Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày 6: thăm Hamburg, Đức (Hình ảnh TT Nguyên Tạng và Phật tử Tu Viện Quảng Đức ghé thăm Sư Bà Diệu Tâm và Chùa Bảo Quang Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc (tháng 8-2016))

06/08/201506:31(Xem: 9264)
Ngày 6: thăm Hamburg, Đức (Hình ảnh TT Nguyên Tạng và Phật tử Tu Viện Quảng Đức ghé thăm Sư Bà Diệu Tâm và Chùa Bảo Quang Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc (tháng 8-2016))


hanh-huong-chau-au-5-8-2015-244


hanh-huong-chau-au-5-8-2015-288



Sáng ngày 5-8, sau khi điểm tâm, chúng tôi rời Hà Lan và cũng với phương tiện xe bus, chúng tôi đến Hamburg, Đức quốc. Mục đích đến nơi này là để viếng thăm Chùa Bảo Quang do Sư Bà Diệu Tâm khai sơn và nay do Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm trụ trì. Đối với Sư Bà Diệu Tâm, tôi có một chút duyên, một chút kỷ niệm nên lòng cũng nôn nao. Đó là vào năm 2003, Tu Viện Quảng Đức tổ chức lễ Khánh Thành, phái đoàn của Sư Bà từ Đức sang gồm có 5 vị. Đêm đó 1g30 khuya Thầy Trụ Trì đi đón Sư Bà, tôi vẫn còn thức làm việc, chợt nghĩ phái đoàn đến khuya như vậy chắc đói bụng lắm, nên tôi đã xuống bếp chuẩn bị rau và nước sôi để khi phái đoàn về có đói thì ăn mì gói. Và thật may, khi về đến nơi Thầy Trụ Trì kêu tôi lấy mì cho phái đoàn dùng thì tất cả đã sẵn sàng. Tôi nhớ Sư Bà hỏi tôi tên gì, tôi trả lời: “Con tên Nguyễn Ngọc Yến, pháp danh Thanh Phi” Sư Bà cười và nói: “À, Yến Phi”, tôi cười nghĩ rằng có lẽ Sư Bà ghép tên và pháp danh của tôi. Nhưng hôm sau tôi kể cho Hoài là một Phật tử thân quen với Sư Bà nghe, Hoài mới nói cho tôi biết là lúc trước có một Phật tử tên là Yến Phi tự thiêu ở Nha Trang. Có lẽ khi nghe tên và pháp danh của tôi Sư Bà chợt nhớ đến người Phật tử đó mà buột miệng nói như vậy. Còn chút duyên tôi có được với Sư Bà là khi Sư Bà rời Melbourne, Sư Bà có để quên một cái áo vạt hò, tôi đã xin giữ lại, rồi từ Sydney Sư Bà đã gởi cho tôi cái quần để cho đủ bộ. Bộ đồ của Sư Bà tôi mặc thật vừa, những mong nhờ phước của Sư Bà để có thể sớm dứt bỏ nợ trần nương nhờ vào cửa Phật, nhưng nghiệp xưa quá nặng, bộ đồ của Sư Bà vẫn còn nguyên và tôi vẫn còn nguyên là một Phật tử còn lòng thòng nợ con, nợ cháu... Gặp lại Sư Bà, Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm cùng chị Mai tôi rất vui. Sau khi Phái đoàn đã tề tựu trong chánh điện, Thầy Nguyên Tạng cho tụng một thời kinh ngắn, tặng quà, cúng dường cho Sư Cô Trụ Trì và được Sư Cô đáp lại lời chúc nguyện bình an cho phái đoàn. Hôm đó Sư Cô đã đãi cho Thầy trò chúng tôi một bữa cơm ngon, nhất là được ngồi dưới bóng mát của chiếc rạp vừa mới được dựng cốt để che mát cho phái đoàn, bên cạnh đó là dòng sông nhỏ với những tàng cây lớn bên bờ, khiến cho không ít người nhớ về quê nhà VN. Trong tác phẩm “Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp chùa Việt trên đất khách” tác giả Văn Công Tuấn đã viết “…miếng đất lại nằm kề sát ngay dòng sông thơ mộng, nhánh sông tuy nhỏ nhưng gợi Sư Bà trụ trì Diệu Tâm nhớ lại ngôi chùa Bảo Thắng, cũng nằm cạnh một dòng sông ở Phố Cổ Hội An, nơi Sư Bà lúc tuổi còn rất trẻ đã xuống tóc thế phát.”  Và đây là một trong những yếu tố khiến Sư Bà đã quyết định chọn để xây dựng Chùa Bảo Quang bên cạnh dòng sông này. Không phải ai cũng có duyên may trên đất khách quê người mà có thể được ở nơi chốn giống quê nhà. Sư Bà thật có phước duyên.

