Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ký sự chuyến Hành Hương Phật Tích đầu Xuân Kỷ Hợi

03/03/201920:19(Xem: 7686)
Ký sự chuyến Hành Hương Phật Tích đầu Xuân Kỷ Hợi

blank


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
 
Phật là nơi nương nhờ tối thượng
Cho chúng con vô lượng an lành..
Tự quy Giác tánh bất sanh
Bồ Đề Tâm nguyện viên thành từ đây..
 
Tháp Sanchi - một trong những kiệt tác của Phật môn trên xứ Ấn

Ấn Độ Là cái nôi của Phật giáo, là nơi phát sinh và thịnh hành giáo lý giác ngộ,
 cho nên Ấn Độ thường được người Phật tử xem là “đất Phật”. Với giáo lý vô ngã
 (anatman), vô thường (anitya), đức Phật cho chúng ta thấy nguyên lý sinh diệt 
diệt sinh của van vật đều đi theo quá trình sinh-trụ-dị-diệt; rồi qua đó, Ngài chỉ rõ
bốn chân lý lớn (Arya-satya - Tứ diệu đế) mà cuộc sống phù du, đau khổ (dukka) 
của mọi chúng sanh muốn thoát ra vòng luân lưu ấy đều không thể phủ nhận được. 
Từ nền tảng giáo lý cơ bản ấy đã làm tiền đề cho nghệ thuật kiến trúc Phật giáo 
Ấn Độ sau này. Như thế chắc hẳn rằng, những khách thể cho dòng kiến trúc 
với một bộ mặt rất Phật giáo phải định hình là điều hiển nhiên.
Hình thức chủ yếu của kiến trúc Phật giáo Ấn Độ là lăng tháp (stupa), điện 
thờ đục trong hang đá, còn gọi là chùa hang (chaitya) và tinh xá (vihara). Song, 
xét đến yếu tố lịch sử gắn liền với các truyền thuyết, quan niệm, thì kiến trúc lăng tháp
 được tạo ra trên những hình tượng có tính tượng trưng bao quát hơn cả. Tiêu biểu
 là quần thể lăng tháp ở Sanchi, được đánh giá là cụm di tích nghệ thuật Phật giáo 
cổ xưa nhất. Bên cạnh đó, nó còn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua
 Asoka (A-dục), người có công rất lớn trong việc truyền bá đạo Phật ra 
ngoài biên giới Ấn Độ.
Tháp Sanchi bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ III trước CN, là tháp Phật giáo 
lớn nhất còn lại ở Ấn Độ. Nơi đây không chỉ là công trình được bảo quản gần 
như nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm qua mà còn được đánh giá là một trong 
những kiến trúc Bảo tháp Phật môn hoàn hảo nhất. Chuyện kể rằng, bảo tháp Sanchi 
được bảo quản gần như nguyên vẹn, không bị đập phá do xung quang có nhiều cây 
cối che chắn rậm rạp. Khu vực này đã bị lãng quên hơn 600 năm. Cho đến khi được 
ông Tyler, người Anh, phát hiện vào năm 1818.
Chính tại Sanchi (thuộc bang Matha Paradé), đứa con trai của vua Asoka là 
Mahindra đã lên đường ra đảo Lanka (Srilankca) để truyền bá đạo Phật. Cũng tại 
