Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Nụ Cười Myanmar

11/03/201407:26(Xem: 6050)
01. Nụ Cười Myanmar


Nu_Cuoi_Myanmar_1
Nụ cười Myanmar

Đây không phải là lần đầu tiên tôi đến với đất nước vàng Golden Land Myanmar. Vùng đất và con người nơi đây luôn thôi thúc tôi quay lại và muốn quay lại nhiều lần. Là người đã có đến mấy trăm chuyến ngao du đến hơn bốn mươi quốc gia nhưng Myanmar đặc biệt cuốn hút tôi. Chẳng vậy mà chuyến đi trước mới diễn ra vào tháng 6 mà ngay sau khi kết thúc Tết Sách trên đường Nguyễn Huệ, ngày mồng 5 tết chúng tôi đã lên đường.

Đón chúng tôi ở sân bay Yangon là những nụ cười. Bạn sẽ phản ứng, bởi ở sân nay nào mà các nhân viên cửa khẩu và hải quan chẳng vui cười đón khách du lịch (thậm chí ngay tại sân bay hay cửa khẩu Việt Nam bây giờ cũng có cả nụ cười đón và tiễn bạn nữa mà), bởi họ mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia. Tuy nhiên tôi đặc biệt ấn tượng với nụ cười Myanmar vì những nụ cười này đặc biệt hiền hậu.

Tôi có cảm giác người Myanmar cười từ trái tim của mình, từ đáy lòng mình. Họ cười không xã giao, không khách sáo. Họ cười hồn nhiên và tự nhiên như chúng ta vẫn thở. Họ cười như thế không cười thì chết mất. Họ cười nhẹ nhàng và sâu lắng. Họ cười ấn tương và bắt ta phải nhớ. Lạ lắm.

Người cười đẹp nhiều nhất với chúng tôi là những người bạn địa phương đồng hành cùng trên mỗi chuyến đi. May mắn thay khi 16 chúng tôi đều đi đâu cũng có bạn người địa phương đồng hành tuyệt diệu đến vậy. Họ rất hiểu biết và khiêm nhường. Rất mến khách và tràn ngập năng lượng. Họ là những con người rất đặc biệt – hình như chỉ biết mang niềm vui cho người khác. Họ nhiệt tình đến lạ kỳ. Nụ cười luôn nhẹ nhàng trên môi họ dù có mệt đến mấy. Phải chăng vì biết chúng tôi là con Phật nên họ không muốn chúng tôi buồn?
Nu_Cuoi_Myanmar_8

Vào bất cứ nơi nào, bất cứ chùa hay tu viện nào, bất cứ danh lam thắng cảnh hay khu du lịch nào, các bạn Myanmar cũng cười rất tươi. Ngay cả những người bán hàng.

Tôi nhớ nhất những em bé bán hàng rong. Có đến gần chục đứa bé như vậy làm cho tôi nhớ. Bởi các cháu rất dễ thương. Bởi nụ cười nhẹ nhàng rất hấp dẫn. Mua hay không cũng không quan trọng. Kiểu gì các cháu cũng vô tư cũng tặng cho chúng tôi những nụ cười hồn nhiên.

Có 1 bé đi bán mũ. Mỗi chiếc mũ là 1 đô la hoặc 1 ngàn chạt. Tôi không mua. Cả đoàn cũng không ai mua vì chúng tôi dã mang theo từ Việt Nam rồi. Em vẫn theo để nói chuyện. Cuối cùng tôi tặng em 1 ngàn chạt. E không tỏ ra mừng rỡ mà rất bình thản. Thay vì nhận được chiếc mũ tôi nhận được những nụ cười chất phác đến sững sờ. Nhớ lắm bé ơi.

Trên đường leo núi, chúng tôi thấy những người đội đá. Trên đầu họ là những viên đá rất lớn. Họ đội lên đề xây chùa. Mùa hôi đầm đìa. Vậy mà gặp chúng tôi họ vẫn tặng những nụ cười.

Chúng tôi gặp những người gùi hàng thuê cho các đoàn leo núi, gặp những nhóm 4 người khênh khách du lịch lên cao. Mồ hôi thấm đẫm những chiếc áo. Vậy mà họ vẫn cười rất tươi với chúng tôi.

