Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Day 12  (13-4-2018), hôm nay đoàn sẽ đến tham quan Thạch Quật Am và Phật Quốc tự ở Hàn Quốc; ăn trưa xong, đoàn về Busan viếng thăm Đông Hải Long Cung, ăn tối và đi chợ đêm ở Busan



Huyền thoại Thạch Quật Am và Phật Quốc tự ở Hàn Quốc

Phật Quốc Tự (Bulguksa) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram) vốn dĩ không phải là khu du lịch, đây là Danh lam thánh tích, Già lam Phật địa, nơi con người tu tâm dưỡng tính, tự suy ngẫm và nhìn nhận lại bản thân mình cũng như những người xung quanh.

Vào thời đại Silla (Tân La) ở Hàn Quốc, khoảng hơn nghìn năm trước, có một cậu bé tên là Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) sống ở làng Moryang, vì hoàn cảnh gia đình gặp phải khó khăn về kinh tế, cho nên cậu phải nay đây mai đó làm thuê mướn để đổi lấy bát cơm manh áo và phụ giúp gia đình. Một hôm, sau khi dự buổi thính pháp đàm của một vị Pháp sư giảng giáo lý Phật đà, cậu liền về nhà thuyết phục mẹ mình cúng dường mảnh ruộng vườn, tài sản duy nhất của gia đình để tích phúc đức.




chua phat quoc 3chua phat quoc 2chua phat quoc 1
Phật Quốc Tự (Bulguksa)


Tuy nhiên, thay vì được hưởng phúc, nhưng chẳng may cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) lại bị đột nhiên lìa đời. Ngay dịp này, hàng xóm trong làng, gia đình Tể tướng lại hạ sinh một công tử khôi ngô tuấn tú. Giờ khắc cậu công tử chào đời, trên hư không lại có âm vang những câu: “Hãy để cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) tái sinh làm con nhà tể tướng. Nhờ gia đình chăm sóc đến nơi đến chốn". Điều kỳ lạ là khi lọt lòng mẹ, cậu công tử yêu quý của nhà Tể tướng có hai chữ: “Kim Đại Thành (Kim Dae-seong)”. Tin tưởng sự luân hồi nghiệp báo tái sinh, Tể tướng liền truyền lệnh mời mẹ ruột của cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) về nhà mình và cùng nuôi nấng công tử.

Sau này khi công tử khôn lớn trưởng thành, để báo đáp công ơn sinh thành của hai bên cha mẹ hiện tiền và cha mẹ kiếp trước, công tử đã xây dựng ngôi Già lam Phật Quốc tự (Bulguksa) và Thạch Quật Am (Seokguram).


thach quat am (3)thach quat am (2)thach quat am (1)
Thạch Quật Am (Seokguram).


Câu chuyện trên đã đi vào huyền thoại nhân gian Hàn Quốc mãi truyền tụng rằng: “cậu bé Kim Đại Thành (Kim Dae-seong) đã thác sinh vào nhà Tể tướng, một công tử ngoan hiền yêu quý, lại có tâm hiếu thảo với song thân. Công tử đã phát tâm kiến tạo ngôi Già lam Phật địa lấy danh hiệu là Phật Quốc tự (Bulguksa) và xây dựng ngôi danh lam Thạch Quật Am (Seokguram) để hồi hướng phúc báu đến song thân hiện tiền và song thân kiếp trước. Việc phật sự của công tử nhằm báo ân đức của song thân hiện tại và quá khứ cha mẹ tiền kiếp.

Người dân Tân La (Silla) tin rằng núi Thổ Hàm San (Tohamsan) nơi Phật Quốc tự (Bulguksa) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram) tọa lạc là một địa thế linh thiêng mầu nhiệm, vì vậy hai ngôi Danh lam cổ tự này bảo tồn gần như nguyên vẹn giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Điểm đặc trưng của hai công trình này là được kiến thiết và đẽo khắc hoàn toàn bằng đá hoa cương nhưng lại mềm mại và tự nhiên như được nặn bằng đất.

Hãy một lần đứng yên lặng trước ngôi Già lam và giao cảm với tấm chân tình của người thợ đẽo đá thời Tân La (Silla) nghìn năm trước, chúng ta sẽ phần nào cảm nhận được giá trị đích thực của ngôi Cổ tự. Đây là những nét đặc trưng của Phật Quốc Tự (Bulguksa) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram).

Năm 1995, Phật Quốc Tự (Bulguksa) và hang động Thạch Quật Am (Seokguram), cách đó 4 km được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngôi đại Già lam này được coi như là một kiệt tác của nghệ thuật Phật giáo trong vương quốc Silla (Tân La).

(Minh Thanh sưu tầm)


