Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thất Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻

06/01/202121:00(Xem: 12389)
Thất Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra) 💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 124 về Thất Tổ Bà Tu Mật.
Ngài Bà Tu Mật vốn là một nghệ sĩ, tướng mạo đẹp đẽ, trang phục tươm tất, thường ngâm thơ, thổi sáo, uống rượu .
Nước biếc non xanh là bạn hữu ...

Sư phụ đã diễn ngâm bài thơ của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ ( thiền sư VN thời nhà Trần) để mô tả thêm về cuộc đời của Tổ Ba Tu Mật:

"Một chốn linh hồn muôn xứ tải

Ba thước thân nan vạn dặm đường.

Tối ngủ gốc tùng xưa luyến tiếc

Ngày trôi mặt bể tuyệt buồn vương

Danh lợi chưa từng xen giấc mộng

Công hầu chỉ thấy tợ xuân sương

Nước biếc non xanh là bạn hữu

Gốc bể chân trời bặt nhớ thương".

Khi Ngài Bà Tu Mật gặp Lục tổ Di Dá Ca, được Lục tổ khai thị, phán quyết bình đựng rượu của Ngài là chứa vật bất tịnh, Ngài Bà Tu Mật liền liễu ngộ.

Lục tổ Di Dá Ca cho Ngài Bà Tu Mật bài kệ truyền thừa, ấn chứng cho Ngài Bà Tu Mật là Tổ thứ bảy: "Công hạnh của ta gần viên mãn, Chánh pháp nhãn tạng nầy trao lại cho con, con phải ân cần gìn giữ chớ để đoạn diệt. Hãy nghe ta nói bài:

"Vô tâm vô khả đắc,

Thuyết đắc bất danh pháp.
Nhược liễu tâm phi tâm,
Thủy giải tâm tâm pháp"

Dịch nghĩa:

"Không tâm không thể được,

Nói được chẳng gọi pháp
Nếu rõ tâm phi tâm,
Mới hiểu tâm tâm pháp".

(Bản dịch của Sư Ông Thanh Từ)

Sư Phụ giải thích, Tâm là cái biết của mình, gồm có :
- cái Biết sanh diệt là Vọng Tâm, có suy tư.
- cái Biết không sanh diệt là Chơn Tâm thường hằng, tĩnh lặng trong sáng hiện hữu trong tất cả chúng sanh .


Sau khi truyền thừa cho Ngài Bà Tu Mật, Lục tổ Di Dá Ca nhập diệt vào Niết Bàn.

Ngài Thất tổ Bà Tu Mật truyền thừa lại cho Phật Đà Nan Đề rồi nhập diệt.

Bạch Sư Phụ, chúng con kính tri ơn Sư Phụ đã dày công biên soạn lịch sử các Tổ, mỗi vị tổ ra đời, tuy thị hiện ấn chứng đặc thù khác lạ, nhưng đều chỉ cho Chơn Tâm là Phật Tánh luôn thường hằng trong tất cả chúng sanh vạn loài.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).




07_TT Thich Nguyen Tang_To Ba Tu Mat

Muốn biết Phật địa

phải lìa có và không !



Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp khi nghe pháp thoại về Tổ Bà Tu Mật .
Kính đa tạ Thầy đã trả lời câu hỏi về Tâm Ý Thức trong Duy Thức Học
và ngâm những vần thơ rất đúng tâm trạng của Tổ khi còn ngâm thơ thổi sáo
và ôm bình rượu ngoài đường phố ! Kính chúc Thầy pháp thể khinh an, HH




Di chúc khi Đế Thích thỉnh Tổ   trước khi tịch định ! 

“Muốn biết Phật địa phải lìa có và không “

 Nhờ tiền duyên nên đã  nhập Tâm Tông

Khi thượng đường ban nước cam lồ  mát nhuận ! 

“Luận chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa chẳng phải luận”

Khai thị thù thắng  nhờ hiểu rõ TÂM PHI TÂM 

Trí sĩ Phật Nan Đề kính phục đạo huyền thâm ! 

Xin theo Thầy xuất gia và thọ giới! 

Chẳng bao lâu được truyền pháp do cơ duyên tới 

Chánh Pháp Nhãn Tạng sẽ tiếp nối ngày mai 

Tổ Bà Tu Mật thị hiện tướng Niết Bàn ngay 

Đúng như thật ... Ngài đã hiểu rõ Tâm, Tâm Pháp ! 

