Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành hương về miền hạnh phúc Bhutan

21/09/201709:11(Xem: 10297)
Hành hương về miền hạnh phúc Bhutan
 
 
blank
 
Hành hương về miền hạnh phúc
Sau hơn 3 giờ bay với hãng hàng không Hoàng gia Bhutan-Drukair từ 
Bangkok, đoàn hành hương chúng tôi tôi đặt chân tới Paro – thành phố có 
sân bay quốc tế duy nhất 
của Bhutan với sự háo hức trong tâm thế của khách hành 
hương về một đất nước Phật giáo nhỏ bé trên dãy Himalaya chưa tới 700 ngàn 
dân, nằm giữa hai nền văn hóa lớn và đông dân nhất thế giới Trung Quốc, 
Ấn Độ và đặc biệt là quốc gia duy nhất không thiết lập quan hệ ngoại giao 
với Trung Quốc.
Ấn tượng đầu tiên là trang phục truyền thống của người Bhutan, gho
 (dành cho nam) và kira (dành cho nữ) được người dân mặc mọi lúc mọi nơi
 một cách đầy tự hào. Kaysang, chàng hướng dẫn du lịch Bhutan trẻ trung 
sành điệu, dùng smartphone đời mới, đeo đồng hồ G-Shock vuốt nhẹ vạt áo 
kể về bộ gho đang mặc dệt bằng tay mà may mắn chàng được thừa hưởng
 từ ông nội. Là quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, nơi nền Phật giáo Kim cương thừa 
vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao 
trùm bởi văn hóa Tây Tạng nhưng 
 có lẽ do đóng cửa biên giới với Trung Quốc 
nên nơi đây vẫn giữ được tính thuần khiết của 
nền văn hóa truyền thống đó mà không bị lai tạp. Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ không hề 
bị tác động bởi bàn tay con người.Là vùng đất của những đền đài, tu viện nên đi đến đâu cũng thấy cờ phướn
 của nhà Phật tung bay. Người Bhutan đôn hậu nhân ái và thân thiện, 
họ suy nghĩ đơn giản và trong veo về cuộc sống, nhẹ nhàng đón nhận niềm
 vui cũng như nỗi buồn như việc tất yếu tự nhiên. Họ tinvào luật nhân quả 
và duyên kiếp, điều này khiến họ sống một cuộc sống từ bi, làm việc tốt 
cho người khác và không sát sinh.
Sau khi thấy sự gần gũi trìu mến giữa tôi với những chú chó mà tôi đã gặp, 
Kaysang cười hiền nói: “Người Bhutan tin vào thuyết luân hồi tái sinh, 
nên ở kiếp trước có thể chung' ta đã là ah em của những chú chó này”. 
Nhận xét đó làm tôi bật cười và suy nghĩ mông lung. Quả là mọi sinh linh 
đều bình đẳng trước tự nhiên, cát bụi rồi cũng trở về với cát bụi, tại
 sao con người cứ làm khổ mình và làm khổ người..
Có lẽ bởi trung thành với triết lý Phật giáo nên trên những chặng đường đã 
qua, nơi đâu tôi cũng gặp nụ cười nồng hậu chào đón, từ những cô bé ríu rít 
tới trường, bà mẹ trẻ địu con ngồi bên cửa, những người đang rảo bước, 
còn cậu bé ở Trongsa thậm chí kéo cả anh trai ra nhiệt tình mời tôi vào 
thăm nhà sau khi đã cùng đi bộ một đoạn đường, rồi nấn ná vẫy 
tay từ biệt cùng lời chúc an lành cho chuyến hành hương của tôi. 
Nhìn vào những đôi mắt nâu dịu dàng hồn nhiên ngập tràn hạnh phúc ấy,
 tôi thấy mình trở nên bé mọn khi những toan tính theo thói quen đã 
khiến tôi không thể mở lòng sớm hơn. Hạt mẩm hạnh phúc 
ngày đầu tiên đến đây đã nảy sinh và lan nhanh khiến cả chuyến đi của tôi ngập tràn 
tiếng cười như chưa từng được vui đến thế.
Bhutan không còn quá cách biệt .Sau nhiều năm tự cô lập đóng cửa với 
thế giới bên ngoài, Bhutan hiện nay đã gần hơn với thế giới văn minh, Internet, truyền hình 
Dọc theo hành trình từ Tây sang Đông len lỏi dưới những cánh rừng nguyên 
sinh, trên con đường duy nhất rộng 2,5m gập ghềnh cheo leo miệng vực nối 
2 miền đất nước, Paro, Thimpu, Punakha, Trongsa, Jakar (Bumthang) 
là những điểm tôi đã dừng chân, nơi đâu cũng ngập tràn không khí yên bình,
 trong trẻo với ngàn sắc hoa lá cỏ cây và những khung cảnh hết sức đăc biệt. 
Điểm độc đáo không đâu có của Bhutan là rất nhiều tu viện được 
xây dựng giữa lưng chừng các ngọn núi mà điển hình là tu viện Paro 
Taktsang, một trong những nơi linh thiêng nhất ở Bhutan (tên tiếng Anh: 
The Tiger’s Nest). Bumthang là điểm cuối cùng trong chuyến đi, đến bây giờ
 tôi vẫn Học sinh tới trường trong bộ gho – trang phục truyền thống Điệu
 múa mặt nạ tại lễ hội Paro 
Với thảm cỏ trải rộng, hoa cỏ mùa Xuân nở rộ, những khu rừng linh sam
 rải rác bao quanh những căn nhà tuyệt đẹp, tiếng nước chảy róc rách 
của dòng suối khi băng qua tảng đá, những lá cờ Phật giáo bay phấp phới 
trên cao, tu viện cũ với những bức tranh vẽ trên tường, bóng áo cà sa đỏ 
thư thái ung dung… tôi thấy thời gian dường như đọng lại. 
Chốn này tôi đã để lại một phần trái tim mình cho rừng núi thiêng liêng.
Email của người bạn gặp trên đường hành hương đến tu viện Tiger’s Nest đã tới.
 Bạn viết rằng mong ước một ngày nào đó được đón tôi thăm nhà, cùng nhau 
uống trà, chơi với mấy đứa con của bạn, và hẹn gặp lại nhau cùng thả mình
 trong sự yên bình trên các miền đất Bhutan. Bhutan sẽ luôn nằm trong
 nỗi nhớ của những ai có duyên đến dây dù chỉ một lần duy nhất trong đời…
Tâm Ngôn
blank
Thiền Trà
 
