Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trao đổi với ĐĐ.Thích Không Hạnh về công tác sưu tầm, số hóa, ảnh ấn báo chí Phật giáo Việt Nam tại Thư viện Huệ Quang

30/06/202009:23(Xem: 12597)
Trao đổi với ĐĐ.Thích Không Hạnh về công tác sưu tầm, số hóa, ảnh ấn báo chí Phật giáo Việt Nam tại Thư viện Huệ Quang

Trao đổi với ĐĐ.Thích Không Hạnh về công tác sưu tầm, số hóa, ảnh ấn báo chí Phật giáo Việt Nam tại Thư viện Huệ Quang

Báo chí Phật giáo Việt Nam thực sự khai sinh và phát triển từ khi có phong trào chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930. Từ lúc ra đời, báo chí Phật giáo đã trở thành một phương tiện quan trọng làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, thực hiện nhiệm vụ hoằng pháp, xây dựng nền văn học Phật giáo và giữ gìn di sản văn hóa cổ Việt Nam. Tuy giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo và mang lại nguồn sử liệu quan trọng giúp thế hệ sau tìm hiểu, nghiên cứu nhưng do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đến nay, báo chí Phật Giáo Việt Nam vẫn chưa có một trung tâm lưu trữ đầy đủ. Công việc bảo tồn và phát huy giá trị về tư liệu mà báo chí mang lại đến nay vẫn là một nỗi trăn trở cho những người yêu mến tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng và về tư liệu Phật giáo Việt Nam nói chung.

thich khong hanh
Thầy Không Hạnh, Thư viện trưởng Thư viện Huệ Quang




Hòa chung nỗi trăn trở của những người yêu mến tư liệu, Thư viện Huệ Quang đã nỗ lực sưu tầm tư liệu báo chí Phật giáo và tiến hành số hóa – ảnh ấn để bạn đọc có thể tiếp cận với loại hình tư liệu quý giá này. Sau suốt một chặng đường dài hơn 13 năm dưới sự điều hành của thầy Thích Không Hạnh (Thư viện trưởng), Thư viện Huệ Quang dần trở thành nơi có thể nói là cung ứng tư liệu tốt nhất về mặt báo chí Phật giáo cho bạn đọc. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta có một cuộc trò chuyện ngắn với thầy Không Hạnh về công tác sưu tầm – số hóa – ảnh ấn báo chí Phật giáo Việt Nam tại Thư viện Huệ Quang.

PV:  Nhân duyên nào khiến thầy có ý định sưu tầm – số hóa – ảnh ấn báo chí Phật giáo Việt Nam?

Nếu mình sưu tầm tư liệu Phật giáo, thì tư liệu báo chí vốn là một phần quan trọng của nó, đương nhiên phải được thực hiện, chứ cũng chẳng có nhân duyên gì đặc biệt.

Từ khi bắt tay vào công tác thư viện năm 2007, nhận thấy báo chí là một mảng quan trọng của tư liệu Phật giáo mà nếu sưu tầm đầy đủ, sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập và nghiên cứu các lĩnh vực Phật giáo như lịch sử, sử truyện, văn học, phong trào tranh đấu-chấn hưng,…

Khi ấy, được biết các trung tâm lưu trữ, các thư viện công lưu giữ rất ít tư liệu Phật giáo. Tự thân bên Phật giáo cũng không có một trung tâm lưu trữ nào. Một số thư viện ở các chùa Xá Lợi, Già Lam may mắn còn lưu giữ được một số bộ báo, nhưng đó là những gì còn sót lại của trước năm 1975, chứ không được bổ sung và gia tâm sưu tầm đầy đủ.

Chính vì vậy, từ đầu Thư viện đã xem báo chí Phật giáo là một trong 5 trọng tâm Thư viện cần phải thực hiện, và công việc ấy được thực hiện ròng rã cho đến nay.

Từ phương diện Giáo hội đến tư nhân, Phật giáo chưa có một trung tâm lưu trữ, một thư viện đầy đủ tư liệu Phật giáo và cũng chưa hề có một đề án thực hiện một trung tâm hay một thư viện như thế. Sưu tầm báo chí Phật giáo là một phần quan trọng trong mục đích hướng đến một thư viện Phật giáo như vậy.

PV:   Đặt  báo chí Phật giáo là một trọng tâm, vậy đến nay Thư viện Huệ Quang đã sưu tầm đầy đủ các báo chưa? Còn thiếu những báo nào?

