Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Lại một lần nữa...

21/03/201105:25(Xem: 7003)
Chương 2: Lại một lần nữa...

DU LỊCH XỨ PHẬT
Tác giả: Montgomery Mc. Govern, Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Chương 2: Lại một lần nữa...

Mình trót đã hứa, nên phải giữ lời. Dầu có luyến tiếc gì cũng đành phải trở qua Ấn Độ. Mỗi ngày, tôi khảo sát thêm về cuộc hành trình lần sau nữa, cũng như tôi đã dò xét và học hỏi trong khi ở lại Gyangtsé. Từ đường Yatung đến Gyangtsé, thiên hạ đều quen biết tôi, bây giờ phải kiếm những nẻo đường qua những truông khác để vào xứ Tây Tạng mới được. Nhưng phải hết sức cẩn thận, vì sự đi lại của tôi làm cho quan chức Tây Tạng họ nghi ngại lắm. Muốn dọ xét cho thật kỹ, thì phải mất thời giờ nhiều, vì muốn hỏi thăm xứ sở, trước phải nói một ít chuyện bông lông đã. Tôi đã biên đầy trong quyển sổ tay nào là thành thị, đường sá, nào là đường núi, đường sông... mà cũng còn chưa lấy làm rõ rệt bao nhiêu. Tôi định giả làm một người Tây Tạng, nếu làm không kỹ thì rất dễ nguy. Tuy tôi cũng biết rõ tiếng Tây Tạng từ năm sáu tháng nay, nhưng chưa thật là một người Tây Tạng hoàn toàn. Vả lại, ngoài ra viên thơ ký với mấy ông quan cùng mấy thầy tu, mấy nhà trí thức, thì tôi chưa nói chuyện với đủ hạng người, vì ngôn ngữ tôi dùng là thứ ngôn ngữ thanh tao văn nhã của hạng trí thức, không phải thứ ngôn ngữ phổ thông của người dân lao động.

Muốn cho khỏi ai nghi ngại, tôi bèn giả làm một người giúp việc. Anh em quen biết lấy làm xấu hổ và chê cười tôi vì tôi thường đi lại trong mấy nhà bếp trà trộn với những kẻ tôi tớ mà nghe họ nói chuyện, và ghi lại những cách nói, những tiếng thông dụng của họ nói với chủ. Tôi lại còn học cả cách đứng ngồi, cách khạc nhổ, những lời nói cộc cằn, gây gỗ... cho đến cách ve vãn phụ nữ của họ nữa!

Khi cùng nhau năm người họp lại tại thành Darjeeling bên Ấn Độ, tôi đem ý định của tôi ra mà bàn thì bốn người kia kích bác lắm. Mãi sau họ mới chịu nhận là hữu lý. Ban đầu, các bạn cùng nhau bảo rằng tôi nên chọn một người trong bốn anh em mà cùng đi. Nhưng xét lại chỉ một mình tôi biết tiếng Tây Tạng, nên anh em giao cho tôi lãnh phần đi vào kinh đô xứ Phật, thành Lhassa.

Anh em định cho tôi đi một mình nên tôi phải học biết cách chụp và rửa ảnh.

Tôi sắp đặt các công việc và ở nán lại một tháng mà mua thú vật và kiếm kẻ làm tay chân. Tôi lén qua thành Kalimpong mua một con la với ba con ngựa. Cũng tại Darjeeling, tôi thuê một người bản xứ để giả làm chủ đoàn khi vào nước Tây Tạng, bởi anh ta có vài chỗ nhu nhược nên tôi đặt là Sa-tăn, thêm nữa là anh chàng La-ten là người lanh lợi và thành thật đã có đi theo giúp tôi trong chuyến đến thành Gyangtsé. Thêm một người nữa để lo cho mấy con vật, được tôi gọi là Syce, và một người thứ tư khờ khạo hơn, giúp làm những việc nặng nề, tôi gọi là Diogène. Mấy người này toàn là dân xứ Sikkim, tự do mà ra vào Tây Tạng, vì cũng là người Tây Tạng. Còn tôi cũng giả ra người Sikkim để nếu có nói sai tiếng Tây Tạng, người ta cũng sẽ bỏ qua, ngỡ rằng vì tôi ở cách xa nên nói không rõ rệt giọng ở kinh thành.

