Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Wat Rong Khun - kỳ quan Phật giáo khác ở Thái

22/03/201407:39(Xem: 8865)
Wat Rong Khun - kỳ quan Phật giáo khác ở Thái
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích
Choáng ngợp kỳ quan Phật giáo trắng tinh như cổ tích
Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo,
ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.

chùa Trắng
Nằm ở Ban Rong Khun, cách trung tâm thành phố Chiang Rai ở miền Bắc Thái Lan 13km về phía Nam, Wat Rong Khun hay Chùa Trắng là một công trình tôn giáo mới được xây dựng những năm gần đây. 

chùa Trắng2
Với màu trắng tinh khiết và lối kiến trúc độc đáo, ngôi chùa đã trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước Phật giáo Thái Lan.

chùa Trắng3
Người thiết kế ngôi chùa là Chalermchai Kositpipat - một họa sĩ kiêm kiến trúc sư Thái Lan, người đã ấp ủ ý nguyện xây dựng một ngôi chùa chỉ toàn màu trắng để biểu trưng cho sự thanh cao của đạo Phật.

chùa Trắng4
Từ năm 1997, khi chọn được khu đất rộng chừng 3ha tại tỉnh Chiang Rai, Chalermchai
đã bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng của mình với công trình Wat Rong Khun.

chùa Trắng5
Sau gần 2 thập niên xây dựng, Wat Rong Khun đã hiện ra trong một màu trắng tinh khôi,
cùng sự pha trộn kỳ lạ của kiến trúc truyền thống và siêu thực, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với những ai đến đây.

chùa Trắng6
Về tổng thể, Wat Rong Khun giống như một công trình hiện ra
từ thế giới cổ tích với những đường nét kiến trúc huyền ảo.

chùa Trắng7
Để đi đến gian chính điện của ngôi chùa, du khách sẽ phải đi qua một cây cầu đặc biệt,
phía bên dưới là hàng trăm bàn tay đang vươn lên cao.

chùa Trắng8
Những bàn tay này là tượng trưng cho vô số linh hồn trầm luân trong bể khổ đang khát khao được giải thoát. Cây cầu đi trên những bàn tay là biểu tượng của sự vượt qua kiếp luân hồi để đi tới cõi Niết bàn.

chùa Trắng9
Bao quanh ngôi chính điện là các hồ cá nằm giữa thảm cỏ xanh,
nơi đặt những tác phẩm điêu khắc được chính họa sĩ Chalermchai thiết kế. 

chùa Trắng10
Mỗi bức tượng là một biểu tượng mang ý nghĩa tâm linh khác nhau của người Thái.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 3712)
Hình ảnh ngày 30-10-2009 Phái đoàn viếng thăm: - Bồ Tát Đảnh - Hiển Thông Tự Tháp Viện Tự tại Ngũ Đài Sơn
26/06/2013(Xem: 7450)
Ấn Quang Đại Sư, húy Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm, người khoảng cuối đời nhà Thanh sang kỷ nguyên Dân Quốc, con nhà họ Triệu ở Hiệp Tây.
26/06/2013(Xem: 4357)
Tế Tỉnh Đại Sự, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường, người đời Thanh, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận.
26/06/2013(Xem: 4450)
Từ thuở bé ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu Niệm Phật Là Ai? Được tỏ ngộ, và nói: "Tôi đã tỉnh giấc mơ!".
26/06/2013(Xem: 4156)
Hành Sách Đại sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão nho ở vùng Nghi Hưng. Cha ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh Hòa Thượng, tức Hám Sơn Đại Sư.
26/06/2013(Xem: 5044)
Trí Húc Đại sư tự Ngẫu Ích, người đời Thanh, họ Chung, nhà ở Ngô huyện. Thân phụ trọ trì chú Đại Bi và Bạch Y, mộng thấy đức Quán Âm đại sĩ trao cho một đứa bé trai mà sanh ra ngài.
26/06/2013(Xem: 4623)
Tỉnh Thường đại sư, tự Thứu Vi, người đời Tống, con nhà họ Nhan ở Tiền Đường. Khi lên bảy, ngài gặp duyên lành xuất gia và mới mười bảy tuổi đã thọ giới cụ túc.
26/06/2013(Xem: 4379)
Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.
26/06/2013(Xem: 4607)
Thiếu Khang đại sư họ Châu, người đời nhà Đường, ở vùng núi Tiên Đô xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sanh, ngài im lặng không nói. Năm bảy tuổi nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lạy Phật.
26/06/2013(Xem: 4715)
Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567