day 11 chua hai an (636)Day 12 chua phat quoc (1)Day 12 chua phat quoc (5)Day 12 chua phat quoc (6)Day 12 chua phat quoc (7)Day 12 chua phat quoc (8)Day 12 chua phat quoc (18)Day 12 chua phat quoc (19)Day 12 chua phat quoc (20)Day 12 chua phat quoc (22)Day 12 chua phat quoc (24)Day 12 chua phat quoc (27)Day 12 chua phat quoc (31)Day 12 chua phat quoc (32)Day 12 chua phat quoc (33)Day 12 chua phat quoc (34)Day 12 chua phat quoc (35)Day 12 chua phat quoc (36)Day 12 chua phat quoc (37)Day 12 chua phat quoc (38)Day 12 chua phat quoc (43)Day 12 chua phat quoc (44)Day 12 chua phat quoc (45)Day 12 chua phat quoc (46)Day 12 chua phat quoc (47)Day 12 chua phat quoc (51)Day 12 chua phat quoc (52)Day 12 chua phat quoc (53)Day 12 chua phat quoc (54)Day 12 chua phat quoc (55)Day 12 chua phat quoc (56)Day 12 chua phat quoc (57)Day 12 chua phat quoc (58)Day 12 chua phat quoc (59)Day 12 chua phat quoc (60)Day 12 chua phat quoc (61)Day 12 chua phat quoc (62)Day 12 chua phat quoc (63)Day 12 chua phat quoc (64)Day 12 chua phat quoc (65)Day 12 chua phat quoc (66)Day 12 chua phat quoc (67)Day 12 chua phat quoc (70)Day 12 chua phat quoc (71)Day 12 chua phat quoc (74)Day 12 chua phat quoc (76)Day 12 chua phat quoc (82)Day 12 chua phat quoc (87)Day 12 chua phat quoc (88)Day 12 chua phat quoc (89)Day 12 chua phat quoc (97)Day 12 chua phat quoc (105)Day 12 chua phat quoc (108)Day 12 chua phat quoc (117)Day 12 chua phat quoc (121)Day 12 chua phat quoc (123)Day 12 chua phat quoc (126)Day 12 chua phat quoc (128)Day 12 chua phat quoc (129)Day 12 chua phat quoc (133)Day 12 chua phat quoc (147)Day 12 chua phat quoc (157)Day 12 chua phat quoc (159)Day 12 chua phat quoc (157)Day 12 chua phat quoc (160)Day 12 chua phat quoc (168)Day 12 chua phat quoc (184)Day 12 chua phat quoc (189)Day 12 chua phat quoc (190)Day 12 chua phat quoc (194)Day 12 chua phat quoc (199)Day 12 chua phat quoc (200)Day 12 chua phat quoc (202)Day 12 chua phat quoc (203)Day 12 chua phat quoc (205)Day 12 chua phat quoc (206)Day 12 chua phat quoc (207)Day 12 chua phat quoc (208)Day 12 chua phat quoc (211)Day 12 chua phat quoc (212)Day 12 chua phat quoc (213)Day 12 chua phat quoc (214)Day 12 chua phat quoc (217)Day 12 chua phat quoc (218)Day 12 chua phat quoc (221)Day 12 chua phat quoc (222)Day 12 chua phat quoc (223)Day 12 chua phat quoc (224)Day 12 chua phat quoc (225)Day 12 chua phat quoc (227)Day 12 chua phat quoc (228)Day 12 chua phat quoc (229)Day 12 chua phat quoc (230)Day 12 chua phat quoc (231)Day 12 chua phat quoc (232)Day 12 chua phat quoc (324)Day 12 chua phat quoc (325)Day 12 chua phat quoc (326)Day 12 chua phat quoc (327)Day 12 chua phat quoc (328)Day 12 chua phat quoc (335)Day 12 chua phat quoc (337)Day 12 chua phat quoc (338)Day 12 chua phat quoc (340)Day 12 chua phat quoc (341)Day 12 chua phat quoc (344)Day 12 chua phat quoc (345)Day 12 chua phat quoc (346)Day 12 chua phat quoc (352)Day 12 chua phat quoc (355)Day 12 chua phat quoc (356)Day 12 chua phat quoc (359)Day 12 chua phat quoc (360)Day 12 chua phat quoc (361)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 3829)
New Delhi (phiên âm Việt ngữ Tân Đề Li) là tên của thủ đô nước Ấn Độ ngày nay. New Delhi có nghĩa là Delhi mới. Đã có mới ắt phải có cũ. Và chỉ khi sang Ấn Độ, sống ở thành phố này trong 3 ngày tôi mới biết có một khu gọi là Old Delhi (Cựu Đề Li). Và cả Old Delhi lẫn New Delhi nằm trong phần đất có tên là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia (National Capital Territory of Delhi).
09/11/2012(Xem: 9197)
Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc. Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.
12/09/2012(Xem: 7380)
Quan Âm Cổ Tự (Gwaneumsa-觀音古寺) nằm phía Đông bắc dưới chân núi Halla (漢拏山), Ara-dong, Thành phố Jeju. Ngôi Cổ tự được thành lập vào thế kỷ thứ 10, vào triều đại Cao Ly ‘Goryeo’ (AD 918 ~ 1392). Trong những năm 1700, triều đình Joseon (Triều Tiên) tôn sùng Nho giáo và phế Phật vì thế Phật giáo vùng Jeju lâm vào Pháp nạn, các Tự viện bị phá hủy trong đó có ngôi Quan Âm Cổ Tự. Đầu thế kỷ 20, năm Nhâm Tý (1912) vị Pháp sư Tỳ Kheo ni An Phùng - Lệ Quán (安逢麗觀) mới tái tạo lại. Năm Giáp Thìn (1964), trùng tu nguy nga tráng lệ như hiện nay. Ngôi Danh lam cổ tự hùng tráng này là cơ sở thứ 23 của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/06/2012(Xem: 3347)
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
20/05/2012(Xem: 8649)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
02/03/2012(Xem: 3649)
Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt...
12/02/2012(Xem: 14945)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
11/01/2012(Xem: 9553)
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn...
28/12/2011(Xem: 4092)
Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh. Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là: * Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường. * Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ. * Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và * Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.
01/08/2011(Xem: 4033)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứuPhật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư kýgồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết. Sau ngày thống nhất đất nước, đây là chuyến xuất ngoại dân sự đầu tiên có tổ chức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, mở đầu cho việc hội nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đăng tải lại dưới đây bài tường thuật do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu thực hiện, như một kỷ niệm để tưởng nhớ ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]