Tôi ấn tượng với những người đánh xe ngựa ở Bagan. Họ hiền lành lắm. Nhưng họ cười đẹp và thánh thiện vô cùng. Rồi tôi tiếp xúc với những con ngựa của họ. Tôi vuốt ve những chú ngựa để động viên và cám ơn. Tôi cảm nhận được cả sự mừng vui và những nụ cười của ngựa. Lạ vô cùng.
Nu_Cuoi_Myanmar_7Nu_Cuoi_Myanmar_6Nu_Cuoi_Myanmar_3

Chúng tôi gặp con người Myanmar ở khắp mọi nơi, với mọi lứa tuổi. Có môt nét chung của họ: những nụ cười rất thật thà. Mọi người trong đoàn cho rằng, bởi Myanmar là đất nước Phật giáo, phần lớn dân số đất nước này theo đạo Phật, nên chất Phật dã ngấm sâu vào họ từ lúc chưa sinh ra. Vậy nên họ rất bình an và nhẹ nhàng, chan chứa yêu thương và bao dung. Vậy nên tâm từ bi của họ toát ra bên ngoài, hiện lên từng khuôn mặt.

Thêm chuyến đi này, tôi càng ấn tượng và ghi nhớ sâu sắc nụ cười Myanmar. Đoàn chúng tôi có 16 thành viên và khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất, theo gợi ý của chị Hoa, chúng tôi cam kết nhắc nhau mỉm cười. Mỗi khi gặp nhau hoặc khi nghĩ về nhau, chúng tôi luôn gửi thông điệp cho nhau “nụ cười Myanmar”. Và khi đó ai cũng thấy nhẹ nhõm, thanh thản và bình yên đến lạ kỳ.

Bạn có tin không? Nếu không hãy đến xử sở của “nụ cười Myanmar” dù chỉ một lần. Hoặc dành vài phút ngắm những bức hình này nhé. Rồi bạn không thể không yêu những nụ cười và những con người Myanmar.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

2, Thật thà như người Myanmar

3, Giàu có như đất nước và con người Myanmar

4, Phật tử Myanmar

5, Tu Phât như ở Myanmar

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 5076)
Thiếu Khang đại sư họ Châu, người đời nhà Đường, ở vùng núi Tiên Đô xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sanh, ngài im lặng không nói. Năm bảy tuổi nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lạy Phật.
26/06/2013(Xem: 5167)
Pháp Chiếu đại sư, chưa rõ là người bậc thế nào? Trong năm Đại Lịch thứ hai đời nhà Đường, hàng đạo tục được biết ngài ở chùa Vân Phong tại Hoành Châu, thường chuyên cần tu tập.
26/06/2013(Xem: 5682)
Thiện Đạo Đại Sư, người đời nhà Đường, chưa am tường được xuất xứ. Trong niên hiệu Trinh Quán, nhân thấy bài văn Tịnh độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Đạo Xước Thiền Sư ở Tây Hà.
26/06/2013(Xem: 4560)
Thừa Viễn Đại Sư, người đời Đường, nguyên quán từ đâu, chưa rõ được xuất xứ. Ban sơ, ngài theo học với Đường thiền sư ở Thành Đô, kế lại học với Tản thiền sư ở Tứ Xuyên. Sau ngài đến Kinh Châu tham học với Chân pháp sư ở chùa Ngọc Tuyền.
25/06/2013(Xem: 5388)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn. Cả song thân đều khuyết danh.
25/06/2013(Xem: 5011)
Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng là người học hạnh kiêm toàn.
25/06/2013(Xem: 4109)
Bảo mộ thờ nhục thân của Đại Sư Châu Hoằng Liên Trì Vị Tổ Sư thứ 8 của Tông Tịnh Độ tại Hàn Châu
25/06/2013(Xem: 4791)
Tế Điên Hòa Thượng (1150-1209), Ngài vốn thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống, người Lâm hải (Chiết Giang), họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu.
25/06/2013(Xem: 8001)
Căn cứ vào sử liệu ghi chép lại, vào năm Chánh Đức đời nhà Minh (1506-1521), có vị tăng tên là Hải Ngọc, người Uyển Bình, tỉnh Hà Bắc, pháp hiệu là Vô Hà từ núi Ngũ Đài triều bái đến đỉnh Cửu Hoa.
25/06/2013(Xem: 5402)
Cửu Hoa Sơn tọa lạc ở phía Tây Nam, huyện Thanh Dương tỉnh An Huy Trung Quốc. Cửu Hoa Sơn xưa kia được gọi Lăng Dương sơn và quần thể núi này có 99 đỉnh vây quanh, trong đó các đỉnh thiên đài, thiên trụ, thập vương, liên hoa.v.v..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]