Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng pháp miền bắc phải như ở chùa Bằng

25/09/201516:09(Xem: 4284)
Hoằng pháp miền bắc phải như ở chùa Bằng

Chua Bang
Hoằng pháp miền bắc phải như ở chùa Bằng



Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM. Tôi vẫn nhớ mãi và sẽ chẳng bao giờ quên câu nói của mẹ tôi rằng “Ngay cả các con ở nhà cũng không chăm sóc mẹ tốt như các bạn đồng tu ở đây”. Mẹ tôi bảo “Từ nay, thay vì cho bố mẹ đi nước ngoài, các con cứ cho bố mẹ tham gia khóa tu thì tuyệt vời hơn”.

Mẹ tôi được quý thầy tặng cho pho tượng Phật. Từ ngày đó đến ngay hôm nay, bố mẹ tôi tối nào cũng tụng kinh, cũng niệm Phật. Mẹ bảo, không tung kinh không thể ngủ được. Tôi cứ nghĩ về câu chuyện của bố mẹ tôi ở 1 làng quê xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình và nguyện mong có thật nhiều, thật nhiều ngôi nhà, gia đình miền Bắc được như vậy.

Ở miền Nam có rất nhiều ngôi chùa tổ chức các khóa tu như nơi chùa Hoằng Pháp nhưng với quy mô nhỏ hơn, với mức độ thường xuyên ít hơn. Tuy nhiên quý Phật tử trong Nam có khá nhiều lựa chọn và cơ hội được tham gia các khóa tu, được nghe pháp thoại mỗi tuần. Mừng muốn khóc.

Ở miền Bắc, do hoàn cảnh của đất nước, rất nhiều ngôi chùa bị phá hủy, nhiều chùa không có quý sư mà chỉ có ông từ trông nom và Phật tử tự rủ nhau đến tụng kinh ngày rằm mồng một. May thay gần đây đã xuất hiện những vị thầy tâm huyết với hoằng pháp, xuất hiện những ngôi chùa có các khóa tu  cũng xếp vào hàng “chẳng kém miền Nam”. Chuyện thật là khó tin nhưng là sự thật. Chúng ta không mơ đâu, thật mà.

Một ngôi chùa tôi muốn nói đến trong bài viết này là chùa Bằng của thủ đô Hà Nội. Chùa nằm ngay cửa ngõ phía Nam, nơi có khá nhiều dân cư sinh sống và đường đến chùa khá thuận tiện. Chùa lại là di tích từ thời xưa nên có khả năng thu hút Phật tử rất tốt. 

Đầu tiên tôi muốn nhắc đến Bảo tháp Báo Ân, công trình kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý, được xây dựng nhân lễ kỉ niệm 350 năm ngày đại trùng tu chùa Linh Tiên lần đầu tiên (1654-2004). Đây thật sự là một di tích quý giá, một công trình nổi tiếng từ thủa xưa. Với chiều cao kỷ lục 54,66m (tính từ mặt tháp lên ngọn tháp), đạt kỷ lục Tháp Phật giáo cao nhất Việt Nam năm 2007. Năm 2010, tháp xác lập kỉ lục Việt Nam lần 2 với tiêu chí Tháp có nhiều tượng Phật bằng đồng nhất Việt Nam với 104 tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng ngồi trên bệ đá. Đứng từ xa, trên đường từ nhiều hướng chúng ta đã có thể nhìn thấy Bảo tháp rồi. Tôi luôn nghĩ trong đầu, Bảo tháp như ngọn hải đăng lôi hút Phật tử, nhất là giới trẻ về đây tu học.

Tôi đã đến chùa Bằng vài lần, trong đó có một lần được mời đến hướng dẫn vài trăm bạn trẻ cho khóa tu 1 ngày. Một ngày mà nhớ mãi. Nhớ nhất là tấm lòng của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm và sự khát khao tu tập của các em sinh viên Thủ đô. Tôi ấn tượng vô cùng khi các em cứ hỏi tôi, bao giờ sẽ có khóa tu tiếp theo. Thương lắm. Yêu lắm. Vui lắm. Bởi xưa nay, các bạn trẻ miền Bắc không được khuyến khích đến chùa, thậm chí có khi còn bị cha mẹ và người lớn cấm! Nghe mà não ruột não lòng.

Bạn có biết ở chùa Bằng có bao nhiêu quý Thầy không ạ. Xin thưa là 3. Ở miền Bắc số lượng sư tại các chùa vẫn rất rất ít. Tôi cũng luôn hỏi lòng mình tại sao lại tăng tài phía Bắc lại ít đến vậy. Có cách nào để có thêm nhiều quý thầy quý sư cô hay không. Hoặc có cách nào vận động quý sư từ miền Nam và miền Trung ra Hà Nội và các tỉnh phía Bắc phụng sự hay không. Bởi đã xuất gia tức đã phụng sự cả đời cho Phật Pháp và Tăng thì ở đâu mà chẳng được. Miễn là các tỉnh phía Bắc thật sự chào đón (trong đó có cả Giáo hội, chính quyền địa phương và nhân dân.)

