NHẬT KÝ DHARAMSALA
Tác giả: Không Quán
Đến trưa, ngài tuyên bố khóa thuyết giảng 10 ngày Đại Lễ Cầu Nguyện (Monlam Chenmo)[55]đã hoàn tất.
Chiều hôm đó, phái đoàn chúng tôi được phép vào tư dinh của đức Đạt Lai Lạt Ma để diện kiến ngài và chụp hình. Tuy buổi diện kiến rất ngắn vì ngài phải gặp nhiều phái đoàn khác, nhưng tôi vô cùng xúc động khi đứng bên ngài chụp hình chung với phái đoàn, và ngài nhìn tôi, nói: “Ta còn nhớ con... (I remember you)”, khi tôi thưa với ngài về lần gặp ngài vừa qua ở Ottawa.
Ngày mùng 1 tháng ba, Geshe Norbu mướn xe buýt lớn đưa phái đoàn đi thăm Norbulingka rất vui vẻ, và tôi cũng xin đi theo. Norbulingka là nhà nghỉ mát của đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi ngài thường về trong những kỳ nghỉ hè. Tại đó chúng tôi được vào xem một Bảo tàng viện rất đẹp, có những cảnh làm bằng những tượng nặn nhỏ xíu, tái tạo các hoạt động tại Dharamsala thời xưa, cũng như là các sự tích lớn như là sự tích của Tổ Milarepa. Trên đường về, chúng tôi ghé thăm Thượng Mật Viện,[56]nơi ngài Karmapa đời thứ 17 đang trú trì.
Trên đường về, một chị đạo hữu tự nhiên đến trước mặt tôi, lấy tay để trên trán tôi và sau đó đặt lên trán chị. Tôi ngạc nhiên hỏi chị làm gì thế, thì chị cười và nói, làm thế để xin anh chuyển bớt một ít trí tuệ sang đầu tôi đấy mà. Tôi bật cười nói, từ khai thiên lập địa đến giờ làm gì có ai học được cho ai. Trí tuệ là tự mình đi học thôi, ngay cả đức Thích Ca ngày xưa cũng đã nói: Hãy tự đốt đuốc lên mà đi! Chị đạo hữu vẫn cười vui vẻ nói là chẳng sao, xin của anh một ít trí thông minh. Tôi cũng cười quá, và rất vui, mọi người thật là hồn nhiên.
Tối hôm đó, tôi ghé đến phòng thầy Lati Rinpoche để ăn tối cùng thầy Ngawang, sau đó giã từ ngài, thầy Ngawang và hai vị đệ tử. Thầy Lati Rinpoche lại ôm đầu tôi ban phép lành hộ trì rất lâu, tặng cho tôi vài món quà mang về Montreal và dặn dò đôi điều. Sau đó tôi bịn rịn giã từ thầy Ngawang để đi về phòng hành trì và đi ngủ vì ngày hôm sau, chúng tôi sẽ rời Dharamsala để lấy xe lửa đi về New Delhi, rồi bay về Montreal.
Sáng ngày 2 tháng 3, khi tôi ngồi tọa thiền và nhìn lại, thấy trong lòng cảm nhận sâu xa lý vô thường. Chuyến tu học hành hương này đã gần như hoàn tất trong vòng một tháng. Toàn bộ chuyến đi, rút cục tôi cảm nhận rõ ràng, chính yếu là cúng dường. Cúng dường liên miên. Tu tập đạt giác ngộ cần ba đại a tăng kỳ kiếp. Đại a tăng kỳ kiếp đầu tiên là đạo lộ Tích tụ, cho nên cúng dường... để tích tụ công đức.
Tôi lại khởi lên trong tâm lời kinh của Lễ Cúng dường đức Bổn sư, phần Bố thí ba la mật:
“Chúng con xin được hộ trì của đức Bổn Sư để thành tựu hạnh bố thí ba la mật
Nhờ ngài chỉ dạy cách tăng trưởng tâm bố thí mà không dính mắc
Chính là chuyển hóa thân, tài vật và công đức của chúng con qua ba đời
Thành những thức ước muốn của mỗi chúng sinh hữu tình.”
Chiều ngày 3 tháng 3, lúc 2 giờ chiều, chúng tôi lấy xe buýt lớn để đi đến trạm xe lửa Chakki Bank. Chuyến đi mất hơn 3 giờ. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ trên xe lửa, và sáng hôm sau, trở lại New Delhi vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 4 tháng 3. Ngày hôm sau, mùng 5 tháng 3, chúng tôi đi taxi ra phi trường New Delhi lúc 11 giờ đêm để lấy vé máy bay về Canada.