Sư Bà rất yếu, đi phải có người dìu đỡ, nhưng Sư Bà cũng tiễn đưa phái đoàn ra tận ngoài đường, thật là cảm động. Chắp tay lạy chào giã biệt Sư Bà, không biết còn có dịp gặp lại không? Chúng con chân thành cảm ơn Sư Bà, cảm ơn Sư Cô và quý Phật tử đã cho phái đoàn một bữa ăn no với nhiều món ngon. Và còn gởi quà cho nữa.
(kính m
ời xem tiếp bài tường thuật hành hương 10 quốc gia Âu Châu của Tu Viện Quảng Đức)



hanh-huong-chau-au-5-8-2015-381hanh-huong-chau-au-5-8-2015-383hanh-huong-chau-au-5-8-2015-384hanh-huong-chau-au-5-8-2015-386



Lời Thơ Kính Dâng Sư Bà Diệu Tâm
Khai Sơn Chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc



Hàng cây rủ nhánh là đà
Bên dòng sông nhỏ thấy mà nhớ quê:
Quê nhà xứ Quảng, năm tê
Có người con gái tóc thề ngang vai
Tuổi xuân mà đã bi ai
Thương người gian khổ nạn tai cơ cầu
Thế rồi Cô đã cúi đầu
Khẩn xin Cha Mẹ ngõ hầu xuất gia
Thương con chẳng nỡ lìa xa
Nhưng vì Cô quyết nên Cha thuận lòng
Và rồi bên cạnh dòng sông
Chùa làng, Bảo Thắng- Cửa không Cô vào
Diệu Tâm, pháp hiệu được trao
Đàm Minh Sư phụ đạo cao đức hiền.
Qua bao năm tháng triền miên
Chẳng nề lao nhọc, chẳng phiền khó khăn
Trau giồi kinh luận giới răn
Nay đây mai đó siêng năng giúp đời…
Đổi thay vận nước, chơi vơi
Vâng lời Sư Phụ nên rời quê hương
Quê người xứ Đức lên đường
Xa Thầy, xa bạn nhớ thương vô vàn
Trời Âu, chốn lạ gian nan
Khởi công xây dựng Bảo Quang Phật Đường
Ngôi “Nhà” bé nhỏ thân thương 
Vun bồi lý đạo, giúp người tai ương
Khó khăn vất vả khôn lường
Nhưng người Tu nữ thẳng đường tiến lên
Vượt bao chướng ngại chênh vênh
Bảo Quang Ni Tự dựng lên rỡ ràng
Chùa Âu cảnh giống chùa làng
Cũng bên sông nhỏ có hàng cây xanh.
Giờ đây tuổi đã bảy lăm
Thân người có yếu nhưng tâm chẳng sờn
Truyền trao đạo lý nghĩa nhơn
Cho hàng đệ tử keo sơn một lòng
Quyết tâm theo hạnh Tổ tông
Trời Âu xứ lạ cố công hoằng truyền
Như Lai giáo pháp thâm- huyền
Người người cùng hiểu, tâm nguyền tấn tu
Từ đây Đông Hạ Xuân Thu
Sư Bà mãn nguyện tịnh tu, mỉm cười…


 Melbourne 22-1-2016


Đệ tử Thanh Phi

(Cảm tác khi nghe Tiểu sử của Sư Bà trong CD 
“Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe-Chùa Việt trên đất khách”
Của Tác giả Văn Công Tuấn.)


hanh-huong-chau-au-5-8-2015-376
hanh-huong-chau-au-5-8-2015-473
hanh-huong-chau-au-5-8-2015-453hanh-huong-chau-au-5-8-2015-461
hanh-huong-chau-au-5-8-2015-487

hanh-huong-chau-au-5-8-2015-675

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2011(Xem: 5949)
Du khách đến Dubai sẽ được chiêm ngưỡng một tác phẩm tuyệt vời của bàn tay con người. Đó là khu vườn 65 triệu bông hoa trong khí hậu khắc nghiệt của sa mạc.
14/07/2011(Xem: 12608)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
09/07/2011(Xem: 12534)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 6756)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 9121)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4713)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 3950)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 18592)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 12470)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 5276)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]