Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Danh Sơn Yên Tử.

09/04/201318:52(Xem: 4376)
Danh Sơn Yên Tử.
21danhsonyentu

Danh sơn Yên Tử

Đỗ Quốc Bảo

Document actions (print, sendto etc)

Cái tên Yên Tử bắt nguồn từ tên chùa Ông Yên hay Yên Tự (Yên là tên gọi tắt của đạo sĩ Yên Kỳ Sinh, người đã đến tu hành và đắc đạo ở đây vào thế kỷ X), sau gọi chệch đi là Yên Tử. Yên Tử - đất tổ Phật giáo Việt Nam - một thắng cảnh đã từng in dấu chân biết bao tao nhân mặc khách đến thăm, mở lòng mình giao hòa với thiên nhiên, tìm thi hứng để viết nên những thiên tuyệt bút, như người anh hùng dân tộc, thi hào Nguyễn Trãi từng mô tả "Vũ trụ chốn cùng xa: biển biếc / Nói cười ta ở giữa mây xanh".

Yên Tử là một thắng cảnh ở huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 115km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9km thì rẽ trái theo con đường dẫn vào khu vực thắng cảnh.

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông. Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh. Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn. Du khách có thể được nghe câu chuyện về sự tích cái tên suối Giải Oan trước khi đặt chân lên "đường tùng", xuyên, qua cánh rừng tùng có nhiều cây cổ thụ trên dưới bảy trăm năm tuổi, vượt qua dốc Lò Rèn (theo các câu chuyện còn lưu truyền thì tại đó xa xưa có đặt một xưởng rèn công cụ sản xuất và vũ khí). Đến chùa Hoa Yên, du khách tạm dừng chân để ngắm nhìn một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú đã từng đi vào thơ ca của Huyền Quang Lý Đạo Tái, một trong ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang), cho đến nay vẫn là một hình tượng thơ rất đẹp về đề tài trăng: "Cành thông ngời khắp lưỡi trăng đan". Bên sườn dốc đường lên núi, du khách bắt gặp một ngọn tháp đá rêu phong cổ kính được gọi là Tháp Tổ vươn lên trên ngọn núi Trán Rồng (núi Ngọc). Trong khu vực Tháp Tổ, hai bên tháp có hai giếng nước tự nhiên được coi là "mắt rồng" linh thiêng.Theo một nhánh rẽ, đi một quãng đường ngắn là đến thác Ngự Dội, vào mùa mưa nước tuôn trắng xóa, tạo nên cảnh tượng độc đáo. Ngược lên độ cao 800 mét, du khách ghé thăm chùa Bảo Sái, một trong những ngôi chùa được xây dựng từ rất sớm trong hệ thống chùa chiền nơi đất tổ của Phật giáo Việt Nam. Đứng trước sân chùa, có thể bao quát một vùng thiên nhiên thơ mộng: ngay phía dưới là những tầng lá ken dày của rừng trúc, rừng thông, xa xa thấp thoáng những đoạn ngắn của con đường ngược núi, những mái tháp, mái chùa cổ kính... xa nữa là những ngọn núi nổi lên giữa biển mây trắng bạt ngàn, nét hư thực hòa quyện khiến lòng người xao động.

Ngược tiếp lên con đường dẫn tới đỉnh núi, du khách được mục kích hòn Vọng Phu trông giống như hình người mẹ bồng con đứng lặng giữa trời, trải qua biết bao tháng năm bền bỉ, kiên tâm; một biểu tượng mà tự nhiên tạo dựng tuy không phải chỉ riêng có ở Yên Tử nhưng vẫn cứ gợi lên trong lòng du khách biết bao xúc cảm về thiên nhiên, về thân phận con người.

Quanh quanh theo lối ven theo sườn núi, du khách lên đỉnh Phù Vân, thăm chùa Đồng ở đỉnh cao nhất của núi Yên Tử (1.068 mét) và cũng là đỉnh cao nhất trong các ngọn núi ở vùng Đông Bắc nước ta. Từ nơi đó, vào những ngày quang mây, trời trong và nắng có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn đất trời theo bốn phương tám hướng mà cảm nhận vẻ đẹp của đất trời Yên Tử. Xa xa, ở phía Bắc là cánh đồng trải dài của tỉnh Bắc Giang, tiếp theo là cảnh sông Bạch Đằng chảy trôi lấp loáng, còn phía Đông là vịnh Hạ Long với hàng nghìn ngọn núi lớn nhỏ nhô lên trên mặt biển xanh ngời...

