Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bhutan- nơi trời đất giao hòa

25/09/201515:41(Xem: 8056)
Bhutan- nơi trời đất giao hòa
 
 
blank
Bhutan- nơi trời đất giao hòa.. 
(Bhutan - The harmony place between haven and earth)
 
                   Với dân số ước tính khoảng 700.000, Bhutan là một trong những quốc gia cô lập nhất trên thế giới; những ảnh hưởng nước ngoài và ngành du lịch bị nhà nước quản lý để bảo tồn nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Đa số người Bhutan hoặc học tại trường Phật giáo Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc trường Nyingmapa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha (dịch nghĩa "ngôn ngữ của dzong"). Bhutan thường được miêu tả là nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.
 
Một số thông tin thú vị về đất nước Bhutan:

Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm. Nằm ở phía đông dãy Himalaya, lọt thỏm giữa Tây Tạng và Ấn Độ, đối với thế giới bên ngoài, vương quốc Phật giáo Bhutan được coi là một Shangri-La (thủ phủ của khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc) thời hiện đại, do nguồn gốc văn hoá của đất nước này bắt nguồn từ văn hoá cổ Tây Tạng. Dấu ấn Phật giáo và nguồn gốc tôn giáo Tây Tạng có thể được nhìn thấy từ bất cứ nơi đâu trên khắp đất nước Bhutan.
 

Bhutan không ồ ạt phát triển ngành công nghiệp du lịch. Mỗi năm, chỉ có một số lượng rất hạn chế du khách được nhập cảnh. Đây là nơi mà hạnh phúc được coi là giàu có, nơi túi nilon và thuốc lá bị cấm, và ai cũng mặc trang phục truyền thống. Bhutan nổi tiếng vì chính sự vô danh, bí ẩn và truyền thống của mình.
 

Tại Bhutan, dịch vụ du lịch được quản lý khá đồng bộ và chuyên nghiệp, đất nước này không khuyến khích bạn tự do khám phá đất nước họ mà không có người hướng dẫn. Bù lại, các tour du lịch được tailor – made (thiết kế) theo ý bạn một cách linh động nhất. Chỉ khi có visa và lịch trình tour dự kiến, bạn mới có thể đặt được vé máy bay của hàng không Bhutan (DrukAir), là hãng hàng không duy nhất được phép bay vào Bhutan. Các chuyến bay chỉ có từ 2 địa điểm là Bangkok (Thái Lan) và Kolkata (Ấn Độ), cũng là điểm dừng bắt buộc của chuyến bay từ Bangkok.
 

Mùa du lịch cao điểm là tháng 3 – 4 và nhất là mùa lễ hội từ cuối tháng 9 đến hết tháng 11 hàng năm. Thông thường, do chính sách phát triển du lịch bền vững của Bhutan với lượng khách được duy trì không vượt quá công suất phục vụ, khách du lịch muốn đến thăm Bhutan thường đặt tour trước vài tháng (chắc chắn hơn cả là trước 6 tháng cho mùa du lịch tháng 9).
 

Người Bhutan trông vẻ ngoài khá giống người Tây Tạng. Họ vẫn luôn mặc trang phục truyền thống của mình (gho cho nam giới, kira cho nữ giới) trong cuộc sống hàng ngày, nhất là đối với giới công chức và học sinh, sinh viên.
 

Là một đất nước Phật giáo, hình ảnh các nhà sư ở mọi lứa tuổi có thể được bắt gặp ở bất cứ đâu tại Bhutan. Trẻ em trai trong độ tuổi từ 6 – 9 đã bắt đầu cuộc sống tu hành trong các ngôi chùa, nơi các nhà sư được học ngôn ngữ cổ của kinh Phật, ngôn ngữ gốc của Bhutan và tiếng Anh. Các trẻ em này sau này có thể chọn lựa cho mình một trong hai con đường: học giáo lý nhà Phật và trở thành nhà sư, hoặc với đa số, là thấm nhuần về giáo và sống cuộc sống bình thường với đức tin của riêng mình.
 

Đất nước nằm dưới chân dãy núi Himalaya xa xôi còn giấu trong mình biết bao bí mật chờ thế giới khám phá.
 

Bhutan nằm đệm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, nhiều thế kỷ cắt đứt mối liên lạc với thế giới. Ngày nay, trong khi các quốc gia láng giềng phát triển và thay đổi rất nhanh, Bhutan vẫn kiên trì đi theo đường lối cũ: bảo vệ triệt để các di sản văn hóa và đời sống hoang dã cổ xưa.
  • Nhà nước không thống kê GDP mà thống kê chỉ số hạnh phúc của nhân dân.
  • Cả nước không có rượu và thuốc lá.
  • Giao thông không cần đèn chỉ dẫn vì tự biết nhường nhau.
  • Nếu xe cộ lỡ chẹt chết con vật nào trên đường thì sẽ dừng lại và cầu nguyện cho con vật đó.
  • Mọi người đều mặc quần áo truyền thống nên không có khái niệm “sành điệu”.
  • Người dân chủ yếu ăn chay và uống sữa dê, bò.
  • Khi đoàn Việt Nam đi mua sắm, có người xách hộ đồ cho bạn về khách sạn và cất vào tủ trước. Người bạn đó về đến khách sạn, không thấy đồ, tưởng là bỏ quên nên gọi điện tới cửa hàng. Chủ cửa hàng vội cho ngay người mang một túi đồ khác tới khách sạn. 
blank
Điều gì lưu dấu
Rồi những ngày xuân hiền hòa, ấm áp và những phút giây hào hứng của hạnh phúc sẽ 
không còn. Tiền bạc… danh vọng… quyền lực… tất cả với ta cuối cùng cũng trở thành 
vô nghĩa!! Vậy điều gì là thật sự quan trọng lưu lại dấu ấn của ta?
 