Sưu tầm đầy đủ, niềm đam mê vẫn luôn hy vọng như vậy, cứ nuôi dưỡng nó, nhờ tình yêu đó mà các bộ báo tưởng chừng như không thể có được cứ lần lần đến với Thư viện. Đến nay những tờ báo chính thống, những tờ báo quan trọng của các hội Phật học như: Từ Bi Âm (Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học), Duy Tâm (Hội Lưỡng Xuyên), Viên Âm (An Nam Phật học hội), Tam Bảo Chí (Hội Phật Học Đà Thành), Đuốc Tuệ (Hội Phật giáo Bắc kỳ) đã được sưu tầm tương đối đầy đủ. Từ Bi Âm chỉ còn thiếu 1 số (229) trên tổng số 335 số, Viên Âm thiếu 2 số (77-78) trên tổng số 129 số. Tờ Pháp Âm, tờ báo đầu tiên của Phật giáo do Hòa thượng Khánh Hòa chủ trương Thư viện cũng may mắn có được 2 bản gốc mà ở Việt Nam không còn được mấy bản. Báo giai đoạn trước 1945 này, vì thời gian đã lâu nên khó sưu tầm trọn bộ. Các bộ Tiếng Chuông Sớm, Tiến Hóa vẫn sưu tầm chưa đủ bộ. Báo của giai đoạn 1945-1975 thì sưu tầm dễ dàng hơn, hầu như đủ bộ: Tư Tưởng, Vạn Hạnh, Phật giáo Việt Nam, Giữ Thơm Quê Mẹ, Hoằng Pháp, Hải Triều Âm, Bát Nhã. Giai đoạn này khó nhất là sưu tầm các tờ nhật báo như Chánh đạo… Báo chí giai đoạn sau 1975 đến nay thì Thư viện đặt định kỳ nên có đầy đủ. Ngoài ra các tờ đặc san, nội san, chuyên san,… Một dạng báo chí ít chuyên nghiệp hơn nhưng đặc thù của Phật giáo cũng được chú trọng sưu tầm như: Hương Thiền, Theo dấu chân xưa, các bản tin giới đàn,… Có được gần một trăm tờ như vậy tại Thư viện.

Xét về số tựa, cũng như dung lượng đã sưu tầm được thì có thể ước định tầm 70%-80% báo chí Phật giáo đã được xuất bản.

PV: Làm thế nào mà Thư viện có thể sưu tầm được tương đối đầy đủ báo chí Phật giáo Việt Nam như vậy, đặc biệt là các báo xưa?

Đối với các báo đang được lưu hành, việc sưu tầm rất dễ dàng do mình có thể đặt định kỳ. Đối với báo xưa, đặc biệt là báo trước 1945 sưu tầm rất khó. Chính vì biết sức mình không thể nào làm được nên Thư viện Huệ Quang đã ra thư ngỏ kêu gọi vào năm 2010 về việc sưu tầm báo chí Phật giáo và mở các đợt sưu tầm trên khắp mọi miền đất nước. Kết quả được các chùa, tư nhân, cho đến các nhà sưu tầm hưởng ứng nhiệt tình, như là chùa Giác Thiên (Vĩnh Long), chùa Hải Ấn (Sài Gòn), chùa Vĩnh Khánh (Bình Định),… Các cá nhân như Hòa thượng Minh Thanh, Sư cô Tâm Hải,… đã hiến toàn bộ số báo Phật giáo có được cho Thư viện Huệ Quang. Bên cạnh đó, các nhà sưu tầm khác cũng cho mượn để Thư viện sao chụp và ảnh ấn, điển hình là bộ Đuốc Tuệ do cư sỹ Nguyên Cẩn lưu giữ gần đủ 200 số đầu trên tổng số 255 số (nên có những số báo/ bộ báo tuy đã được ảnh ấn nhưng Thư viện không có bản gốc). Về sau, chương trình của Thư viện được nhiều người biết đến nên thường xuyên nhận được tư liệu do bạn đọc gởi tặng, trong đó có nhiều tư liệu báo chí Phật giáo. Như vừa qua gia đình cụ Nguyễn Hữu Đây vừa tặng toàn bộ tư liệu xưa của cụ cho Thư viện, trong đó có các bộ báo Từ Quang (gần đủ bộ), Phật giáo Việt Nam, Niết bàn,…

 

Có lẽ, một chương trình phù hợp với nguyện vọng mong muốn của nhiều thế hệ nên đã được mọi người quan tâm hưởng ứng.

