Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Sơn Long ở Bình Ðịnh.

09/04/201318:54(Xem: 5324)
Chùa Sơn Long ở Bình Ðịnh.

TỔ ÐÌNH SƠN LONG

Một thắng tích Phật giáo Bình Ðịnh

Lê Bích Sơn

Lưng tựa núi Trường Úc, mặt hướng về dãy Trường Sơn, Tổ Ðình Sơn Long từ bao đời nay tồn tại oai nghiêm, cổ kính như một chứng nhân lịch sử phát triển Phật giáo Bình Ðịnh. Chùa Hang – tên dân gian thường gọi Tổ Ðình Sơn Long – gắn liền với những huyền tích trong câu chuyện của người dân vùng Nam Bình Ðịnh, là nơi các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu về những di vật văn hóa. 

Nối liền thành phố Qui Nhơn và huyện Tuy Phước là cụm núi Trường Úc đồ sộ – một địa danh gắn liền với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn lịch sử: Tây bắc Trường Úc, ngày nay vào các dịp Tết Nguyên đán vẫn tồn tại lễ hội “chợ Gò” như một nét sinh hoạt để nhớ về nơi quân đội Tây Sơn trú đóng thưở nào. Phía nam chân núi Trường Úc, Tổ Ðình Sơn Long tọa lạc tại phương Nhơn Bình, thành phố Qui Nhơn với bề dày lịch sử, phong cảnh trầm mặc, cổ kính đã trở thành một di tích văn hóa Phật giáo.

Tổ Ðình Sơn Long nguyên là Giang Long Thiền Thất, do Thiền sư Thiệt Ðăng hiệu Bửu Quang – đệ tử Toå sư Minh Hải (Tổ đình Chúc Thánh- Hội An) – sáng lập vào những năm thuộc niên hiệu Chánh Hòa đời Hậu Lê (1680 – 1690), nằm trên sườn núi Trường Úc, bấy giờ là thôn Thuận Nghi, huyện Tuy Viễn, phủ Qui Ninh, trấn Bình Ðịnh. Sau khi thành lập, Trường Úc cùng với đầm Thị Nại và thủ phủ Qui Nhơn trở thành chiến địa cho các cuộc giao tranh thời Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn; Giang Long Thiền Thất nhiều lần bị tàn phá. Ðến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 5 (1744), được sự đồng ý của bổn sư là Tổ Toàn Ý (Tổ Ðình Phồ Bảo, Phước Thuận, Tuy Phước), ngài Hoằng Nghĩa (1701 – 1804) chuyển Giang Long Thiền Thất xuống chân núi, tái thiết trong địa thế “Long chầu Hổ phục” và cải hiệu thành Sơn Long Tự đến ngày nay.

Hơn 300 năm lịch sử với bao biến cố của thời cuộc, Tổ Ðình Sơn Long từng là nơi dừng chân để tổ chức, bố trí trận đánh vào thành Qui Nhơn của anh em nhà Tây Sơn buổi đầu khởi nghĩa; nơi Võ Trứ – lãnh tụ cuộc khởi nghĩa ‘Tăng đạo, sơn dân” thời kháng Pháp – tạm dừng chân trên đường từ Chùa Linh Phong – Phù Cát vào Bình Phú – Phú Yên mưu đồ nghiệp lớn cho dân tộc; nơi này cũng được chọn làm điểm trao đổi tù bình chieán tranh Pháp – Việt (1954).v.v.

Trải qua 10 đời kế thừa trụ đời kế thừa trụ trì, Tổ Ðình Sơn Long lần lược đổi thay từ mô hình kiến trúc chữ “Môn” ( ) sang lối kiến trúc “tiền đường hậu tẩm, đông tây đối diện” (thời ngài Ấn Hải); và năm 1958, Hoà thượng Thích Bình Chánh tu chỉnh lại theo lối kiến trúc kiên cố Tây AÂu, nhưng vẫn giữ được những đường nét cổ kính.

