Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đất Phật Hồn Xưa, Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 2002,

11/12/201408:27(Xem: 5695)
Đất Phật Hồn Xưa, Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 2002,
Dai Thap Giac Ngo
ĐẤT PHẬT HỒN XƯA
Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 2002
Thích Giác Nguyên



LỜI ĐẦU SÁCH

Ấn Độ là chiếc nôi minh triết và cũng là quê hương của Phật giáo. Từ ngàn xưa đã xuất hiện nhiều bậc vĩ nhân, thắp lên ánh sáng phương Đông, chiếu rực trên vòm trời tư tưởng tâm linh và học thuật sâu thẳm nhất của loài người. Thật vậy, tại đất nuớc này, vào thế kỷ thứ bảy (624) trước Tây lịch (TL), Đức Thích-ca Mâu-ni ra đời vì lợi ích và an lạc cho đa số, trong đó có chư thiên và loài người mà ngài nỗ lực tu hành chứng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. 

 

Ngài khai sáng Đạo Phật, một Đạo Tỉnh thức, lấy tình thương hóa giải hận thù, lấy trí tuệ làm nền giác ngộ và giải thoát, sống bình đẳng, vô ngã, vị tha. Nhờ vậy không những con người mà ngay cả loài vật đều được cảm hóa, lánh dữ làm lành, vơi bớt khổ đau, chuyển đổi nghiệp lực vô minh, trở về nếp sống Chân Thiện Mỹ.

Ngày nay, khắp nơi trên thế giới, Đạo Phật đã được nhân loại chấp nhận như nguồn sống tâm linh, là tàng cây cổ độ để cho muôn loài tựa nương bóng mát. Tôi được duyên lành, lên đường Tây du Ấn Độ, chiêm bái bốn chỗ Động Tâm (*) và các Thánh tích khác của Phật giáo vào đầu năm 2002.

Suốt hơn một tháng ngược xuôi, tìm dấu chân xưa, tìm về đất Phật, tìm lại dư hương ngày cũ mà đức Thế tôn cùng giáo đoàn của Ngài đã dong ruổi trên mọi nẻo đường sanh tử, để hoằng dương Chánh pháp. Lòng tôi trào dâng niềm cảm xúc khi quỳ trước bảo tháp Giác Ngộ uy nghiêm, hoặc ngậm ngùi khi nhìn thấy những Thánh địa hoang tàn đổ nát bởi thời gian và con người tàn phá.

Nhiều đêm thao thức, tôi tự hỏi: Vì đâu Phật giáo so với các Tôn giáo khác tại Ấn Độ sớm suy tàn mà không gượng nổi? Trong khi tại Việt Nam hoặc Trung Quốc cũng đã bao lần xảy ra Pháp nạn nhưng rồi sau đó phục hồi một cách nhanh chóng. Đó là điều mà mọi người con Phật khắp năm châu bốn biển cần quan tâm suy gẫm. Thiết tưởng chúng ta là những người con Phật, là “Sứ giả Như lai” phải gánh lấy trách nhiệm, vì đã vô tình hay cố ý làm phai mờ Chánh pháp. 

 

Hoặc do tiêu cực trong định luật vô thường mà không nỗ lực phục hưng gìn giữ những thánh tích của Phật giáo. Hoặc quá nhu nhược để các thế lực ngoại đạo, ngoại lai áp bức, đánh phá hủy diệt, để rồi bây giờ ĐẤT PHẬT chỉ còn lưu lại chút HỒN XƯA!

Nay tôi góp nhặt những gì tai nghe mắt thấy, ghi vào kỷ niệm một chuyến đi, làm món quà nho nhỏ dâng tặng những ai muốn tìm hiểu về xứ Phật mà chưa có dịp tham quan chiêm bái. Tôi có tham khảo và trích dịch một ít tư liệu tiếng Anh, tóm rút một số Kinh văn và những tác phẩm tiếng Việt đã xuất bản truớc đây, ngõ hầu khơi dậy chút HỒN XƯA trên ĐẤT PHẬT. 

