Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đi thăm Dharamsala, sự vi diệu của thánh địa tâm linh

04/01/201809:00(Xem: 4757)
Đi thăm Dharamsala, sự vi diệu của thánh địa tâm linh
Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (7)

ĐI THĂM DHARAMSALA 
SỰ VI DIỆU CỦA THÁNH ĐỊA TÂM LINH 
Tâm Thường Định



Chúng tôi được cơ duyên trường Đại họcGautam Buddha University mời thuyết giảng với đề tài Đem Chân Thiện Mỹ qua Hình thức Chánh Niệm đến với Giáo viên, Học sinh và Học đường trong Hội nghị quốc tế về "Phật giáo: Các truyền thốngtư tưởng và bất đồng" từ ngày 7-9 tháng 9 năm 2017 tại Đại học Gautam Buddha. Trong dịp này chúng tôi có cơ duyên làm quên với một số Tăng Ni Việt Nam đang du học tại trường Đại họcnày. Chúng tôi có nhã ý mời quý Thầy Cô đi thăm viếng những thánh tích Phật Giáo nơi này, thế là sau buổi chia sẻ của mình. Chúng tôi được thuận duyên đi thăm Dharamsala, xứ sở của người Tây Tạng tỵ nạn tại Ấn Độ mà Ngài Dalai Lama, người đã định cư ở đây từ năm 1959 khi phải ly hương cố Quốc.
       
Từ ký túc xá của Đại học Gautam Buddha, Thầy Nhật Hoà thuê một chiếc xe Uber để đến trạm xe Buýt để đi Dharamsala. Chúng tôi được hân hạnh và diễm phúc được đi cùng với Thầy Đồng Lai, Thầy Nhật Hoá, Sư Cô Thích Nữ Phước TuệSư Cô Thích Nữ Minh Thức và dĩ nhiên là chúng tôi rất tiếc Sư côThích Nữ Liên Trúc không thể đi cùng. Chiếc xe Uber từ từ rời ký túc xá; đúng giờ cao điểm, nên bị kẹt xe như những thành phố lớn khác trên thế giới. Tôi tưởng giao thông ở New York và LA kinh hồn rồi, ở đây còn kinh khiếp hơn nữa vì ai nấy chen chúc dành đường mà đi. Nó từa tựa như ở Việt Nam vậy, nhưng thay vì xe honda thì ở Ấn Độ toàn là xe hơi và đủ loại xe cộ khác. Tới nơi thì cũng đã chạm tối, bãi xe đông người chen chúc và dơ bẩnChúng tôi cũng tìm đến được chuyến xe Bus luxury theo những tấm vé mà Thầy Nhật Hoà đã mua trên mạng để đi Dharamsala. Trên chiếc xe du lịch cấp cao này, đa phần là khách du lịch thập phương, Đông Tây đầy đủ--có cả một cặp tình nhân đến từ Do Thái.
       
Từ New Delhi đến Dharamsala tốn khoảng 10 tiếng đồng hồ. Chúng tôi lên xe lúc 6:30 và 7:00 tối thì họ rời bến. Xa dần những đường phố đông đúc và bụi bặm của New Delhi, vừa ra thủ phủ hoàng hôn cũng vừa tắt, nhưng khung cảnh ngoại ô thanh bình và im ả. Đường xá ngoại thành và không gian cũng giống như ở Việt Nam, buồn và tẻ nhạc. Thấp thoáng những quán cóc bên đường. Xe chạy tới tấp qua những làng mạc nhỏ hẻo lánh và chúng tôi cũng thiếp dần trong giấc ngủ. Hơn 3 giờ sau, thì chúng tôi vừa tỉnh giấc để được nghỉ ngơi và dùng cơm tối trước khi tiếp tụcTự nhiên trong đầu, mình mường tược là sẽ có những cái quán nhỏ như bên Việt Nam vậy; nhưng không, đây là một nơi nghỉ thoáng mát và sang trọng. Xuống xe thì có nhạc Ấn Độ mở to như nhạc Mễ Tây Cơ, tự nhiên cũng hết buồn ngủ luôn. Ở đây, người ta bán quán, quà lưu niệm và thức ăn v.v... như các nước Tây phươngChúng tôi chọn một nhà hàng yên lặng vào ăn để vơi đi tiếng nhạc. Ở Ấn Độ, đa phần thức ăn là những món chay thuần tuý, ít có thịt như những nơi khác. Nên rất hợp vị, chỉ có điều là họ không có đậu hủ như ở nước ta.
        
Sau khi buổi cơm chay thanh tịnh và đạm bạcChúng tôi chơi với nhau vài trò chơi nhỏ của Gia đìnhPhật tử trước khi lên xe. Đâu đó pha lẫn tiếng cười trong điệu nhạc phấn khởi ở xứ Ấn. Hành trình 6 tiếng đồng hồ kế tiếp trong đêm khuya nên chúng tôi cũng chập chờn trong giấc ngủ.