PV:  Mục đích hướng đến của Thư viện Huệ Quang trong việc sưu tầm tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam là gì?

“Gìn giữ nét xưa-phát huy vốn cũ” như đúng slogan của Thư viện (cười).

PV:  Vậy Thư viện đã làm gì để “gìn giữ nét xư-phát huy vốn cũ”?

Trước mắt phải bảo quản tốt tư liệu gốc được sưu tầm, sau đó số hóa và ảnh ấn.

Các phòng đều được định kỳ xử lý thuốc mối tổng thể 3 tháng một lần. Nguyên tòa Tu viện và lầu 2 Thư viện hằng năm được công ty mối xử lý. Mọt và hai đuôi là hai con đáng sợ nhất, tuy nhiên Thư viện không chủ trương sử dụng hóa chất vì nghĩ rằng để giữ sách cho mai sau mà có thể làm tổn hại người hôm nay là không nên. Trong các tủ và kệ sách Thư viện dùng các gói tiêu sọ (Thư viện tự mua tiêu và may thành từng gói). Đối với báo chí, được vô bọc theo từng năm và từng loại báo. Loại bọc này không bị hầm hơi, giữ sách cứng cáp lại có thể cách ly tránh lây lan dây chuyền nếu mối mọt chẳng may còn sót trong một quyển nào đó. Và cuối cùng, bằng kinh nghiệm làm việc của mình, chúng tôi rất đồng tình với cụ Vương Hồng Sển có đề cập đến trong quyển Thú chơi sách là chúng ta phải thường xuyên sử dụng, thăm viếng, di chuyển sách báo.

Số hóa: file sách gốc được chụp, giữ nguyên hình ảnh màu sắc đưa lên mạng cho mọi người tham khảo miễn phí. Từ năm 2010 Thư viện đã đưa được các bộ Tư Tưởng, Duy Tâm, Hoằng Pháp, Hải Triều Âm, Giữ Thơm. Tiếc là công việc bị gián đoạn, trang web mới của Thư viện cũng chưa đưa lên lại được. Các báo này hiện còn trên các trang web của Thư viện Hoa Sen, Viện Nghiên cứu Phật học… Thời gian tới, khi ổn định về trang web và nhân sự, Thư viện lại đưa lên, đưa đầy đủ các báo đã số hóa.

Ảnh ấn: Từ file số hóa, xử lý xóa những vết dơ, đồ chữ, thay chữ nhưng không can thiệp vào văn bản từ nội dung cho đến quy cách, nhằm phục chế một văn bản giống nhất với văn bản gốc mà bạn đọc có thể đọc dễ dàng. File xử lý này vì vậy nhiều khi còn tốt hơn văn bản gốc và nó được in ra trên chất liệu giấy và mực tốt, được Thư viện phát hành, nhằm đa dạng thêm hình thức tư liệu đến với bạn đọc, đa dạng hình thức bảo tồn và góp một ít kinh phí để xoay vần công việc.

PV:  Việc ảnh ấn báo chí có đủ để trang trải các hoạt động ở Thư viện?

Công sưu tầm và xử lý quá lớn mà việc ảnh ấn lại nhỏ lẻ chỉ vài chục bộ nên chi phí bỏ ra rất cao. Lợi nhuận thu được chỉ tạm đủ xoay vần ảnh ấn các bộ báo chí chứ chưa thể trang trải chi phí cho các hoạt động khác ở Thư viện.

PV: Đến nay, Thư viện đã ảnh ấn được những báo chí Phật giáo nào? Bao giờ Thư viện sẽ ảnh ấn hết báo chí Phật giáo còn lại?