Kính lạy đức Thế tôn chứng minh. Kính mong chư vị tác giả, nhiếp ảnh gia, thiện hữu tri thức, niệm tình hoan hỷ cho phép việc trích dịch này.

Xin chân thành cảm ơn tất cả những người Phật tử thân thương đã trợ duyên cho tôi trong chuyến đi, cũng như giúp công việc hoàn thành tác phẩm.

Nguyện cầu Tam bảo Từ bi gia hộ cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc; bốn ơn, ba cõi đều được thấm nhuần hương vị Chánh pháp của Như lai. (*)

Sài Gòn, Ngày Phật Đản, PL. 2546
Mạnh Hạ, Nhâm Ngọ - 2002
THÍCH GIÁC NGUYÊN


1) Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nơi Phật đản sanh.
2) Bồ-đề Đạo tràng (Bodh-gaya) nơi Phật thành đạo.
3) Vườn Nai (Sarnath) nơi Phật nói Pháp đầu tiên.
4) Câu Thi Na (Kusinaga) nơi Phật nhập diệt. 3



pdf
Đất Phật Hồn Xưa, Ký Sự Hành Hương Ấn Độ 2002, Thích Giác Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2013(Xem: 4608)
Phái đoàn viếng thăm và chiêm bái ngôi chùa cổ này và làm lễ truyền tam quy ngũ giới cho 4 đệ tử
25/06/2013(Xem: 4378)
Trưa ngày thứ hai, 5-11, phái đoàn đã viếng thăm Nga Mi sơn, được xem là nơi Bồ tát Phổ Hiền thuyết pháp. Nga Mi cùng với Ngũ Đài sơn của Sơn Tây, Phổ Đà sơn của Chiết Giang, Cửu Hoa sơn của An Huy, được tôn vinh là bốn đại đạo tràng của các vị bồ tát.
25/06/2013(Xem: 4458)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn đã đi kinh hành niệm danh hiệu Phật Di Lặc lên đến đỉnh núi để viếng thăm tượng Phật tạc trong núi đá lớn nhất trên thế giới hiện nay.
25/06/2013(Xem: 4776)
Tại Ấn Độ, di chuyển bằng xe lửa thông dụng và rẻ nhất. Vì không có máy bay đi thẳng từ Varanasi tới thủ phủ Patna đừng nói chi thành phố Gaya hay trị trấn Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nên tôi đã thử mua vé xe lửa online.
24/06/2013(Xem: 4700)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này.
24/06/2013(Xem: 4898)
Sáng ngày thứ bảy 3-11-07, phái đoàn đã viếng thăm Tử Cấm Thành, hiện nay nơi này được gọi là Viện Bảo Tàng Cố Cung, do Vua Chu Đệ (con thứ tư của Vua Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người khai sáng triều đại nhà Minh), Vua Chu Đệ dời đô về Bắc Kinh từ Nam Kinh, ông giao công việc kiết thiết công trình này cho Kiến trúc sư Nguyễn An.
24/06/2013(Xem: 4920)
Vườn thượng uyển do vua Càn Long xây dựng vào năm 1750 (thời gian kiến tạo trong 15 năm) để tưởng niệm Mẹ của ông. Khu vườn này được tạo dựng với bối cảnh " nhất trì tam sơn" gồm một hồ nước (nhân tạo)
24/06/2013(Xem: 4367)
3 giờ chiều ngày thứ năm 1-11-2007, phái đoàn đã có phước duyên vào đảnh lễ xá lợi của Phật tại Chùa Linh Quang, thủ đô Bắc Kinh, Thượng Tọa Trụ Trì Thích Thường Trạm đã thân mật tiếp đoàn và đích thân mở cửa tháp để đoàn được đảnh lễ xá lợi.
24/06/2013(Xem: 4305)
Vân Cương Thạch Động tọa lạc dưới chân núi Vũ Châu, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, thạch động này được xem là di sản văn hóa thế giới và là một di tích PG lớn nhất, đẹp nhất và lâu đời nhất, có từ thời Bắc Ngụy (439 sau Tây Lịch).
24/06/2013(Xem: 4708)
NGŨ ĐÀI SƠN, NƠI HÓA HIỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI TRÍ VĂN THÙ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]