Ðến Tổ Ðình Sơn Long du khách không chỉ mục kích chiêm ngưỡng nơi lưu dấu của các bậc Cao Tăng – Tổ Ðức một thời, không chỉ tham quan cảnh trí thanh tao thoát tục; Sơn Long Tự còn là điểm dừng chân của “tao nhân mặc khách”, các nhà khảo cứu quan tâm. Tổ Ðình Sơn Long hiện còn “trụ đá biết nói của Phật giáo Bình Ðịnh”. Trụ đá cao 2.40m, phía trên chạm khắc tượng đức Phật tọa thiền, sau lưng là “thất xà” (Mãng xà vương 7 đầu Muchalinda). Trải qua bao năm tháng những đường nét xưa không còn nguyên vẹn. Ðại Ðức Thích Ðồng Ðức – trụ trì Tổ Ðình Sơn Long – cho biết: “Theo kết quả phân tích, xác định ban đầu của các nhà nghiên cứu trụ đá này có niên đại từ thế kỷ VIII. Ðiều này là dấu hiệu đáng mừng, chứng minh Phật giáo du nhập vào đất Chiêm Thành từ rất sớm. Hiện nay, các giáo sư, các nhà khoa học còn đang kiểm chứng để đưa ra câu trả lời chính xác”.

Khẳng định ví trí của Tổ Ðình Sơn Long, Hòa thượng Thích Bảo An – Trưởng môn phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Bình Ðịnh – nói: “Với bề dày lịch sử có được, Tổ Ðình Sơn Long xứng đáng được chọn làm “Tổ Ðường” của môn phái Chúc Thánh tại Bình Ðịnh, làm nơi quy ngưỡng cho Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà. Sơn Long không những là thắng tích của Phaät giáo Bình Ðịnh, mà còn là chứng nhân của bao cuộc thăng giáng, hưng phế của lịch sử dân tộc, đáng được sử sách ghi nhận lưu truyền mai sau ”.

--- o0o ---

|Tủ sách Phật học|

--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 11112)
Đức Phật cùng các đệ tử của mình đã trải qua ba mùa an cư kiết hạ (từ hạ thứ nhì đến hạ thứ tư) tại khu vườn này.
19/06/2013(Xem: 6824)
Linh Thứu Sơn (Hill of Vultures) tại Thành Vương Xá (Rajgir) thuộc nước Ma Kiệt Đà là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng như Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm.
19/06/2013(Xem: 5251)
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006) Hình ảnh Viếng thăm và đảnh lễ Tôn Tượng Chuyển Pháp Luân Vườn Lộc Uyển
19/06/2013(Xem: 8246)
Phái đoàn tuân thủ đúng theo quy định giờ giấc: 4-5-6, tức có nghĩa là thức chúng 4 giờ sáng, 5 giờ điểm tâm và 6 giờ lên xe, dường như hầu hết thời gian ở Ấn Độ phái đoàn đều áp dụng đúng thời khóa này, dù khó khăn cho nhiều đệ tử.
19/06/2013(Xem: 7605)
Hình ảnh chụp tại Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân
19/06/2013(Xem: 5804)
Bảo Tháp Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Uyển - Sanarth nơi Đức Phật lăn chuyển bánh xe Pháp đầu tiên.
19/06/2013(Xem: 7990)
Hình ảnh phái đoàn Đảnh lễ Kim Cang Toà, nơi Đức Phật thiền tọa 49 ngày đêm và cuối cùng thành tựu đạo quả tại Bồ Đề Đạo Tràng - Bodhgaya nơi Đức Phật thành đạo.
18/06/2013(Xem: 8091)
ĐĐ Nguyên Tạng, SC Hạnh Nguyên cùng quý Phật tử từ Cali, Houston, Mỹ Quốc
18/06/2013(Xem: 6418)
Phái đoàn chụp hình lưu niệm bên cạnh trụ đá Vua A Dục tại Vườn Lâm Tỳ Ni
18/06/2013(Xem: 4475)
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, phái đoàn đã check in tại phi trường Melbourne lúc 2 giờ chiều ngày 7-11-06 để đến Sydney, để ngày hôm sau đáp chuyến bay quốc tế qua hãng China Airline (vì hãng máy bay này không cất cánh từ phi trường quốc tế Melbourne).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]