Tính đến năm 2019, các bộ báo chí quan trọng mà Thư viện Huệ Quang đã ảnh ấn gồm có:

  1. Tư Tưởng (đủ bộ 17 tập, 15 tập 50 số, 2 tập phụ lục)
  2. Vạn Hạnh (đủ bộ 7 tập 24 số)
  3. Hải Triều Âm (đủ bộ, 2 tập 10 số)
  4. Giữ Thơm Quê Mẹ (đủ bộ, 2 tập 12 số)
  5. Phật Giáo Việt Nam (đủ bộ, 3 tập 29 số)
  6. Từ Bi Âm (phần 1, đủ bộ, 10 tập 120 số)

Từ Bi Âm ( phần 2, 8 tập 115 số, thiếu số 228)

  1. Hoằng Pháp (đủ bộ, 2 tập 6 số)
  2. Liên Hoa Nguyệt San- Huế (12 tập, 137 số)
  3. Tam Bảo Chí (đủ bộ, 1 tập, 8 số)
  4. Đuốc Tuệ- Bắc (12 tập, 204 số)
  5. Bồ Đề Tân Thanh (đủ bộ, 10 tập, 121 số)
  6. Duy Tâm Phật Học (4 tập, 52 số)
  7. Tuyển tập điều lệ, quy chế, hiến chương Phật giáo Việt Nam 1932- 2000 (25 quyển/tập)
  8. Bát Nhã (1 tập, 10 số)
  9. Phụ Trương Phật Học của Lục Tỉnh Tân Văn (1 tập, 13 số)
  10. Viên Âm (10 tập, 9 tập 129 số, 1 tập phụ lục)
  11. Hai tờ báo phật giáo đầu tiên: Pháp âm và Phật hóa tân thanh niên (1 tập)

Hiện tại, chúng tôi đang ảnh ấn báo bộ Bác Nhã Âm, Tiếng Chuông Sớm. Dự kiến thời gian tới sẽ là bộ Tiếng Chuông Sớm, Tiến Hóa, Từ Quang,… Cố gắng lắm với tốc độ hiện tại cũng phải mất 5-10 năm nữa mới tạm xong. Cũng khó thể nói xong hết được, bởi có thể có những bộ báo mình không thể sưu tầm được, hoặc sưu tầm được nhưng không trọn vẹn như tờ Tiến Hóa, nhật báo Chánh Đạo,…

 

 tap chi tu tuong-thu vien hue quang-1tap chi tu tuong-thu vien hue quang-2tap chi tu tuong-thu vien hue quang-3tap chi tu tuong-thu vien hue quang-5tap chi tu tuong-thu vien hue quang-6tap chi tu tuong-thu vien hue quang-7



PV:  Trong lời giới thiệu bộ Tư Tưởng, được biết Thư viện có chủ trương biên soạn tổng mục lục báo chí Phật giáo Việt Nam. Xin thầy cho biết ý nghĩa của việc làm này và đến nay, Thư viện đã biên soạn được những báo nào? Có tính tiếp tục không?

Trong những bộ báo chí đã được ảnh ấn, Thư viện đã biên soạn được tổng mục lục của bộ Tư Tưởng, Viên Âm, Hoằng Pháp, Hải Triều Âm, Giữ Thơm Quê Mẹ, Phụ Trương Phật Học, Bát Nhã. Một số bộ báo lớn như Từ Bi Âm, Đuốc Tuệ đã được ảnh ấn từ lâu nhưng vẫn chưa biên soạn được tổng mục lục.

Nếu có được thư mục, đặc biệt là thư mục điện tử cho từng tờ báo và tổng mục lục cho toàn bộ báo chí Phật giáo sưu tầm được thì sẽ giúp việc tra cứu trở nên dễ dàng, hiệu quả và đầy đủ lại ít mất thời gian; giúp việc thực hiện tuyển tập, toàn tập tác giả rất thuận lợi,…

Ý nghĩa thì quan trọng, nhưng sức tới đâu làm tới đó!


PV:  Có những báo chí ở Thư viện được lưu trữ cả kệ nhưng lại rất ít độc giả đọc, vậy động lực nào khiến thư viện kiên trì với nó?

Như bạn thấy tờ báo Giác Ngộ từ 1976 đến nay, chất cả kệ nhưng mỗi tháng chỉ vài độc giả đọc thôi. Có ai đó đến tìm tiểu sử thầy tổ họ, ngôi chùa họ hay bài viết của một tác giả nào đó và họ mừng như thế nào khi tìm được, chỉ bao nhiêu đó thì ta cũng thấy được giá trị của việc lưu trữ. Đó là cái lợi nhất thời, về lâu dài việc lưu trữ tư liệu là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của Phật giáo, dù hiện tại nó mất nhiều công sức, cơ sở vật chất để lưu trữ, bảo quản.

PV:  Ngoài báo chí Phật giáo, Thư viện còn tiến hành sưu tầm – số hóa – ảnh ấn những báo chí hay những sách khác không?

