Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

145. Sơ Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

07/12/202017:57(Xem: 13149)
145. Sơ Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)
 



Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con đuợc học về Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) là vị Tổ thứ 28 theo dòng truyền thừa từ sơ Tổ Ca Diếp.

Tổ từ Ấn Độ sang Trung Hoa để tiếp nối truyền trao giáo pháp của Đức Thế Tôn, bài kệ của Ngài nói lên sứ mạng của Ngài :



"Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành?

Ta nguyện đến xứ này
Truyền pháp cứu người mê.
Một hoa nở năm cánh,
Hoa trái tự nhiên thành.

Nam mô Tây thiên đông độ Nhị thập bát Tổ Bồ Đề Đạt Ma Tôn Sư.

Sư Phụ giảng Bồ Đề là giác ngộ, Dharma là Pháp.

Vua Cha Nguyệt Tịnh (anh trai của Sơ Tổ Đạt Ma) băng hà, con vua là Thái tử Dị Kiến nối ngôi. Vị vu này lại tin theo tà thuyết bài bác Phật giáo. Sơ Tổ Đạt Ma sai đệ tử là Ba La Đề đến cung vua để nhiếp hóa. Sau khi cải tà qui chánh, vua Dị Kiến hỏi ra mới biết Ba La Đề là đệ tử của chú mình. Nhà vua cho người thỉnh Ngài về cung giáo hóa.

 

Sơ Tổ về cung giáo hóa một thời gian, Ngài thấy cơ duyên sang Trung Hoa đã đến, bèn đem lời huyền ký của Tổ Bát-nhã-đa-la thuật lại cho vua cháu biết. Vua không dám ngăn cản và đành sắm một thuyền buôn, cho thủy thủ đưa Ngài sang Trung Hoa. Vua và quần thần tiễn đưa Ngài ra tới cửa biển

Lộ trình đi biển ba năm mới tới Trung Quốc ngày 21-9-Canh Tý, trùng hợp 30-9-Canh Tý, 1500 năm sau cùng tháng và năm hôm nay SP đang giảng về Tổ. Bạch Sư Phụ, sự trùng hợp, một cảm ứng đạo giao bất khả tư nghì.


Vua Lương Võ Đế cho thỉnh Tổ vào cung ở Kim Lăng (Kinh Đô Nhà Lương) để thuyết giảng.
Nhân dịp này, Vua Lương Võ-Đế hỏi Tổ "Từ lúc lên ngôi đến nay, Trẫm thường cất chùa, chép kinh, độ Tăng ni, không biết bao nhiêu, vậy có công đức gì chăng ? "

Tổ đáp: "Đều không có công đức".
Vua thắc mắc "Tại sao không có công đức ?".

Tổ đáp : "Bởi vì những việc ấy là nhân hữu lậu, chỉ có quả báo nhỏ ở cõi người, cõi trời, như bóng theo hình, tuy có mà không phải thật có".

Vua hỏi : "Thế nào là công đức chơn thật ? "
Tổ đáp: "Trí thanh tịnh tròn sáng, thể tự không lặng, công đức như thế không do thế gian mà cầu được".
Vua hỏi "Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất ?
Tổ đáp: "Rỗng rang không thánh". (Sp giải thích: thánh đế là chỗ giải thoát rỗng rang, không có thánh phàm, không sanh diệt...)
Vua hỏi : "Đối diện với trẩm là ai ? "
Tổ đáp: "Không biết" . (Sp giải thích chỗ tột cùng của Phật tánh là không còn có chủ-khách, vua-tôi....)

Vua Võ-Đế không lãnh ngộ được, lui về nghỉ và cho tiễn khách.


Không có duyên với Vua Lương, Tổ đến Lạc-Dương rồi lên chùa Thiếu-Lâm ở Trung-Sơn, vào hang động sau chùa, ngồi quay mặt vào vách thiền định trong 9 năm. Ngài Thần Quang nghe tiếng đến xin thọ giáo, Ngài đứng ngoài thạch động suốt đêm, tuyết ngập tới chân, hầu gặp Tổ để xin thỉnh đạo.


Tổ cho biết diệu đạo của Đức Phật phải tinh tấn nhiều kiếp mới đạt được.

Thần Quang liền chặt đứt tay trái chứng tỏ quyết tâm học đạo.

Ngài Thần Quang trình thưa với Tổ là :”tâm con bất an”. Tổ bảo Thần Quang đem Tâm ra ta an cho. Thần Quang không tìm ra tâm bất an. Tổ nói ta đã an tâm cho rồi.

Tổ đặt pháp danh cho Thần Quang là Huệ Khả.

Tổ dạy cho đồ chúng tu

Sư phụ có nhắc đến sự ân oán tái sanh trong mỗi gia đình lúc nào cũng gồm 4 yếu tố:
1- báo ân, con cái có hiếu là báo ân
2- báo oán, con cái ngỗ nghịch là báo oán
3- trả nợ, con cái cung dưỡng cha mẹ là trả nợ
4- đòi nợ, con cái phá sản là đòi nợ.


Tổ chọn Ngài Huệ Khả, Tổ dặn Đức Phật trao truyền tâm ấn từ Tổ Ca Diếp tới nay không giám đoạn, một Y Tăng Già Lê, một Bình Bát, 200 năm sau, Y và Bát không còn truyền nửa. Người tu thì nhiều, người chứng đạo thì ít.