Tôi lấy cớ khác mà mướn kẻ tùy tùng. Như vậy làm cho người ta không để lòng nghi, chớ nếu họ hiểu rõ ý định của mình thì bại lộ cả còn chi. Vả lại, tôi cũng biết rằng nếu tôi ra đi kín nhẹm thì không xong. Sự ra đi thình lình và bí mật làm cho người ta dễ sinh nghi ngờ mà mình phải mang hại. Tôi định đi trong lúc thanh thiên bạch nhật. Cho nên tôi cho quan chức hay rằng tôi sẽ đến xứ Sikkim trong hai tháng, đi miệt núi non mà khảo cứu về đất đai. Làm như vậy cho mấy người của tôi họ an lòng và có đủ nghị lực khi đi đường.

Bây giờ nói đến vấn đề ăn uống. Tôi phải bỏ tiền ra mua những đồ thường dùng, nhưng cần nhất là mua đủ đồ ăn, và đồ dùng để giả hình. Tôi định hễ tới Tây Tạng thì tôi sẽ ăn uống như người trong xứ, cho nên đồ ăn đem theo vừa đủ dùng mà thôi. Tôi cũng có đem đường và bột, vì nhiều khi qua truông gặp bão phải ở lại không đi được, nên lo trước là hơn. Về phần quần áo thì tôi có mấy bộ đồ Lạt-ma và người chức tước. Nhưng đã giả làm kẻ tôi tớ thì còn mong gì mặc những đồ tốt đẹp sang cả đó nữa! Tôi kiếm đồ hèn, được một bộ đồ lao công và vài cái áo cũ mèm. Tôi lại dùng nước teinture diode mà sơn tóc, lại trộn thứ hóa chất này với nước xác cao và chanh mà sơn cặp mắt. Ai cũng tưởng chúng tôi đi viếng chùa thành Peymayangtsé là chùa to lớn hơn hết trong xứ, chớ có ngờ đâu chúng tôi định đi thẳng tới kinh đô Lhassa.

oo0oo

Người ngựa cùng ra đi, từ giã thành Darjeeling vào ngày 10 tháng 1 năm 1922. Tôi quyết đến hai thành lớn hơn hết ở Tây Tạng là Shigatsé và Lhassa, nên phải viếng thành Shigatsé trước. Vì khi đến kinh đô, tôi còn muốn cho người ta biết tên tuổi tôi, bấy giờ không thế gì đi chỗ nào khác nữa được.

Đi theo con đường lớn Pari-Gyangtsé thì bất tiện. Tôi bèn theo đường nhỏ và nguy hiểm hơn. Ít ai đi đường này. Hễ qua mùa đông thì đi không được, truông và đèo đều bị tuyết phủ kín hết. Mình chỉ cầu cho có đường mà đi là may lắm, không quản xấu tốt chi cả. Vả lại đi đường nguy hiểm thì khỏi gặp quân canh giữ ngăn cản lại. Vậy nên tôi chọn con đường đi ngang xứ Sikkim đến thành Kamba-Dzong, rồi sẽ lần đến Shigatsé và Lhassa.

Ngày đầu, đường dốc lắm. Ngồi trên ngựa không được, thêm nữa trời mưa mới vừa dứt cho nên đường lầy, rất khó đi. Anh chàng La-ten khuân cái máy chụp ảnh, nặng quá nên vấp té rất đau. Tôi sợ cái máy hư, nhưng chỉ sửa lại một chút là tốt, không sao cả. Xế chiều, đến chân núi và tới cầu qua sông Ranjit, ở đây là biên giới của Sikkim và Ấn Độ (thuộc Anh). Đến giữa cầu, có lính tuần xét giấy thông hành. Họ hỏi tôi có ký tên trong tờ cam kết người ta không cho phép tôi từ Sikkim mà đi vào xứ Népal, xứ Bhutan hay xứ Tây Tạng hay không. Tôi ra tuồng không hiểu câu nào. Ở những chỗ này, giả dại qua ải là kế rất hay! Họ thấy tôi không hiểu, bèn bỏ qua. Tôi lấy làm vui mà được qua ải biên thùy. Thay vì ngừng nghỉ trong làng, cả nhóm đi luôn ra ngoài đồng vắng nhà cửa, rồi che trại mà nghỉ đêm.

Nhiệt độ không ổn định. Sớm mai ra đi lạnh lắm, mặc năm ba lớp áo, đến chiều thì nóng nực cho đến muốn bỏ cả áo mà đi trần. Trưa nắng, người ngựa đều mệt, bèn nghĩ tại làng Nam Chi. Tôi còn mặc đồ Âu phục, dân chúng thấy vậy đến coi rất đông, lấy làm lạ lắm.