Như mọi người thấy, Thư viện Huệ Quang từ ban đầu tuy chú trọng nội điển nhưng cũng không xem nhẹ ngoại điển. Đến nay, đã ảnh ấn được gần 1.000 đầu sách trước 1975 không thuộc lĩnh vực Phật giáo. Cho nên ngoài lĩnh vực Phật giáo, Thư viện sẽ ảnh ấn những bộ báo chí (có giá trị). Thư viện đã xử lý và in mẫu xong bộ Phương Đông có cả tổng mục lục và lời giới thiệu (bộ này làm xong cả năm rồi mà chưa in được). Sắp tới, nếu được đông đảo bạn đọc hưởng ứng, chúng tôi sẽ làm các bộ Nam Phong, Văn hóa Nguyệt san, Bách Khoa,… Tuy là Thư viện xuất thân từ ngôi chùa Phật giáo, nhưng những gì có lợi cho học phong đất nước, Thư viện sẽ luôn sẵn sàng thực hiện.


PV:  Tới nay Thư viện Huệ Quang được xem là một mô hình Thư viện Phật giáo khá thành công, trong đó, tư liệu báo chí Phật giáo đóng góp rất lớn trong công tác học tập, nghiên cứu. Đây có phải là trái ngọt mà thầy đã dày công thực hiện trong suốt mười mấy năm liên tục hay không?

Nhắc đến một mô hình Phật giáo thành công thì Thư viện chưa dám nhận vì còn rất nhiều điều khiếm khuyết. Tài liệu nhiều nhưng độc giả lại chưa đông, phục vụ bạn đọc còn hạn chế. Hơn một nửa lượng sách Thư viện đã sưu tầm và bạn đọc trao tặng vẫn chưa được làm mã phục vụ bạn đọc. Đây cũng là một khiếm khuyết của chúng tôi, chủ yếu xuất phát từ sự thiếu thốn về cơ sở vật chất.

Có lẽ Thư viện Huệ Quang được nhiều bạn đọc yêu mến là vì tâm huyết của những người làm việc nơi đây chứ không phải vì là một hình mẫu Thư viện chuyên nghiệp đúng nghĩa. Cá nhân tôi quả thực cũng có cố gắng rất nhiều năm (và cũng làm biếng thường xuyên) từ khi ra trường đến nay nhưng thành quả đó không phải là của tôi, tôi hữu danh vô thực, chỉ là người gắn kết các mối nhân duyên lại với nhau.

Những tư liệu mà Thư viện có được cũng không phải tôi bỏ tiền ra mua (tôi làm gì có tiền) mà đó là sự đóng góp của toàn thể những người yêu mến Phật giáo vào chương trình hợp lý của Thư viện. Là công sức chung của các thế hệ nhân viên ròng rã trong suốt mười mấy năm qua, trong đó có các nhân viên gắn bó với tôi từ những lúc đầu như Diệu Tinh, Tánh Thuần. Các thế hệ nhân viên sau tuy không giàu thâm niên nhưng cũng rất giàu tâm huyết như Diệu Thu, Thủy Tiên, Bảo Hòa, Thiên Lộc,…


Nhưng mà người đã giúp chúng tôi được điều đó là thầy của tôi – Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, người khi còn sanh tiền đã không ngại tuổi cao sức yếu đưa anh em chúng tôi đi sưu tập tư liệu khắp các tỉnh thành miền Nam, khắp các chùa ở Sài Gòn. Thầy đã gửi gắm giới thiệu chúng tôi tới với các chùa trong nước để thực hiện công tác sưu tầm. Xúc động nhất là hình ảnh mỗi khi đi nước ngoài về, thầy đều mang sách báo về nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Thầy nhặt từng tờ báo, dù là báo Tuổi Trẻ (không phải Phật giáo), tự tay khâu những cuốn sách nát, hằng ngày dõi theo công việc của chúng tôi để kịp thời giúp đỡ hoặc sửa sai những điều chúng tôi mắc phải. Chính tình yêu của thầy đối với tư liệu Phật giáo và tư liệu Việt Nam đã là nguồn mạch hun đúc chúng tôi gắn bó và tâm huyết với công tác này.