Chùa bằng có Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm trụ trì. Tôi muốn nói rằng Hòa thượng là một trong những quý thầy tâm huyết nhất với giới trẻ mà tôi được biết. Nhớ lại khóa tu mùa hè vừa rồi, chỉ sau 3 ngày công bố có khóa tu mà đã có đến 500 bạn trẻ đăng ký tham dự. Ai cũng cảm nhận được cái tâm của Hòa thượng. Mở khóa tu chỉ mong sao có đông người đăng ký. Cá nhân tôi thì đặc biệt quan tâm đến các khóa tu dành cho giới trẻ. Mà khóa tu này đã thành công và mang lại những lợi ích thiết thực và rõ ràng vô cùng. Tâm sự với những bạn từ khóa tu trở về thấy em nào cũng hạnh phúc và đổi thay.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm quá nhiều việc. Hòa thượng lại là đại biểu Quốc hội nên quỹ thời gian họp cũng đã lấy đi của Hòa thượng rất nhiều rồi. Thời gian còn lại còn phải lo cho biết bao nơi, biết bao ngôi chùa ở bao miền đất, bao nhiêu là khóa tu. Ấy vậy mà cá nhân tôi gặp Hòa thượng lần nào cũng thấy Hòa thượng rất nhẹ nhàng, cười tươi, thư giãn và bình an. Tôi cứ nghĩ, nếu không tu cao, khó có thể nào có tâm đẹp đến như vậy được.

Nhiều bạn tôi gọi điện và email nói rằng Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm vật lộn với giới trẻ. Từ VẬT LỘN tôi nghe từ nhiều người và nhiều lần. Thật lj. Tôi vui vô cùng. Nếu giới trẻ được quan tâm, được ưu tiên như vậy, tương lai Phật giáo miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung sẽ là tươi sáng. Sao mà có thể không vui.

Mấy lần đến chùa Bằng tôi được nghe kể về sự quan tâm của Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm với từng bữa ăn của các tu sinh. Chuyện rất nhỏ đúng không ạ. Hòa thượng rất chú tâm đến đầu vào của thức ăn phục vụ các khóa tu, rằng thức ăn phải tươi, phải sạch, phải đảm bảo vệ sinh, phải đủ dinh dưỡng. Bộ máy giúp việc phần lớn là cư sỹ và đã hiểu ý Thầy, đã làm rất tốt. Đúng tinh thần “Có thực mới vực được đạo”.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện ngày xưa thời đức Phật. Có bác nông dân đến nghe pháp muộn, Phật hỏi bác đã ăn gì chưa, bác bảo chưa. Phật bảo mang thức ăn ra cho bác ăn rồi mới bắt đầu buổi thuyết pháp. Ngài Annan còn thưa rằng nên bắt đầu vì mọi người đang chờ đợi. Vậy mà Phật vẫn quan tâm đến bác nông dân kia và khi no bụng bác yên tâm nghe pháp cùng tứ chúng. Câu chuyện này làm tôi nhớ mãi suốt cả chục năm nay.

Bạn đã bao giờ được nghe Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm ban đạo từ chưa. Nếu chưa, tôi khuyên bạn tìm lấy cho mình một cơ hội, hoặc trực tiếp, hoặc trên internet. Lợi ích của Phật tử luôn được Hòa thượng đặt lên trên cùng. Nghe mà thấm lắm, ngấm lắm, nghe mà thấy những từ những chữ, những chỉ dạy như ngấm vào khắp 70 ngàn tỷ tế bào trong cơ thể vậy. Còn gì quý giá hơn nữa ạ.

Tôi tự nhiên nhớ đến giới đàn năm 2014 vừa rồi. Giới đàn được Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm tổ chức rất nghiêm trang, rất long trọng, vô cùng ấn tượng và ý nghĩa. Bất cứ ai được tham dự cũng đều xúc động và ghi tâm khắc cốt. Họ đều mong được chứng kiến một giới dàn nữa trong tương lai. Và luôn hỏi tôi, “Bao giờ sẽ có nữa à anh Hùng”

Cá nhân tôi luôn nhớ mãi chùa Bằng với các khóa tu dành cho thanh thiếu niên. Quý hóa lắm. Với nguồn nhân lực tăng tài chỉ là 3 quý thầy mà có thể tổ chức các khóa tu nhiều như vậy tôi thật sự, thật sự khâm phục. (và chắc bạn cũng thế).  Tôi cũng chưa biêt bí quyết nằm ở đâu. Một anh bạn của tôi bảo “Lúc nào anh gọi điện xin đến uống trà với Hòa thượng mà tìm hiểu. Hay lắm đấy.”