Trời đã sáng thì xe cũng đang trên con đèo quanh co. Nhìn xuống là thấy những hố xấu, cảnh vậy xanh um tùm và không khí thì dễ chịu. Mới đó, mà xe cũng đã đến thị trấn DHARAMSALA. Sau đó chúng tôiđến với nơi Ngài Đạt Lai Lạt Ma thường trú, rất tiếc là hôm đó Ngài phải đi Âu Châu để giảng pháp. Ngồi chờ phái đoàn Thầy đi qua là lòng cũng hoan hỷ. Nếu được vào diện kiến Ngài và được Ngài thuyết giảng, tôi tin chắc là Ngài cũng ngắn nhủ cho mình và hàng Phật tử Việt Nam như những lời của anh Tâm Diệu viết trong Bài Pháp Tuyệt Vời Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Dành Cho Phật Tử Việt Nam Trên Đỉnh Dharamsala như sau:
 
Khoảng 12 giờ trưa, Ngài ra trước dinh đón gặp và tự tay trao tặng cho từng người, mỗi người một bức hình tôn trượng đức Phật thờ tại Đại tháp Bồ Đề Đạo Tràng. Sau đó chụp hình chung lưu niệm với từng nhóm trong đoàn do đoàn quá đông, và cuối cùng ngài nói một bài pháp ngắn khoảng năm phút.
 
Sau lời chào mừng ngắn gọn với đoàn Phật tử Việt Nam, ngài nói ngay rằng: 
Đức Phật không phải là đấng tạo hóa (Creator). Ngài là một con người bình thường, đã tu hành và đã giác ngộ viên mãn, và đối với đạo Phật, mọi sự mọi vật đều do nhân duyên sinh khởi, do tác động của định luật nhân quảLaw of Cause and Effect”. Ngài nói tiếp rằng “muốn đạt được hạnh phúc chân thật thì cần phải có một tinh thầnan lạc, và muốn có tinh thần an lạccần phải có tình thương và lòng từ bi (love and compassion)[1], làm sao để chúng ta phát triển được tình thương và lòng từ? Chỉ nghĩ đến cũng chưa đủ, chúng ta cần phảilàm sao để chuyển hóa tâm niệm và hành động của mình trong đời sống hàng ngày. Chìa khóa cho một thế giới hòa bình, hạnh phúc và an lạc bản thân chính là phát triển tình thương và lòng từ bi.” Ngài cũng nhắc nhở “mỗi người chúng ta đều có Phật tánh và cần nỗ lực thực hành để trờ thành vị giác ngộ như Phật đã thành”. Ngài cũng không quên nhắc nhở Phật tử Việt Nam“nên đọc và thực hành kinh Đại Bát Nhã (Mahà Prajnàpàramità Sùtra), nhất là những phẩm nói về Từ BiTrí TuệBa La Mật Đa (paramitas) và Tánh Không (emptiness)…”
        
Về với cái nôi của người Tỵ nạn Tây Tạng tại Ấn Độ, lòng mình chùn xuống và những nói năng hay suy nghĩ mông lung bổng trở thành vô nghĩa. Thôi thì, chúng tôi đã ngồi yên, tĩnh lặng và quán chiếu.


NGỒI ĐÂY ĐẤT TỊNH
Ngồi thiền trên mãnh đất thiêng
Nghe đâu vạt nắng nghiêng nghiêng vô thường
Vai tròn còn đọng hạt sương
Hơi đều thở nhẹ tỏa hương ngát lòng

Để rồi, chúng tôi thấy được rằng, mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Cái còn lại là gì nhỉ? Thôi thì uống nước, nóng lạnh tự biết vậy. Xin kính mời quý vị, đến DHARAMSALA thăm một lần trong đời cho biếtChúng tôi xin kết chúc bằng bài thơ này.

KHÔNG KHÔNG – SUNYATA SUNYATA
Tưởng rằng cõi có là không
Cõi không là có có-không bạt ngàn
Bây chừ sông núi rõ ràng
An vui tự tại buộc ràng chi mô!