Bên cạnh đó, có những cá nhân đã hết mình tiếp sức cho Thư viện như các Thượng tọa Chơn Minh, Đồng Văn, Giác Thành, Thiện Thuận, Như Tịnh, Đồng Dưỡng,… các thân hữu trí thức như Trần Văn Chánh, Lam Điền, Minh Thiện Thuận, Nguyên Phước-Diệu Hiền, anh Lê Quốc Việt,… Kẻ công người của, có người trực tiếp, có người gián tiếp bằng cách này hay cách khác đã đồng hành với Thư viện trong một chặng đường hoặc suốt chặng đường dài,… Làm sao tôi có thể nói đây là công sức của riêng ai. Nó có vẻ như có bóng dáng của ai đó, kỳ thực, chỉ là các mối nhân duyên hội tụ.

Sưu tầm – số hóa – ảnh ấn tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam thật sự là một việc không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều tâm huyết và thời gian. Đây sẽ là một chặng đường rất dài nhưng với lòng nhiệt tình và sự nỗ lực không ngừng thì cây sẽ sớm đơm trái ngọt!

PV:  Rất cảm ơn thầy đã tham gia buổi trò chuyện. Chúc Thư viện Huệ Quang ngày càng phát triển để đưa tư liệu nói chung và tư liệu báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng đến với độc giả nhiều hơn!



