Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Video: Hoa Mặt Trời kỳ 10: Phật tử Phúc Lương Nhã

06/05/201608:49(Xem: 7703)
Video: Hoa Mặt Trời kỳ 10: Phật tử Phúc Lương Nhã



Ngày 26/04/2016 (nhằm ngày 20/03 Bính Thân) nằm trong chương trình tu học của khóa tu Phật thất lần thứ 82, chùa Hoằng Pháp tiếp tục thực hiện chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 10 với chủ đề: “Cây Đời Mãi Xanh”. Nhân vật chính trong chương trình lần này là Phật tử Nhà giáo, Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Hậu, pháp danh Phúc Lương Nhã.

Trải qua 9 chương trình, quý Phật tử đã được tiếp xúc với những nhân vật, những con người trong các lĩnh vực như giáo sư, bác sĩ, luật sư, doanh nhân, đạo diễn, diễn viên, ca sĩ… và trong chương trình kỳ này, một nhân vật với một nghề được mệnh danh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”, đó chính là nhà giáo.

Câu chuyện của một cô giáo mà sau này đã trở thành Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thị Hậu quả thật đã khiến cho người nghe phải cảm động. Đó là một câu chuyện hay với những bài học vô cùng ý nghĩa, đặc biệt đối với những người con Phật, đang bước trên con đường tu tập, xiển dương chính pháp.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn của thập niên 70-80 thế kỷ trước, cô không được học như những người bạn đồng trang lứa. Rồi căn bệnh hiểm nghèo, tưởng chừng như sụp đổ hoàn toàn trước mặt, nhưng với khát khao được đến trường, cô đã vượt qua tất cả. Với sự giúp đỡ của người thân, cô đã trải qua những năm tháng học phổ thông đầy vất vả song đầy ý nghĩa. Có lẽ, đây cũng chính là động lực để sau này cô trải lòng mình đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, giống như chính cuộc đời của mình.

Vì sống trong hoàn cảnh khó khăn, việc học rất khó khăn nên cô đã nuôi ý chí làm sao sau này có thể giúp đỡ cho mọi người đều biết đến con chữ. Chính vì vậy, với sự nỗ lực vươn lên không mệt mỏi, cô đã trúng tuyển, học tập và tốt nghiệp trường Sư phạm. Trong hơn 20 năm cống hiến cho ngành giáo dục, cô đã luôn cố gắng vươn lên, mang con chữ đến với tất cả mọi người, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn. Với tình thương của một người giáo viên, thấy mọi người thất học, khổ sở, cô đã làm việc không hề mỏi mệt. Đây quả là tấm lòng của một vị Bồ-tát.

Nhưng đường đời không phải lúc nào cũng trải hoa thơm, đôi lúc cũng có sỏi đá. Chính những lúc đó đã giúp cô tìm đến và giác ngộ Phật pháp. Hai hàng nước mắt chảy dài rồi mất niềm tin vào cuộc sống và Phật pháp đã giúp cô vượt qua tất cả, vững tin hơn vào cuộc sống, càng dấn thân nhiều hơn trong việc phụng sự của mình. Sự nhìn nhận, đón nhận tất cả để rồi cảm thông, chia sẻ, trải lòng ở khắp mọi nơi, đến với mọi người, đây là những động lực cho thành công của cô sau này.

Điều quan trọng, Phật pháp đã đưa cô từ một nhà giáo bình thường thành một nhà giáo Phật tử. Vì rằng, không chỉ đơn thuần là truyền đạt tri thức mà cần nhất là giáo dục nhân cách làm người cho các thế hệ học trò, tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Nếu biết áp dụng một cách uyển chuyển giáo lý vào trong nhà trường chúng ta sẽ xây dựng được một thế hệ tương lai hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần rất lớn vào việc xây dựng đất nước.

