Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI.

11/03/201104:02(Xem: 10104)
VI.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI LĂM: BÍ QUYẾT CỦA SỰ CHỮA BỆNH

VI.

Vì những trường hợp chữa khỏi bệnh bằng nhân điện của tôi được các báo chí phổ biến rộng rãi và bình luận thường xuyên, nên độc giả có thể thích thú mà đọc một bản tóm lược những con số thống kê do bạn Chandra Mukerji công bố. Ông này cùng đi với tôi suốt những cuộc hành trình trong năm 1882 và trợ giúp tôi phần việc của một người thư ký riêng.

Ông cho biết, tổng số bệnh nhân mà tôi đã chữa trị là hai ngàn tám trăm mười hai người trong một chuyến đi vòng quanh các thị trấn miền Đông Bắc, kéo dài độ năm mươi bảy ngày!

Bà C. Wallace, tác giả một bộ sách về khoa nhân điện, khi nhìn thấy bản thống kê tổng số bệnh nhân do tôi chữa khỏi trong năm ấy, có viết thư cho tôi biết rằng không một nhà chữa bệnh bằng nhân điện nào ở Âu châu có thể thành công tới một nửa số đó. Lẽ tất nhiên, bà chỉ nói về những nhà chữa bệnh chuyên nghiệp như bà mà thôi, chứ không đề cập đến những bậc thiên tài như Schlatter, Newton, Linh mục Ars, Zouave Jacob và những vị khác được cho là có sự hỗ trợ của một quyền năng thiêng liêng.

Riêng phần tôi, tôi thành thật thú nhận rằng tôi không thể nào chịu đựng nổi một sự phung phí sinh lực lớn lao và thường xuyên như vậy, nếu tôi không được sự trợ giúp thần lực của các đấng chân sư, tuy rằng điều này các ngài không hề nói cho tôi biết. Điều mà tôi bắt buộc phải nhìn nhận là tôi không còn có được một quyền năng nhiệm mầu như vậy nữa kể từ khi tôi được lệnh ngưng mọi công tác chữa bệnh, tức là vào khoảng cuối năm 1885.

Sau đó, tuy tôi vẫn luôn cố gắng tối đa, tôi vẫn không chữa khỏi những trường hợp tuyệt vọng mà trước kia tôi đã có thể thành công dễ dàng với chỉ độ nửa giờ chữa trị, hoặc có khi ít hơn. Sau đó, tại Bombay, tôi được lệnh của sư phụ truyền cho tôi hãy ngưng tất cả mọi công tác chữa bệnh cho đến khi có lệnh mới. Sự ngăn cấm này không phải đến quá sớm vì tôi nghĩ rằng chính tôi cũng có thể bị tê liệt nếu tôi vẫn tiếp tục cố gắng và dùng sức quá nhiều vào việc ấy.

Khi đến Madras, một buổi sáng tôi nhận thấy ngón tay trỏ bên bàn tay trái của tôi không còn cảm giác, và đó là một sự cảnh cáo rõ rệt cho tôi biết là tôi phải cẩn thận. Ở những trạm dọc đường giữa Madras và Bombay, tôi đã phải mất nhiều thì giờ hơn và dùng sức cố gắng lớn lao hơn nhiều để chữa khỏi những chứng bệnh tương tự so với những lần trước đây, và tỷ lệ thất bại cũng cao hơn nhiều.

Điều này cũng không lạ gì, vì sau khi chữa trị bằng cách này hay cách khác độ tám ngàn bệnh nhân trong vòng mười hai tháng, thì dù cho một lương y trẻ có sinh lực dồi dào mạnh khỏe nhất cũng phải cảm thấy kiệt sức và khô cạn sinh khí, đừng nói chi một người tuổi đã ngoài năm mươi như tôi. Vả lại, với những chuyến du hành mệt mỏi thường xuyên, việc ngủ nghỉ ăn uống thất thường, sự lao phí tâm lực để trả lời thư tín bốn phương, tiếp khách hằng ngày, và những buổi diễn thuyết hầu như mỗi ngày của tôi về những đề tài triết lý thâm sâu, những điều này đương nhiên là phải đưa đến hậu quả nói trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 5450)
Hình ảnh Hành Hương Phật tích Ấn Độ 2008 Tổng cộng 26 ngày từ 04-11 đến ngày 29.11.2008 Nhiếp ảnh: Thiện Hưng
27/06/2013(Xem: 4398)
Ăn sáng xong đi city tour Đài Bắc, thăm 101 building, tòa nhà cao nhất Đài Loan. Ăn trưa xong 2 Phật tử Canada ra phi trường, bay lúc 4.40pm; phái đoàn Úc tiếp tục city tour, ăn tối xong ra phi trường, lên máy bay lúc 11.55pm.
27/06/2013(Xem: 3770)
Buổi sáng đi lễ Chùa Thừa Thiên, đảnh lễ Xá Lợi Cố Hòa Thượng Quảng Khâm Buổi chiều đi lễ Chùa Long Sơn, ngôi chùa cổ 300 năm tại Đài Bắc, Đài Loan.
26/06/2013(Xem: 3937)
Hòa Thượng Tinh Vân sáng lập Phật Quang Sơn (có hơn 220 chi nhánh khắp thế giới, kể cả ở Châu Phi) tổ chức Phật Giáo lớn nhất thế giới hiện nay.
26/06/2013(Xem: 5016)
Buổi sáng đi lễ Chùa Huyền Trang, Trung Đài Thiền Tự và Linh Nham Sơn Tự, Chiều đi Cao Hùng (miền nam Đài Loan).
26/06/2013(Xem: 4308)
Sáng đi city tour ở thủ đô Seoul, sau đó đi ăn tối tại nhà hành truyền thống Triều Tiên. Nghỉ đêm thứ hai ở thủ đô Seoul.
26/06/2013(Xem: 4089)
Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của người Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên).
26/06/2013(Xem: 3905)
Ăn sáng xong, đi city tour thành phố Thiên An, viếng làng văn hóa dân tộc Triều Tiên. Chiều đi lễ Chùa Niết Bàn. Tối nghỉ đêm thứ hai ở Thiên An.
26/06/2013(Xem: 3858)
Ăn sáng xong đi lễ Chùa Giác Nguyện (chùa lớn đứng hàng thứ 2 của Triều Tiên, có 1 tượng Phật bằng đồng cao 12 mét, nặng 60 tấn); ăn trưa xong, đến chiêm bái Quảng Đức Tự ở gần Toàn Châu. Tối về nghỉ đêm ở Thiên An.
26/06/2013(Xem: 3694)
Sáng thứ sáu 25-3-2011, phái đoàn đến chiêm bái Hải Ấn Tự (Haeinsa) nơi có thờ Bộ Đại Tạng Kinh khắc trên gỗ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]