Quan trọng không phải là những thứ mình mang theo bên mình, 
mà là những gì mình đã đóng góp cho tha nhân...
 
Quan trọng không phải là những thứ mình nhận được, 
mà là những gì mình đã cho đi...
 
Quan trọng không phải là những thứ mình học được, 
mà là những gì mình đã giúp người khác…
 
Quan trọng không còn là năng lực của mình, 
mà là những gì mình đã cư xử với mọi người xung quanh...
 
Quan trọng là những khoảnh khắc cử chỉ, thái độ mà mình đã vô tình hay cố ý khắc ghi trong lòng 
người khác, khi mình cùng chia sẻ với họ những lo âu, phiền muộn, khi mình an ủi và làm yên lòng họ 
bằng cách riêng nào đó của mình,hay chỉ đơn giản là một nụ cười hoan hỉ hay một cái nắm tay, 
một đỡ nâng cho một người khỏi ngã...   
 
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu, 
mà là họ nhớ gì về mình  - cả tốt lẫn xấu -  
 
Quan trọng không phải là mình quen biết nhiều người, 
mà là bao nhiêu người sẽ nhớ khi họ mất bạn trong đời.
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương 
& sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống… 
 
blank
Vân Du
 
Ta về bên đỉnh gió
Làm bạn với mây ngàn
Nghe đất trời mở ngõ
Hiện giữa lòng thênh thang.
 
Ta cùng mây du thủ..
Sau một ngày rong chơi
Kết mây làm gối ngủ
Buồn, vui.. bỏ bên đời..
 
Như Nhiên 
(Thích Tánh Tuệ)
Bhutan Sept 2015
blank
blank
blank
 
Chia sẻ cùng cả nhà '' Theo Dấu Như Lai '' hình ảnh chuyến hành hương BHUTAN- THAILAN
Sept 08 to Sept 22 2015  Thích Tánh Tuệ tổ chức
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Thăm viếng thủ đô Thimphu BHUTAN ( Thimphu tour, visiting Temple.)
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
Tham quan Punaka Zong ,Chime Lakhang.
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
- Tham quan vùng đồi núi Chiangmai - ThaiLand
blank
-Chùa Cực Lạc Giới Việt Nam tại - ThaiLand
blank
 
 Chùa Trắng - ChiangRai ThaiLand
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
Chùa tại và Tam Giác Vàng - ThaiLand
blank
 
blank
 
blank
 
Ý kiến bạn đọc
06/04/201906:03
Khách
Would you please add my name to your email list. Thanks. Blessings.
Regards,
Steven
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 5599)
Kinh hành tưởng niệm nơi giam giữ Vua Tần Bà Sa La (Bình Sa Vương) một ông vua Phật tử đầu tiên trong những ngày đầu giáo hóa của Đức Phật Thích Ca, người đã dâng cúng Tịnh Xá Trúc Lâm (Venuvana or Bamboo Grove) và ủng hộ nhiều công trình Phật sự khác.
19/06/2013(Xem: 4861)
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006)
19/06/2013(Xem: 8290)
Bảo Tháp tưởng niệm nàng Tu Xà Đa (người dâng bát sữa cúng Phật)
19/06/2013(Xem: 6102)
Cư Sĩ Tu Đạt người cúng dường Tịnh Xá Kỳ Viên cho Đức Phật và Tăng Đoàn Cư Sĩ Tu Đạt là một tỷ phú thành xá vệ (Sravasti), người hay chu cấp vật chất cho người người nghèo khổ cô độc.
19/06/2013(Xem: 8648)
Tôn Giả Ungulimala trước khi xuất gia và đắc giả A La Hán từng nổi tiếng là một kẻ ác nhân, từng chắt đứt 999 ngón tay của người khác trong một quyết tâm muốn học đạo, nhưng khi gặp Phật được ngài cảm hóa, Ungulimala đã được độ và tu tập, cuối cùng chứng đạt đạo quả A La Hán.
19/06/2013(Xem: 9673)
Thành Tỳ Xá Ly là một thánh tích khá quan trọng trong lịch sử PG, vì chính nơi này Đức Tôn Giả A Nan nhập diệt, là nơi Đức Phật đã cho phép Di Mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề và 500 cung nữ chính thức được dự vào hàng ngũ đệ tử xuất gia.
19/06/2013(Xem: 7468)
Phế Tháp thờ Xá Lợi của Đức Phật do Vua A Xà Thế tạo dựng tại thành Tỳ Xá Ly (Vaishali) để phụng thờ xá lợi Phật được thỉnh về từ Kusinagar.
19/06/2013(Xem: 7374)
Cũng nằm trong khu rừng Sa La ngày xưa, cách nơi Phật nhập diệt gần 2 cây số, Nay là thị trấn Kushinagar, cách Gorakhpur khoảng 50 cây số, thuộc tiểu bang Uttar Pradesh, Bắc Ấn Độ.
19/06/2013(Xem: 7648)
Hình ảnh của phái đoàn tại Phế tích Kỳ Viên Cấp Cô Độc.
19/06/2013(Xem: 11139)
Đức Phật cùng các đệ tử của mình đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) tại khu vườn này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]