Bên cạnh đó, cô cũng chia sẻ vài điều trong việc nuôi dạy con cái, trong giáo lý nhà Phật. Kết thúc câu chuyện của mình, cô đã nhắn nhủ đến quý Phật tử, chúng ta cần tự thắp đuốc lên trong tư duy, giáo lý của đức Như Lai. Mỗi người cần có một tấm lòng như tấm lòng chư Phật, Bồ-tát hướng đến tất cả mọi người. Và cuối cùng, “Nếu là con chim, chiếc lá. Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh. Lẽ nào vay mà không có trả. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Ban đạo từ trong chương trình, Thượng tọa Thích Chân Tính đã có lời tán thán Phật tử Phúc Lương Nhã. Bên cạnh đó, Thượng tọa mong rằng tất cả quý Phật tử hãy lấy đó làm bài học cho mình. Là Phật tử, chúng ta phải noi theo tấm gương sáng ngời của đức Phật. Sau khi xuất gia, thành đạo cho đến cuối đời Ngài luôn đề cao sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu, khuyến tấn hàng Phật tử phải lấy trí tuệ làm sự nghiệp, mình đạt được trí tuệ cần phải giúp cho mọi người cũng đạt được trí tuệ như mình. Mỗi người đều là Hoằng Pháp Viên, cần uyển chuyển khéo léo đưa Phật pháp vào từng phương diện trong cuộc sống, giúp cho tất cả mọi người cũng biết đến và tu học Phật pháp. Có như vậy, chúng ta mới tạo được niềm vui cho bản thân mình cũng như mang niềm vui đến với tất cả mọi người.

Sau đây là hình ảnh ghi nhận:


 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank
 blank blank
 blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2015(Xem: 9707)
Trong Phật giáo Mật tông Tây tạng có nhiều pháp môn tu tập để đưa hành giả đến Tự chứng ngộ Phật tánh của mình. Được xếp hàng cao nhất trong tất cả các pháp môn đó là Đại Thủ Ấn (Mahāmudrā) của phái Khẩu Truyền (Kargyu) và Đại Hoàn Thiện (Dzogchen hay Ati-yoga) của phái Cổ Mật (Nyingma). Theo các học giả và hành giả Tây tạng thuộc phái Kargyu – tiêu biểu là Khenchen Thrangu Rinpoche, một trong những đại sư xuất sắc thời hiện đại thuộc dòng Karma Kargyu – thì Mādhyamika (Trung đạo hay Trung quán) là giáo lý dạy về nguyên lý Tánh Không (Shūnyatā) trong hình thức tổng quát và Mahāmudrā (Đại Ấn hay Đại Thủ Ấn) là giáo lý dạy về tu tập và chứng ngộ Tánh Không.
02/06/2015(Xem: 5709)
Video: Nhớ Phật Pháp Tăng, Giảng tại Sydney - Úc Châu
02/06/2015(Xem: 6795)
Video: Đừng Mê Của Lạ
02/06/2015(Xem: 6022)
Video: Vững Tin Tam Bảo, Giảng tại Úc Châu
02/06/2015(Xem: 5324)
Video:Chia Sẽ Thiền Quán , HT Thích Viên Minh chủ giảng
28/05/2015(Xem: 8420)
Thân tâm thường an lạc - Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
27/05/2015(Xem: 7825)
Từ ngày 11 tháng 09 đến ngày 13 tháng 09 năm 2014 (nhằm ngày 18/08 đến 20/08 Giáp Ngọ) gần một nghìn thiện nam tín nữ đã tập trung về chùa Hoằng Pháp để cùng thực hiện VCD Oai Nghi Của Người Phật Tử. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống đạo đức và tâm linh của con người cũng cần được nâng cao. Do đó, ngày càng có nhiều người tìm hiểu đạo Phật và đến chùa để học tập Phật Pháp, đặc biệt là giới trẻ. Mà việc đầu tiên vào cửa Phật là phải hiểu những nghi lễ căn bản như xá chào, lễ lạy, tụng kinh, niệm Phật … rồi sau đó mới đến việc tìm hiểu những giáo lý của người sơ cơ học đạo để đặt niềm tin vào đúng nơi và không sai đường lạc lối. Thế nên việc học những oai nghi của người con Phật là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội để tham dự những khóa tu để học về oai nghi. Được sự chỉ dạy của Thượng tọa Thích Chân Tính, chùa Hoằng Pháp đã thực hiện VCD Oai Nghi Của Người Phật Tử. Trong ba ngày, quý Phật tử được quý thầy trong bổn
24/05/2015(Xem: 10594)
Bhikkhu Bodhi is an American Buddhist monk from New York City. Born in Brooklyn, New York, in 1944, he obtained a BA in philosophy from Brooklyn College (1966) and a PhD in philosophy from Claremont Graduate School (1972).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]