Người thực hiện: LÊ THỊ NGỌC HÀ (TVHQ)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/04/2021(Xem: 11573)
Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249) Đời thứ 20 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 16 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 13/04/2021 (02/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Ngước nhìn cao vút, thấu chân thiên Sư Phạm muôn đời kim cổ truyền Mang kiếm đến đây tìm bắt giặc Vung đao vào biển diệt oan khiên Tỏ tường sống chết, thành công lớn Độ hết ta, người tọa bảo liên Ai hỏi lão tăng về việc ấy Thiên Thai cầu đá hãy tham liền. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Vô Chuẩn Sư Phạm (1175-1249) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼
10/04/2021(Xem: 24441)
Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Đời thứ 19 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 15 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Bảy, 10/04/2021 (29/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Phá Am tổ đức cháu con đông Tây Thục, Đông Ngô giảng pháp Không Hàm Công phân chủ khuyên cố gắng Tâm vượn khó đừng nhắc kẻ ngông Vốn không một vật, gìn chi mệt Nào phải vạn duyên nước giữa dòng Rong ruổi tìm cầu ngày tháng chết Cao xa mơ mộng kiếp tang bồng. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Phá Am Tổ Tiên (1136-1211) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼�
08/04/2021(Xem: 18056)
Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Đời thứ 18 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 14 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 08/04/2021 (27/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Chánh nhân pháp nhãn khởi đầu tham Thẩm thấu nghi tình chốn pháp đàn Tâm chánh đạo tràng thường phẳng lặng Ý chân, đức nghiệp rõ thần quang Tường Phù, Hoa Tạng, ngôi tòa chủ Linh Ẩn, Kính Sơn, vị giác hoàng Thái Bạch, lối về nơi tĩnh lặng Thiên Đồng, dựng tháp giữa mây ngàn. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Mật Am Hàm Kiệt (1118-1186) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷�
06/04/2021(Xem: 14584)
Đừng như con rắn mến hang - Tăng Sĩ vào đời biển nhập trần lao tác Phật Sự ! Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa sau khi nghe bài pháp thoại tuyệt vời . Kính bạch Thầy không hiểu nhân duyên gì mà con đang học từng bài bình giảng của Hoà Thượng Thích Thông Phương trong quyển NGŨ HỘI ĐĂNG NGUYÊN TIẾT DẪN thì lại được nghe Yếu chỉ Tào Khê trong bài pháp thoại hôm nay để từ đấy nhận ra một cơ duyên kỳ đặc của Ngài Ứng Am Đàm Hoa được xuất gia và thị tịch tại chùa Đông Thiền nơi Ngũ Tổ Huỳnh Mai truyền y bát cho Lục Tổ nhờ những câu kinh trong Kinh Kim Cang !!!Kính đảnh lễ Thầy và kính tri ân Thầy ...thật là đại duyên được nghe pháp thoại về 33 vị Tổ Sư Thiền và các truyền thừa tiếp tiếp. Kính, HH Thiền Sư Ứng Am Đàm Hoa, Tổ thứ 13 của Thiền Phái Lâm Tế.! Đệ tử nối pháp xuất sắc của Ngài Hổ Khưu Thiệu Long, Được Đại Huệ Thiền Sư huyền ký Dương Kỳ chính mạch thông** Phải chăng nhân duyên kỳ đặc nên thọ cụ túc được đặc cách?***
03/04/2021(Xem: 19375)
Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163) Đời thứ 16 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 12 của Thiền Phái Lâm Tế. Pháp thoại của TT Thích Nguyên Tạng Lúc: 6.45am, Thứ Bảy, 03/04/2021 (22/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Gần gũi bạn lành trí tuệ sinh Mở mang huệ nhn bóng trăng in Tam tâm chẳng được nào đi đến Tứ tướng rỗng rang há tử sinh Năm uẩn giả danh ngời Bát Nhã Sáu căn hỗ dụng quỷ thần kinh Không ngờ gặp phải lời sàm tấy May rủi xưa nay việc thế tình. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Đại Huệ Tông Cảo (1089-1163) Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁�
01/04/2021(Xem: 16713)
Thiền Sư Hổ Khưu Thiệu Long (1077-1136) Đời thứ 16 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 12 của Thiền Phái Lâm Tế. 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Kiến lìa chỗ thấy, kiến khôn phân Mong được no cơm, áo ấm thân Vật vốn đã không, trần há khởi Duyên đà từ bỏ thoát căn trần Gió lay, nước chảy, phô trương đạo Mưa tạnh, trời trong, hiển hóa thần Vượt thoát hiểm nguy trùm máy tạo Xưa nay, mới gặp bậc hiền nhân. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hổ Khưu Thiệu Long (1077-1136) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT
30/03/2021(Xem: 20484)
Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) Đời thứ 15 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 11 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba 30/03/2021 (18/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Cơ giáo hợp nhau, trí tuệ sâu Thuốc thang tùy bệnh giúp người đau Ngộ tâm người mỉm trao chân pháp Đầu gật vô ngôn tỏ lý mầu Rõ tiếng thông âm, từng tỉnh mộng Thấy bay nghe gáy rõ tâm đầu Trời nghiêng biển động Tu-Di ngã Đại địa sơn hà sụp đổ nhào. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Viên Ngộ Khắc Cần Phật Quả (1036-1135) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐�
27/03/2021(Xem: 15951)
Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) Đời thứ 14 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 10 của Thiền Phái Lâm Tế. TT Thích Nguyên Tạng (Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu) Giảng lúc: 6.45am, Thứ Bảy, 27/03/2021 (15/02/Tân Sửu) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Ma-ni châu báu tự nhiên sanh Muốn được phải nên dứt đấu tranh Phương tiện khéo quyền chăm thuyết pháp Biện tài vô ngại quyết tâm hành Sư nhân việc ấy mồ hôi đổ Ta bởi do đày dạy trẻ lành Xá-lợi như mưa bày đại định Dương tháp Đông Sơn sớm tựu thành. (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn (1024-1104) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, Fr
25/03/2021(Xem: 14693)
Thiền Sư Bạch Vân Thủ Đoan (1025-1072) Đời thứ 13 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 9 của Thiền Phái Lâm Tế. Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Năm, 25/03/2021 (12/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Người xưa đối cảnh tỉnh cơn mê Đốn phá vô minh sạch mối mờ Anh sợ người cười, sai một thẻ Hắn mừng tôi thích, biết thiên cơ Nghe qua tự rõ đời hư huyễn Lập tức ngộ ngay tánh sạch nhơ Dạo khúc tơ đồng, ai kẻ biết Người đông hiếm kẻ đạt thiền cơ (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Bạch Vân Thủ Đoan (1025-1072) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮
23/03/2021(Xem: 14257)
Thiền Sư Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069) Đời thứ 12 sau Lục Tổ Huệ Năng và cũng là Tổ thứ 8 của Thiền Phái Lâm Tế, Ngài cũng là Khai Tổ của hệ phái Hoàng Long, một nhánh trong Tông Lâm Tế Thời Pháp Thoại của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/03/2021 (11/02/Tân Sửu 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Bước lên thiền thất gặp Từ Minh Mắng chửi phải chăng pháp thí kinh Đạo niệm quay đầu bừng tỏ ngộ Cơ thông việc lớn thảy đều tinh Ba phen han hỏi không người biết Bảy lượt gạn tâm ai thấu trình Khối tuyết, lư hồng cùng đúc luyện Như trong lò lửa đóa sen sinh (Bài thơ tán thán công hạnh của Thiền Sư Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069) của Hòa Thượng Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch Việt) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]