Núi là núi, sông là sông
Thiền là một tách trà nồng trên tay
Nước là nước, mây là mây
Thiền là hiện hữu phút giây đang là.
Tây phương vốn giữa ta bà
Khác nhau một niệm Phật ma đổi dời.
Đạo là đạo, đời là đời
Nhịp nhàng song vận không rời khỏi nhau
Nơi hạnh phúc ẩn niềm đau
Bên dòng lệ khổ có câu kinh huyền.
 
Động là động, thiền là thiền
Cái nhìn Như Thị thôi phiền nắng, mưa.
Thực tại trôi giữa đời mơ
Một dòng sương khói đôi bờ nhị nguyên
Trăng rơi xuống tách trà thiền
Ai cười vỡ mộng nơi miền tử, sinh..
 
Như Nhiên - Th Tánh Tuệ
(Bhutan Sept 2017)
blank
 
blank
Chia sẻ cùng cả nhà '' Theo Dấu Như Lai '' hình ảnh chuyến hành hương 
BHUTAN- THAILAN  Sept 06 to Sept 18 - 2017 do Thích Tánh Tuệ tổ chức.
Phái đoàn 77 người từ Mỹ, Úc, Pháp & VN .
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Leo núi lên tu viện Tiger’s Nest 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Đoàn Hành Hương đến thăm Làng mai Thái Lan. Sept 16 2017

blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
blank
blank 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 13005)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11581)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7637)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7362)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9096)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4022)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6822)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3011)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3109)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3347)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567