Đến thăm Yên Tử, du khách tận mắt chứng kiến nơi đã từng ghi dấu ấn một thời gian bỏ triều đình để tu hành của vị vua đầu triều nhà Trần là Trần Thái Tông (1225-1258) vào năm 1237. Rồi bắt đầu từ thế kỷ XIII, nơi đây trở thành một trung tâm tu hành lớn của Phật giáo Việt Nam, bắt đầu bằng việc xuất hiện một thiền phái mà pháp chủ là người Việt Nam- đức vua Trần Nhân Tông (1258- 1308, ở ngôi vua 1279- 1293)- thiền phái Trúc Lâm (trúc lâm: rừng trúc). Đó là phái tu hành không quá câu nệ vào các nghi thức quá rườm rà của việc hành đạo, không trọng lối tu luyện pháp thuật, trừ tà ma... mà coi trọng việc tu tâm, truyền "tâm ấn", chú trọng xem xét việc làm bổn phận của riêng mình, không theo người khác, hướng tới con người vũ trụ hóa, tức là hợp nhất con người với thiên nhiên. Giáo lý của thiền phái Trúc Lâm là sự kết hợp giữa triết học siêu nhiên của Phật giáo với nhân sinh quan của Nho giáo và vũ trụ quan của Lão giáo. Trần Nhân Tông trở thành vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm, thiền hiệu Hương Vân Đầu đà, Trúc Lâm Điều Ngự. Ông là người đã soạn nhiều sách thiền học, sáng tác nhiều thơ thiền, một số tác phẩm trở thành những áng văn chương của muôn đời, chẳng hạn bài "Sớm xuân" khắc họa khung cảnh thiên nhiên: "Ngủ dậy ngỏ song mây / Xuân về vẫn chửa hay / Phất phơ đôi bướm trắng / Phấp phới cánh hoa bay"; và có những câu thơ hay, mang giá trị tư tưởng cao, như: nói về những chiến công chống giặc ngoại xâm oanh liệt... Tuy là nhà tu hành nhưng ông vẫn được coi là người có tư tưởng nhập thế tích cực vì có nhiều góp ý cho vua đương triều về cách trị quốc, chăn dân; còn sáng tác của ông chứa đựng tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, luôn gắn việc hành đạo với sự tồn vong của đất nước và dân sinh.

Tiếp theo Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330 ) đã trở thành vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm khi mới 25 tuổi. Ông là người đã cho xây dựng nhiều chùa, tạc tượng độ hàng nghìn tăng ni, chủ trì và hoàn thành in bộ Kinh Đại Tạng. Những ngôi chùa do ông chủ trì xây dựng ngoài khu vực Yên Tử có chùa Tháp ở Côn Sơn (Hải Dương), chùa Thanh Mai, chùa Hồ Thiên, đặc biệt là chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), đương thời đặt một tu viện lớn, có pho tượng Di Lặc bằng đồng do thiền sư Không Lộ đúc cao 6 trượng (24 mét), đặt trong tòa điện cao 7 trượng (28 mét).

Vị tổ thứ ba trong "Trúc Lâm tam tổ "là thiền sư Huyền Quang, tên thật là Lý Đạo Tái (1254-1334), vốn dòng dõi nhà quan, mới 20 tuổi đã đỗ tiến sĩ, từng làm việc ở Hàn Lâm viện, sau xuất gia tu hành. Ông đã soạn thảo nhiều sách giảng kinh, sách giáo khoa Phật, được vua Trần đương triều đánh giá: "Các sách vở nói về đạo Phật do chính Huyền Quang viết ra thì không nên thêm bớt một chữ nào". Ông còn là một nhà thơ lớn với những tác phẩm mang đậm thi hứng thiền nhưng vẫn gần gũi với đời sống, trang nhã, giàu lòng nhân ái và tình yêu thiên nhiên.

Yên Tử, đất tổ Phật giáo Việt Nam, nơi hành hương của các tăng ni phật tử gần xa, cũng là nơi du khách tìm về để làm giàu thêm vốn hiểu biết địa lý, lịch sử để thêm yêu thiên nhiên đất nước, quý trọng những trang sử hào hùng; những di sản văn hóa, tinh thần mà cha ông để lại.


--- o0o ---

Source: http://www.quehuong.org.vn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2011(Xem: 10504)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
07/07/2011(Xem: 5996)
“Đông du” ngày nay đã trở thành một từ quen thuộc. Không chỉ đối với các nhà thám hiểm, khách du lịch, người khảo sát văn hóa, mà cả những nhà khoa học, nhà triết học.
30/06/2011(Xem: 7833)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
06/05/2011(Xem: 4222)
Kumbhalgarh - Vạn Lý Trường Thành của Ấn Độ Nằm phía tây Ấn Độ, pháo đài Kumbhalgarh là thành trì quan trọng thứ hai dưới triều đại Mewar, được xây dựng từ thế kỷ 15 và mất cả trăm năm để hoàn thành.
04/05/2011(Xem: 3434)
Lâm Tỳ Ni đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như Ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và Ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII...
26/04/2011(Xem: 17027)
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả ngàn năm
21/03/2011(Xem: 11299)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
18/03/2011(Xem: 4682)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
15/03/2011(Xem: 3294)
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt. Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
11/03/2011(Xem: 13346)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567