Sư Phụ giải thích Hoa sen là loại hoa duy nhất có nhân, quả đồng thời tượng trưng cho Phật tánh có trong tất cả chúng sanh vạn loài, từ con sâu, con kiến..cho đến con người.


Con kính tri ơn Sư Phụ đã ban truyền pháp thoại về hành trình tu của chư vị Tổ Sư làm sáng ngời dòng truyền thừa pháp nhãn Như Lai không gián đoạn, mạng mạch truyền thừa vững vàng suốt hơn 25 thể kỷ từ đông sang Tây và lan tỏa hình bóng y vàng khắp năm châu cho đến ngày nay.


Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).








01_Dat Ma To Su


  Tổ Ấn Độ đời thứ 28 Bồ Đề Đạt Ma
         Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa, 
Kính dâng Thầy bài thơ về Bồ Đề Đạt Ma, kính bạch Thầy con đã chiêm nghiệm
rằng một bài pháp thoại Thầy giảng phải ngồi thẳng, chú tâm ghi chép
sau đó nghe đi nghe lại nhiều lần mới thâm nhập được lời dạy Thầy
muốn truyền trao cho chúng đệ tử. Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH


Kính dâng Thầy bài thơ về Bồ Đề Đạt Ma, kính bạch Thầy con đã chiêm nghiệm
rằng một bài pháp thoại Thầy giảng phải ngồi thẳng, chú tâm ghi chép
sau đó nghe đi nghe lại nhiều lần mới thâm nhập được lời dạy Thầy
muốn truyền trao cho chúng đệ tử. Kính đa tạ và tri ân Thầy, HH



Đại Pháp Nhãn Tạng truyền trao Đạt Ma lần hai tám,
Dự báo ...sau sáu mươi năm phải đến Trung Hoa
Sử tích còn ghi chuyện hoằng pháp tại quê nhà ,
Giúp Sư Đệ ( Phật Đại Tiên) hoà giải sáu chúng tranh chấp!



Nhìn lại cuộc đời Ngài từ nhỏ thuần thành tu tập
Vua Cha Hương Chí viên tịch ngồi thiền bên kim quan
Minh Sư Bát Nhã Đa La xuất gia nhập đạo tràng
Bồ đề Đa La, pháp hiệu Bồ Đề Đạt Ma được ấn khả !



Hoàng tử cháu( Dĩ Kiến ) được Ngài chuyển hoá
Từ Tà Đạo quay về lại ... hướng cũ phụ thân,
Tạ ơn, giúp Hoàng Thúc thuyền bè vượt biển sang Đông
Trải ba năm tròn, Quảng Châu cặp bến !



Vẫn khỏe mạnh, dù tuổi tám mươi đã đến !
Vua Lương Võ Đế có lẽ chưa được đại duyên
Công Đức và Phước Đức chưa phân biệt ... quá phiền
Đối diện Trẫm là ai ? KhÔNG BIẾT !



Nghĩa chân thật không ai hội ý ...đành diện bích
Thần Quang cầu đạo lìa Nhơn ngã chặt tay
Xem nhẹ thân tứ đại, Huệ Khả ...đệ tử từ nay
Tỏ tường " Diệu Đạo của Chư Phật không gì so sánh" !!



Chín năm hoằng pháp, giảng dạy chúng đệ tử ...TỨ HẠNH
( 1- báo oán 2- Tuỳ duyên 3- Vô sở cầu 4- Xứng pháp ) rõ ràng
Muốn truyền y bát ...sát hạch bốn đệ tử giỏi giang
Đạo Phó được da ... chỉ có Huệ Khả được tủy !



Chuyện Bồ Đề Đạt Ma quẩy dép về Tây Vức là truyền ký !
Đa tạ Giảng Sư nhắc lại ý Kinh Kamala
Đừng tin mười điều...Phật thuyết giảng sâu xa,
Người đạt đạo sẽ không phân biệt phàm, thánh!



“Hơi thở ra không tiếp xúc, hít vào không dính năm ấm !
Trí thanh tịnh, thể tự Không, Lặng
Tất cả chúng sanh giai hữu Phật tánh
Bài pháp thoại tuyệt vời, tâm nguyện, nguyện ....Vô Sở Cầu Hạnh !



Huệ Hương



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


Trở về Mục Lục Bài giảng của TT Nguyên Tạng

về Chư Vị Thiền Sư Trung Hoa
thieu lam tu



🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️

facebook
youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 6428)
Video: Vào Nhà Như Lai
28/08/2010(Xem: 6162)
Video: Bình Minh Và Hoàng Hôn
28/08/2010(Xem: 6249)
Video: Khoảng Cách
28/08/2010(Xem: 5885)
Video: Họa Phúc Đầu Năm
28/08/2010(Xem: 6340)
Video: Kinh Bát Đại Nhân Giác
28/08/2010(Xem: 6348)
Video: Lược Giải Sám Quy Mạng
28/08/2010(Xem: 6161)
Video: Học Làm Người
28/08/2010(Xem: 5064)
Video: Bồ Tát Ứng Nghiệm
28/08/2010(Xem: 5408)
Video: Tri Thiên Mệnh
28/08/2010(Xem: 6387)
Video: Chánh Hạnh Niệm Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]