Kính chúc tất cả chúng ta luôn bình an trong sáu thời, ba cõi. Xin chia sẻ một số ảnh chụp trong khuôn viên tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma và thị trấn DHARAMSALA
Tâm Thường Định
Tham khảo / Reference:
1. Tâm Diệu, (2015). Bài Pháp Tuyệt Vời Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Dành Cho Phật Tử Việt Nam Trên Đỉnh Dharamsala. Tải xuống từ https://thuvienhoasen.org/a9575/bai-phap-cua-duc-dat-lai-lat-ma-danh-cho-phat-tu-viet-nam



Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (1)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (2)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (3)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (4)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (5)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (6)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (7)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (8)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (9)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (10)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (11)Tam Thuong Dinh_An Do_2018 (12)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2012(Xem: 5824)
Quan Âm Cổ Tự (Gwaneumsa-觀音古寺) nằm phía Đông bắc dưới chân núi Halla (漢拏山), Ara-dong, Thành phố Jeju. Ngôi Cổ tự được thành lập vào thế kỷ thứ 10, vào triều đại Cao Ly ‘Goryeo’ (AD 918 ~ 1392). Trong những năm 1700, triều đình Joseon (Triều Tiên) tôn sùng Nho giáo và phế Phật vì thế Phật giáo vùng Jeju lâm vào Pháp nạn, các Tự viện bị phá hủy trong đó có ngôi Quan Âm Cổ Tự. Đầu thế kỷ 20, năm Nhâm Tý (1912) vị Pháp sư Tỳ Kheo ni An Phùng - Lệ Quán (安逢麗觀) mới tái tạo lại. Năm Giáp Thìn (1964), trùng tu nguy nga tráng lệ như hiện nay. Ngôi Danh lam cổ tự hùng tráng này là cơ sở thứ 23 của Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
19/06/2012(Xem: 2808)
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh. Những đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống. Ấy thế mà đã có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.
20/05/2012(Xem: 6637)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
02/03/2012(Xem: 3272)
Trên đường đến Linh Thứu sơn thuộc thành Vương Xá, nay là Rajgir, cách trường đại học Na Lan Đà khoảng 1500 m, đoàn chúng tôi có viếng thăm nhà kỷ niệm ngài Huyền Trang (Huyền Trang Kỷ Niệm Đường) mặc dù ngoài trời mưa vẫn còn nặng hạt...
12/02/2012(Xem: 13672)
Qua ký sự, tác giả giới thiệu những vùng đất tâm linh của Phật giáo đồng thời nói lên niềm cảm khái của mình trước các vùng đất thiêng liêng, và cảm xúc của ông về thế giới hiện đại.
11/01/2012(Xem: 8403)
Ý tưởng về một cuộc hành hương về xứ Phật là do chính Đức Phật nói ra. Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình sau khi Người từ giã trần gian. Những nơi đó là Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh; Bodhagaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nơi Đức Phật chứng đạt Giác Ngộ Tối Thượng; Vườn Nai ở Sarnath, nơi Đức Phật khai giảng bài Thuyết Pháp đầu tiên – Kinh Chuyển Pháp Luân; và Kusinara (Câu Thi Na), nơi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn...
28/12/2011(Xem: 3654)
Trong khi nhiều tôn giáo truyền thống khuyến khích tín đồ lên đường hành hương, như Đức Phật Thích Ca là một bậc thầy vô thượng mà tất cả Phật tử hướng về quy y và những giáo huấn của Ngài chúng ta thực hành một cách tốt nhất để đi theo, đối với chúng ta những thánh địa thiêng liêng nhất là những nơi Đức Phật đã giảng dạy và hành động vì lợi ích của chúng sinh. Trong khi chúng ta nên ngưỡng vọng và thăm viếng những nơi này, một cách truyền thống bốn thánh tích được xem như quan trọng nhất là: * Lâm tỳ ni, nơi Sĩ Đạt Ta sinh ra trong thế giới này như một người bình thường. * Đạo Tràng Giác Ngộ, nơi Sĩ Đạt Ta trở nên giác ngộ. * Lộc Uyển, nơi Ngài giảng dạy con đường đến giác ngộ, và * Câu thi na, nơi Ngài nhập niết bàn.
01/08/2011(Xem: 3599)
Từ 13/3 đến 28/3/1994, Viện Nghiên cứuPhật học Việt Nam đã tổ chức một đoàn chiêm bái các Phật tích tại Ấn Độ, gồm 19 người, do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu làm Trưởng đoàn, cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Phó đoàn, với Ban Thư kýgồm Hòa thượng Thích Giác Toàn và Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn. Chuyến đi được Hòa thượng Thích Chơn Thiện lúc ấy đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ Phật học tại Ấn Độ giúp sắp xếp các việc cần thiết và đề xuất kế hoạch, lộ trình chi tiết. Sau ngày thống nhất đất nước, đây là chuyến xuất ngoại dân sự đầu tiên có tổ chức của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, mở đầu cho việc hội nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo thế giới. Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo đăng tải lại dưới đây bài tường thuật do cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu thực hiện, như một kỷ niệm để tưởng nhớ ngài.
22/07/2011(Xem: 5432)
Du khách đến Dubai sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của bàn tay con người. Đó là khu vườn 65 triệu bông hoa trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.
14/07/2011(Xem: 9474)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567