Tác giả: Không Quán
Phần 3: Tu học tại Dharamsala
17. Ngày 1 và 2 tháng 3, 2008
Hôm qua, 29 tháng 2, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn thành lễ quán đảnh Thập Lục Tổ Kadampa. Từ 8 giờ 30 sáng ngày mùng 1 tháng 3, ngài tiếp tục giảng thêm về kinh Hiền Ngu, phẩm 24 – Đại Hầu Bồ Tát, cho đến phẩm 31 – Trác mộc điểu truyện.[54]Đến trưa, ngài tuyên bố khóa thuyết giảng 10 ngày Đại Lễ Cầu Nguyện (Monlam Chenmo)[55]đã hoàn tất.
Chiều hôm đó, phái đoàn chúng tôi được phép vào tư dinh của đức Đạt Lai Lạt Ma để diện kiến ngài và chụp hình. Tuy buổi diện kiến rất ngắn vì ngài phải gặp nhiều phái đoàn khác, nhưng tôi vô cùng xúc động khi đứng bên ngài chụp hình chung với phái đoàn, và ngài nhìn tôi, nói: “Ta còn nhớ con... (I remember you)”, khi tôi thưa với ngài về lần gặp ngài vừa qua ở Ottawa.
Ngày mùng 1 tháng ba, Geshe Norbu mướn xe buýt lớn đưa phái đoàn đi thăm Norbulingka rất vui vẻ, và tôi cũng xin đi theo. Norbulingka là nhà nghỉ mát của đức Đạt Lai Lạt Ma, nơi ngài thường về trong những kỳ nghỉ hè. Tại đó chúng tôi được vào xem một Bảo tàng viện rất đẹp, có những cảnh làm bằng những tượng nặn nhỏ xíu, tái tạo các hoạt động tại Dharamsala thời xưa, cũng như là các sự tích lớn như là sự tích của Tổ Milarepa. Trên đường về, chúng tôi ghé thăm Thượng Mật Viện,[56]nơi ngài Karmapa đời thứ 17 đang trú trì.
Trên đường về, một chị đạo hữu tự nhiên đến trước mặt tôi, lấy tay để trên trán tôi và sau đó đặt lên trán chị. Tôi ngạc nhiên hỏi chị làm gì thế, thì chị cười và nói, làm thế để xin anh chuyển bớt một ít trí tuệ sang đầu tôi đấy mà. Tôi bật cười nói, từ khai thiên lập địa đến giờ làm gì có ai học được cho ai. Trí tuệ là tự mình đi học thôi, ngay cả đức Thích Ca ngày xưa cũng đã nói: Hãy tự đốt đuốc lên mà đi! Chị đạo hữu vẫn cười vui vẻ nói là chẳng sao, xin của anh một ít trí thông minh. Tôi cũng cười quá, và rất vui, mọi người thật là hồn nhiên.
Tối hôm đó, tôi ghé đến phòng thầy Lati Rinpoche để ăn tối cùng thầy Ngawang, sau đó giã từ ngài, thầy Ngawang và hai vị đệ tử. Thầy Lati Rinpoche lại ôm đầu tôi ban phép lành hộ trì rất lâu, tặng cho tôi vài món quà mang về Montreal và dặn dò đôi điều. Sau đó tôi bịn rịn giã từ thầy Ngawang để đi về phòng hành trì và đi ngủ vì ngày hôm sau, chúng tôi sẽ rời Dharamsala để lấy xe lửa đi về New Delhi, rồi bay về Montreal.
Sáng ngày 2 tháng 3, khi tôi ngồi tọa thiền và nhìn lại, thấy trong lòng cảm nhận sâu xa lý vô thường. Chuyến tu học hành hương này đã gần như hoàn tất trong vòng một tháng. Toàn bộ chuyến đi, rút cục tôi cảm nhận rõ ràng, chính yếu là cúng dường. Cúng dường liên miên. Tu tập đạt giác ngộ cần ba đại a tăng kỳ kiếp. Đại a tăng kỳ kiếp đầu tiên là đạo lộ Tích tụ, cho nên cúng dường... để tích tụ công đức.
Tôi lại khởi lên trong tâm lời kinh của Lễ Cúng dường đức Bổn sư, phần Bố thí ba la mật:
“Chúng con xin được hộ trì của đức Bổn Sư để thành tựu hạnh bố thí ba la mật
Nhờ ngài chỉ dạy cách tăng trưởng tâm bố thí mà không dính mắc
Chính là chuyển hóa thân, tài vật và công đức của chúng con qua ba đời
Thành những thức ước muốn của mỗi chúng sinh hữu tình.”
Chiều ngày 3 tháng 3, lúc 2 giờ chiều, chúng tôi lấy xe buýt lớn để đi đến trạm xe lửa Chakki Bank. Chuyến đi mất hơn 3 giờ. Tối hôm đó, chúng tôi ngủ trên xe lửa, và sáng hôm sau, trở lại New Delhi vào lúc 9 giờ 30 sáng ngày 4 tháng 3. Ngày hôm sau, mùng 5 tháng 3, chúng tôi đi taxi ra phi trường New Delhi lúc 11 giờ đêm để lấy vé máy bay về Canada.
Gửi ý kiến của bạn