Tôi lại muốn quay lại với tòa tháp Bảo Ân nơi chùa Bằng. Tháp được  xây dựng trong 7 năm và hiện tháp lưu giữ 104 pho tượng Đức Thích Ca bằng đồng. Tôi như thấy rất rõ rằng sự hiện hữu của Bảo tháp Báo Ân là kế thừa ý nghĩa của Tháp Báo Thiên thời Lý (một trong “An Nam Tứ Đại khí”) do Thiền Sư Không Lộ đúc, bao gồm: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tượng Quỳnh Lâm (tượng Di Lặc) và vạc Phổ Minh. Ôi, Phật pháp đang được giữ gìn và phát triển thật rồi. Chúng con vui lắm Phật ơi.

Tôi ngồi và nhớ lại khóa tu 1 ngày cho các em sinh viên Hà Nội năm ngoái. Tôi đã hướng dẫn và cùng các em đi thiền hành trong sân, vườn. Chúng tôi đi quanh tháp Báo Ân và thiền hành quanh khu vường rất đẹp, ngắm và thưởng thức 18 pho tượng La Hán ngồi thẳng hàng, rất sinh động và rõ nét. Rồi tôi còn nói chuyện với các em về từng bức tượng này. Mỗi tượng đều thể hiện đầy đủ sắc thái, cảm xúc khác nhau về những nỗi đau, sự khổ ải đè nặng lên kiếp sống hàng ngày của chúng sinh đang trầm luân trong luân hồi sinh tử. Các bạn trẻ bất ngờ khi biết rằng những pho tượng này được kiến trúc theo dáng mẫu của các vị La Hán chùa Tây Phương, ngôi chùa cổ ở Việt Nam và đó cũng chính là những vị Đại Đệ tử của Đức Phật qua các đời, theo sự truyền đăng của Thiền Tông.

Chúng tôi cũng đã thiền hành nơi Quan Âm viên, được tôn trí bởi 45 pho tượng khác nhau: chính thân, 32 hóa thân theo phẩm Phổ Môn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa và 12 đại nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.Thầy trò chúng tôi đã bước những bước rất chậm rãi, thảnh thơi. Tất cả cùng chú tâm vào từng bước chân, từng hơi thở. Tất cả như được hòa mình vào tinh thần cứu khổ, ban vui của Bồ Tát Quán Thế Âm cho tất cả chúng sinh trong thế giới này. Những pho tượng này giúp cho các bạn thanh thiếu niên thưởng thức trọn vẹn tinh hoa văn hóa của nghệ thuật tạc tượng Việt Nam hiện nay và Phật Pháp ngấm sâu hơn vào thân và tâm của các bạn.

Ngồi nghĩ về những khóa tu danh cho các bạn trẻ nơi chùa Bằng tôi mơ về những khóa tu diễn ra khắp mọi nơi trên cả nước. Tôi cũng mong chính quyền các cấp ủng hô và tạo điều kiện cho các khóa tu này. Bởi các em tu thì sẽ sống tốt, sống thiện. Điều này có lợi cho mỗi gia đình, mỗi địa phương và cả dân tộc Việt Nam. Tôi muốn rằng các tỉnh còn rất khó khăn khi cấp phép các khóa tu (như Thái Bình quê tôi chẳn hạn) rồi nay mai cũng hiểu được giá trị của Đạo Phật để rộng lòng thương giới trẻ, thương tương lai của chính họ.

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng chiếc thống đá dùng ngâm gạo làm oản cúng Phật trong chùa Bằng. Trên thân thống được khắc chữ “TÂM” to, dưới viết các bài kệ dạy đệ tử tỏ ngộ tâm tông của Phật tổ do Thiền sư Bất Trược Thủy - Tự Như Liên soạn:

Dũng trung tịnh thuỷ nguyệt ảnh tiềm

Nhân nhân bả trốc bất hội nguyên

Nhược nhân ngộ đắc chân như tính

Thượng kiến Như Lai phúc tuệ viên

Dịch rằng:

Trong thống nước thanh tịnh, trăng chìm

Cội nguồn chẳng biết đi tìm uổng công

Chân như ai ngộ tính không

Vê tròn phúc tuệ nối dòng Như Lai

Mong lắm những ngôi chùa có những khóa tu. Mong lắm những khóa tu dành riêng cho giới trẻ. Mong lắm tâm của các quý thầy quý sư cô. Mong sự rộng lòng của lãnh đạo và chính quyền các cấp của các tỉnh thành trên cả nước. Và mong sự ủng hộ của hơn 90 triệu dân Việt Nam vốn có truyền thống Đạo Phật tuyệt vời từ xa xưa. Mong cho tất cả tứ chúng cùng nhau chung tay, góp tâm, góp sức để “vê tròn phúc tuệ nối dòng Như Lai”. Có vê được tròn hay không, có nối được dòng hay không là nhờ bạn, nhờ tôi, nhờ mỗi chúng ta, tất cả chúng ta./.

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2011(Xem: 12964)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11546)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7583)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7330)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9079)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 3998)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6786)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3000)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3094)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3337)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567