Đa tạ Giảng Sư ... luôn dùng thí dụ tương hạp 

Đại chúng thích thú ...vì trình độ  đúng căn cơ 

Quả thật Duy Thức học ... còn rất mù mờ 

Chơn Tâm, Vọng tâm, lại thêm Ý và Thức !!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Máu Ni Phật 

Huệ Hương 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2015(Xem: 6466)
Video: Quan Âm Xây Cầu - Cải Lương Phật Giáo
19/04/2015(Xem: 7551)
Video: Quan Âm Tóc Rối - Cải Lương Phật Giáo, chùa Hoằng Pháp thực hiện
17/04/2015(Xem: 9199)
Tây Tạng huyền bí (tên gốc tiếng Anh: The Third Eye - Con mắt thứ ba) là một cuốn sách được viết bởi Lobsang Rampa vào năm 1956. Cuốn sách được viết như là một tự truyện của một vị lạt ma người Tây Tạng, sinh ra vào khoảng năm 1900 và được gửi vào tu viện từ năm lên bảy tuổi để huấn luyện về các vấn đề huyền bí theo truyền thống Tây Tạng rồi gửi sang thế giới phương Tây để quảng bá văn hóa Phật giáo của Tây Tạng ra thế giới bên ngoài.
17/04/2015(Xem: 11225)
Trong cuốn " Đường mây qua xứ Tuyết" bạn đọc đã theo dõi một tu sĩ Phật giáo, Lạt-ma Govinda, đi khắp Tây Tạng sưu tầm kinh điển, tranh ảnh và học đạo, thì trong cuốn " Huyền thuật và các đạo sĩ Tây Tạng" , xin mời bạn đọc theo dõi cuộc hành trình của bà Alexandra David Neel, một phụ nữ người Pháp, đi khắp xứ này với mục đích tìm hiểu và ghi nhận những sự kiện lạ lùng, huyền bí mà chưa có người ngoại quốc nào được chứng kiến. Không như lạt-ma Govinda chỉ chú trọng vào những tài liệu, kinh điển Phật giáo, bà David Neel đã quan sát tất cả các pháp thuật huyền bí, phương pháp tu luyện lạ lùng của nhiều tôn giáo khác nhau.
16/04/2015(Xem: 9147)
Câu Chuyện Số Mệnh - Liễu Phàm Tứ Huấn , HT Thích Thiện Siêu dịch Tâm Kiến Chánh đọc ( Cải Tạo Số Mệnh ) Liễu Phàm Tứ Huấn là quyển sách khuyến dạy tu thiện, giúp xây dựng lại và củng cố nền tảng căn bản làm người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí ,Tín. Khổng giáo nhắm đến xây dựng con người quân tử lương thiện, xã hội đại đồng, mọi người giúp đỡ lẫn nhau không vị kỷ. Khoa cử, công danh nhằm tuyển chọn hiền tài, nhưng qua thời gian các tư tưởng nguyên thủy của Khổng Tử bị biến chất, lạm dụng, diễn dịch sai lạc; người đời dùng khoa cử, công danh để làm phương cách tiến thân tìm hưởng thụ cho bản thân, trái hẳn tinh thần Đại Đồng nguyên thủy của Khổng Tử (*). Qua quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, chúng ta có thể thấy được con người không bị vận mạng trói buộc , và có thể sửa đổi vận mạng tốt đẹp hơn bằng cách làm thiện, tu đức khiêm nhường, gây tạo âm đức
16/04/2015(Xem: 9526)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
16/04/2015(Xem: 6637)
Căn bệnh kinh hoàng ở Việt Nam
14/04/2015(Xem: 9583)
MỚI HÔM QUA THÔI - Nhạc Võ Tá Hân - Thơ Đỗ Hồng Ngọc ("Trong Một Nhà Giữ Lão Ở Montreal") - Ca sĩ Ngọc Quy Ghi chú: Năm 1993, tháng 12, mùa tuyết trắng xóa ở Canada, tôi có dịp đến thăm một Nursing home ở Montreal, bên cạnh dòng sông Saint Lawrence. Canada là nơi có chế độ chăm sóc người già rất tốt, có thể nói nhất thế giới, thế nhưng lòng tôi nặng trĩu khi nhìn thấy những kiếp người, mà ngoài kia Như-lai vẫn “như như bất động”… vẫn tuyết rơi trắng xóa, vẫn dòng dòng mênh mông… Tôi viết mấy câu – thực ra, chỉ là một “ghi chép lang thang” những điều mắt thấy tai nghe giữa lạnh lùng băng giá hôm đó bên dòng sông tuyết trắng… “Trong một nhà giữ lão ở Montreal”. Trong một nhà giữ lão ở Montreal Họ ngồi đó Bên nhau Đàn ông Đàn bà Không nhìn Không nói Họ ngồi đó Gục đầu Nín lặng Ngửa cổ Giật nhẹ tay chân Có người Trên chiếc xe lăn Chạy vòng vòng Có người Trên chiếc xe lăn Bất động Họ ngồi đó Hói đầu Bạc trắng Móm sọm Nhăn nheo
12/04/2015(Xem: 8258)
Video clip Tang Lễ Cố TT Thích Chơn Kiến (1948-2006), Viện Chủ Chùa Thiên Phú, Phú Vinh, Nha Trang, Khánh Hòa
08/04/2015(Xem: 7706)
Ý Nghĩa 49 Ngày
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]