reilly; Female Lead Vocals: Melina Bondy; Cello: Phap Linh; Bass Guitar: Phap Luu; Keyboard: Phap Dan, Andrew; Djembe: Phap Dang; Guitars: Phap Lai, Luc Nghiem; Harmonica: Phap Man; Backup Vocals: Plum Village Sangha. Recorded and rehearsed on Thursday, January 28th, 2010 in Plum Village. This recording is the third take. At the Dharma Nectar Hall of Lower Hamlet in Plum Village, lay and monastic practitioners from around the world gathered to concentrate our energy into a new song which could represent the Wake Up movement. Thanks to the good conditions of a visit from Joe Reilly, Melina Bondy and many talented monks, nuns and lay friends.
24/03/2014(Xem: 13801)
Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe. Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất dễ đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỖI THỜI Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.
24/03/2014(Xem: 8457)
Tái sinh hay luân hồi đối với người Phật giáo là một sự kiện hiển nhiên. Thật vậy nếu không có tái sinh sẽ không thể nào giải thích được hiện tượng đa dạng của chúng sinh. Nếu không có sự tái sinh chi phối và tác động bởi quy luật nhân quả thì nhất định thế giới này phải là một thế giới bất công và phi lý.
23/03/2014(Xem: 19676)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 6839)
Họa Phước Khôn Lường, bài giảng của TT Chân Tính
22/03/2014(Xem: 6856)
Video: Bảy Pháp Đoạn Phiền Não, bài giảng của TT Chân Tính
22/03/2014(Xem: 6422)
Video: Ai Cũng Là Phật, bài giảng của TT Chân Tính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]