Qua hôm sau, 12 tháng 1, có lính hỏi giấy tới hai lần. Có lẽ người ta coi chừng tôi kỹ lắm rồi. Giấy thông hành còn dùng được nên tôi đi đường không sao. Nhưng là một triệu chứng không tốt. Tôi khởi sự chụp ảnh, càng đi thì cảnh càng đẹp. Cảnh nơi Kinchinjonga thật đẹp, lại cao lắm, ấy là dãy núi đứng về hàng thứ ba trên hoàn cầu, đỉnh núi chín ngàn mét khỏi mặt biển.

Đi đến Damlang, đường chia làm hai ngã. Một ngã đi đến chùa lớn Pemayangtsé, một ngã đi về hướng thành Gantok, kinh đô xứ Sikkim. Mấy người tôi thuê ngỡ rằng tôi đi viếng chùa, còn tôi thì phải tách qua tay mặt, theo đường đi Gantok. Nhưng tôi nói với họ rằng sau sẽ ghé lại chùa Pemayangtsé, bây giờ phải đi vài ngày đến những chỗ lạ đặng quan sát cho rõ thêm.

Đi được một ngày đường, mấy con la mệt lắm, làm thế gì cũng không bước tới. Một người giúp việc, anh chàng Syce bèn cho mỗi con uống một tô nước trà. Tôi rất ngạc nhiên thấy mấy con la được khỏe lại và lại đi như thường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2013(Xem: 4606)
Chuyến hành hương năm nay lúc ban đầu có hơn 60 người đăng ký tham dự, nhưng trước giờ book vé, đã có 25 người cancel, vì nhiều lý do khác nhau, trong đó phần lớn là lo ngại về dịch cúm Ah1n1.
25/06/2013(Xem: 4659)
Phái đoàn viếng thăm và chiêm bái ngôi chùa cổ này và làm lễ truyền tam quy ngũ giới cho 4 đệ tử
25/06/2013(Xem: 4412)
Trưa ngày thứ hai, 5-11, phái đoàn đã viếng thăm Nga Mi sơn, được xem là nơi Bồ tát Phổ Hiền thuyết pháp. Nga Mi cùng với Ngũ Đài sơn của Sơn Tây, Phổ Đà sơn của Chiết Giang, Cửu Hoa sơn của An Huy, được tôn vinh là bốn đại đạo tràng của các vị bồ tát.
25/06/2013(Xem: 4481)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn đã đi kinh hành niệm danh hiệu Phật Di Lặc lên đến đỉnh núi để viếng thăm tượng Phật tạc trong núi đá lớn nhất trên thế giới hiện nay.
25/06/2013(Xem: 4818)
Tại Ấn Độ, di chuyển bằng xe lửa thông dụng và rẻ nhất. Vì không có máy bay đi thẳng từ Varanasi tới thủ phủ Patna đừng nói chi thành phố Gaya hay trị trấn Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), nên tôi đã thử mua vé xe lửa online.
24/06/2013(Xem: 4744)
Chiều ngày 4-11-07, phái đoàn đã có mặt dưới chân núi Lạc Sơn, đoàn phải lấy hai tàu nhỏ để đi ra xa để có thể nhìn thấy được pho tượng Di Lặc cao 71 mét này.
24/06/2013(Xem: 4950)
Sáng ngày thứ bảy 3-11-07, phái đoàn đã viếng thăm Tử Cấm Thành, hiện nay nơi này được gọi là Viện Bảo Tàng Cố Cung, do Vua Chu Đệ (con thứ tư của Vua Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người khai sáng triều đại nhà Minh), Vua Chu Đệ dời đô về Bắc Kinh từ Nam Kinh, ông giao công việc kiết thiết công trình này cho Kiến trúc sư Nguyễn An.
24/06/2013(Xem: 4980)
Vườn thượng uyển do vua Càn Long xây dựng vào năm 1750 (thời gian kiến tạo trong 15 năm) để tưởng niệm Mẹ của ông. Khu vườn này được tạo dựng với bối cảnh " nhất trì tam sơn" gồm một hồ nước (nhân tạo)
24/06/2013(Xem: 4395)
3 giờ chiều ngày thứ năm 1-11-2007, phái đoàn đã có phước duyên vào đảnh lễ xá lợi của Phật tại Chùa Linh Quang, thủ đô Bắc Kinh, Thượng Tọa Trụ Trì Thích Thường Trạm đã thân mật tiếp đoàn và đích thân mở cửa tháp để đoàn được đảnh lễ xá lợi.
24/06/2013(Xem: 4339)
Vân Cương Thạch Động tọa lạc dưới chân núi Vũ Châu, thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, thạch động này được xem là di sản văn hóa thế giới và là một di tích PG lớn nhất, đẹp nhất và lâu đời nhất, có từ thời Bắc Ngụy (439 sau Tây Lịch).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]