Sanchi vào khoảng năm 250 trước CN, vị vua sùng Phật Asoka đã cho dựng một 
ngôi tháp lớn (Sanchi I). Một thế kỷ sau, dưới vương triều Sunga (180-150 trước CN), 
ngôi đại tháp này được tu bổ và làm lớn gấp đôi so với trước đó. Hiện nay, ngôi tháp 
cao 16m và rộng 36m. Lăng tháp nói chung được xây dựng ở những nơi thiêng liêng, 
ban đầu chỉ là nơi tôn trí xá-lợi Phật; về sau trở thành biểu tượng kiến trúc của
 Phật giáo, tượng trưng cho nguyên lý hình thành vũ trụ có bốn cổng là bốn 
phương vị của trời đất.
Tương truyền khi Phật còn tại thế, các vị đệ tử đã hỏi về hình thức ngôi tháp để 
tương lai thờ xá-lợi của Ngài. Phật không nói gì mà chỉ đặt tấm áo cà sa xuống đất, 
rồi úp chiếc bình bát lên ấy. Từ mô hình ban đầu đó tới quần thể tháp ở Sanchi 
được phân ra các cấu trúc khác nhau, thân là một khối bán cầu xây bằng đất có 
đường kính 23m như một chiếc bát úp tượng trưng cho bầu trời, biểu tượng cho sự
 bao la của cõi Niết-bàn, và ở giữa tâm có một trục trung tâm là hình ảnh của trục 
vũ trụ nối liền trời và đất với nhau; những chiếc lọng phía trên tượng trưng cho 
nấc thang dẫn tới Niết-bàn. Ngoài ra, đĩa lọng còn mang một ý nghĩa sâu xa là 
chứng tỏ người tu hành có lâu năm hay chưa (theo số lượng của các đĩa này). 
Xung quanh thân được bao bọc bởi hệ thống hàng rào cao 4,3m và bốn hướng có 
bốn cổng cao 10m bao gồm ba thanh cao và hai thanh ngang tượng trưng cho 
tam thế. Trước đây, hàng rào làm bằng gỗ sau này thay bằng đá được mô phỏng
 theo kiến trúc gỗ với điêu khắc chạm trổ rất tinh vi. Hiện nay, cổng phía Bắc còn 
lại khá nguyên vẹn. Nó được xem là kho sách sống, mô tả lại những hoạt động, 
sự tích ra đời của Phật giáo: sự tích vua Tịnh Phạn đón con trai là thái tử Tất-đạt-đa
 sau khi đắc đạo, vua Tịnh Phạn đi thăm Phật Thích-ca, vua Asoka chiêm ngưỡng
 cây Bồ-đề nơi Phật đắc đạo.
Đến thời Sunga, tháp chính ở Sanchi không những chỉ được làm lớn hơn mà còn
 bổ sung thêm một số chi tiết: làm thêm con đường chạy đàn (Pradaksiva) quanh 
chân tháp, lối rào gỗ bao quanh và bốn cổng gỗ được thay thế là hàng rào làm 
bằng đá (Veđiđa) và các cổng đá (Tôrana), chân của cán ô được thay thế bằng
 khối đá vuông (Harmica). Ngoài giá trị kiến trúc còn là nơi lưu giữ các tác phẩm
 điêu khắc tuyệt mỹ. Ngôi tháp với bốn chiếc cổng được tạo nên trên mặt các thanh đá,
 bao phủ kín với những hình chạm trổ, thể hiện nhiều chủ đề khác nhau: các 
biểu tượng Phật giáo, truyền thuyết Phật giáo, cỏ cây hoa lá…
 
- Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, chư Pháp hữu, quí Phật tử và toàn thể 
thành viên của ''Theo Dấu Như Lai'' một số hình ảnh 
của chuyến hành hương
 Tâm linh Xuân Kỷ Hợi (08 Feb to Feb 23-2019) vừa viên mãn. 
Nguyện cầu 
tất cả đều được vô lượng an lành trong hồng ân Tam Bảo. Kính chúc 
''cả nhà'' luôn tinh tấn trên lộ trình hướng về giải thoát, và mọi thiện sự đều 
được tùy tâm mãn nguyện. - 
 Xin chân thành tri ân.

Nguyện đem tâm thanh tịnh
Cầu pháp giới chúng sinh
Thoát ly luân hồi khổ

Phật đạo chóng viên thành. 
(Một trong những kiệt tác Phật môn của người Ấn Độ, 
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới 
năm 1989, đó là tháp Sanchi.)




blank
Hồn Trung Đạo
Người tu hành thì nên:
 
Nhu hòa nhưng không nhu nhược
Thận trọng nhưng không nhút nhát
An lạc mà không dễ duôi
Mạnh mẽ mà không thô bạo.
 
Giữ Đạo mà không cố chấp
Vị trí thấp mà lòng thanh cao.
Lễ chào nhưng không khúm núm.
Dành dụm mà chẳng bo bo 
Tặng cho mà không điều kiện
Cầu nguyện chứ không van xin
Cảm tình mà không vướng mắc.
 
Chân thật mà không dễ tin
Tâm linh mà không mê tín
Thanh tịnh nhưng không cầu nhàn
Rộng rãi mà không phung phí.
Biệt lập mà không lập dị
Khai thị chứ không khoa trương .
 
Lý tưởng mà không tham vọng
Hòa hợp nhưng không hòa tan
Dịu dàng mà không yếu đuối .
Ràng buộc mà vẫn tự do
Ước mơ.. nhưng không ảo tưởng
Kính trọng mà không thần tượng
Như Ý chẳng bằng Ý Như..
Như Nhiên - 
Thích Tánh Tuệ
(Xuân Kỷ Hợi)
blank
blank
blank
blank
blank
Chia sẻ hình ảnh của chuyến hành hương Xuân Kỷ Hợi, 
đoàn đã đến chiêm bái, hành trì tu tập tại Tháp Sanchi 
thuộc miền Nam India. Tháp Sanchi (Ấn Độ), biểu tượng của Phật giáo.
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Chia sẻ hình ảnh ngày thứ 6 (Feb 13 2019) của chuyến hành hương Xuân Kỷ Hợi,
 đoàn đã đến chiêm bái, ngôi Tháp Satdhara, Shanti, India, ngôi tháp này cách 
Tháp Sanchi khoảng 10 cây số , đây chính là nơi các nhà khai quật đã khám phá
 được Xá lợi của 2 vị ''tướng quân của Chánh Pháp'', 
đó là Tôn giả Xá Lợi Phât & Mục Kiền Liên.
 
blank
blank
blank

blank
blank
blank

blank

blank
blank
blank
blank
blank
blank
Chia sẻ hình ảnh của chuyến hành hương Xuân Kỷ Hợi, đoàn đã đến 
chiêm bái, hành trì tu tập tại Thạch động Phật giáo
 Ajanta- Ellora- Auganrabad South India
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Chia sẻ hình ảnh của chuyến Hành Hương Theo Dấu Như Lai khởi hành 
ngày mùng 5 Tết Xuân Kỷ Hợi (Feb. 8.2019) Thăm viếng Thạch động 
Phật giáo Kanheri Mumbai- trung tâm thiền Quốc Tế 
Global Vipassana Center Mumbai- South India
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Hình ảnh đoàn hành hương thiền hành chung quanh chân núi chùa Namgyal 
và tu tập tại Tushita Meditation Center, (Trung Tâm Thiền Đâu Xuất)
 Himachal Dharamsala- Tây Bắc India
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
Chia sẻ hình ảnh của chuyến hành hương Xuân Kỷ Hợi, đoàn đã đến 
chiêm bái, tu tập, đảnh lễ Tháp Xá Lợi Phật tại viện bảo tàng New Delhi.
Nam Mô Lưu Bố Xá Lợi Phước Ích Nhân Thiên Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Ngày 22-02 -2019 dương lịch, đoàn Hành hương 
Theo Dấu Như Lai chúng tôi chiêm bái núi Kê Túc.
Nam Mô Đệ Nhất Đầu Đà Đại Ca Diếp Tôn Giả
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

blank
blank
blank
blank
blank
Chia sẻ hình ảnh đoàn hành hương thiền hành chung quanh 
Đại Tháp Giác Ngộ, chiêm bái & hành trì tu tập trong những ngày 
lưu trú tại Bồ Đề Đạo Tràng.
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank

blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 13004)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11580)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7635)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7362)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9096)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4022)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6822)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3011)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3108)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3346)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567