- Tựa
- Tự tình cùng Sơn Thắng
- Vài suy nghĩ về giáo dục Phật giáo hiện nay
- Giới luật là nguồn sinh lực của Tăng-già
- Quý sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn-đà-la bằng cát
- Ứng phú đạo tràng
- Bài kệ trong kinh Kim Cang
- Đôi nét về Ngọc Xá-lợi
- Hương tháng tư
- Đi qua tháng bảy
- Rằm tháng Bảy - Lễ hội tình người
- Kể chuyện chiêm bao
- Chuyện ngài Tăng Hộ cháu
- Ồ! Vậy hả?
- Bóng trúc bên thềm
- Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
- Gửi một mùa đông xa
- Quay quắt tình quê
- Viết cho bạn
- Miền nhớ
- Chùa Phật Đà trên đất Hà Tiên
- Angkor Wat – Chút ấn tượng riêng
- Hành hương Trung Quốc
- Hành hương đất nước chùa vàng
BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn
Trên đường về lại Arkansas, anh hỏi tôi thấy Cali thế nào? Tôi định trả lời là cũng vậy thôi thì chợt nhớ tới bài thơ mới làm hồi hôm, bèn đem ra đọc:
“Đến Cali, bỗng nhớ Sài Gòn!
Một thuở đăng trình, giấc mộng con
Giữa chốn phồn hoa, vui đại ẩn
Mặc đời lộn lạo, giữ lòng son.
Chiều nay đất khách tha phương
Buồn vui trăm nỗi, cố hương vọng về
Quê người bàng bạc nhiêu khê
Quê nhà một góc, bốn bề thênh thang.”
Anh khẽ cười, đó cũng là tâm trạng của những người con xa xứ. Nhưng mà, anh nói tiếp, nhờ có những ngôi chùa mà nỗi buồn tha hương vơi đi ít nhiều.
Nghe anh nhắc tới chùa, tôi thấy lòng hỉ hả như đang được hành hương về đất Phật.
Mấy ngày ở California tôi có dịp đi thăm viếng nhiều chùa của cộng đồng người Việt. Có chùa được thành lập từ việc mua lại nhà thờ công giáo, có chùa được xây theo quy cách của khu đô thị, có chùa được dựng lên từ ngôi nhà cặp theo dãy phố, có chùa mái ngói hình đao uốn cong, dáng vẻ thanh thoát rất Việt Nam… Nhưng dù chùa có mang kiểu dáng gì đi nữa thì muôn đời vẫn là nơi đời sống tâm linh của những đứa con xa quê mẹ hướng về.
Như anh cũng biết, kể từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì chùa chiền cũng có mặt khắp nơi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và góp phần bảo lưu văn hóa dân tộc. Từ đó, hiển nhiên, chùa trở thành nơi nương tựa tinh thần của người dân và là biểu tượng tâm linh của dân tộc. Như nhà thơ Huyền Không đã nói:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Trải bao đời nay, trong tâm thức của người dân Việt, mái chùa đã trở nên thân thương, quen thuộc, không thể tách rời. Sự gắn bó hài hòa sâu sắc và bền chặt đó phải chăng là nguyên lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”? Cho nên, nếu vì cuộc mưu sinh mà cất bước hải hồ, bôn ba vạn nẻo thì thử hỏi mấy ai không khỏi thổn thức, xót xa:
“Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió, chao ôi bỏ chùa!”
Nhưng người Việt không bỏ chùa. Nơi nào có người Việt sinh sống thì y như rằng nơi đó có chùa, có tình yêu đất nước. Bởi trong tâm khảm, người Việt luôn ý thức chùa là hình ảnh của quê hương, tổ quốc, là hồn dân tộc.
Nhớ có lần tôi nói với anh, qua bên này mới hiểu rõ hơn giá trị câu thơ bất hủ về “mái chùa Việt che chở hồn nước Việt” của tác giả Huyền Không.
Huyền Không là bút hiệu của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác. Khi qua đây, tôi có chút duyên đến tham dự buổi lễ Đại tường tưởng niệm hai năm Ngài “quảy dép về Tây” tại chùa Việt Nam - Los Angeles.
… Im lặng một hồi, anh quay lại vấn đề hình ảnh các ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại. Riêng nói về chùa chiền cũng như Phật giáo Việt Nam ở Mỹ thì trong một bài viết có đoạn khái quát như sau:
“Sau năm 1975, làn sóng người Việt sang định cư tại Hoa Kỳ càng lúc càng nhiều. Tổng số lên đến hai triệu người ở rải rác trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ. Tập trung đông nhất ở hai tiểu bang California và Texas. Sau khi cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tín ngưỡng là nhu cầu cấp thiết. Phần vì cần điểm tựa cho tinh thần nơi đất khách quê người, phần vì muốn duy trì văn hóa tín ngưỡng dân tộc, phần vì nhớ thân nhân, phần vì nhớ quê hương là những động cơ thúc đẩy người Việt lập chùa. Sau những giờ làm việc cực nhọc, họ đến chùa gặp những người thân quen hàn huyên cho vơi đi nỗi buồn xa xứ.”
Chiều nay, giữa nơi đất khách, trong miên man nỗi nhớ cố hương, thiết nghĩ không thể không nhắc lại bài thơ Nhớ chùa mà cố Hòa thượng Mãn Giác đã gởi gắm lòng mình thay cho tất cả những người con Việt Nam đang rong ruổi:
“Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.
Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.
Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.
Tối đến dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh.
Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào.
Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Sở dĩ tôi trích dẫn nguyên bài như vậy là vì tôi thấy rằng trên bước đường phiêu bạt chúng ta đã gặp nhau trong nỗi “Nhớ chùa” và nhờ “nhớ chùa” mà chúng ta còn có được một nơi để trở về. Nơi đó chính là cội nguồn dân tộc, là gốc rễ tâm linh, là giá trị đạo đức chân-thiện-mỹ.
Tâm Chơn
Miền nhớ
Một tuần vụt qua.Trên đường về lại Arkansas, anh hỏi tôi thấy Cali thế nào? Tôi định trả lời là cũng vậy thôi thì chợt nhớ tới bài thơ mới làm hồi hôm, bèn đem ra đọc:
“Đến Cali, bỗng nhớ Sài Gòn!
Một thuở đăng trình, giấc mộng con
Giữa chốn phồn hoa, vui đại ẩn
Mặc đời lộn lạo, giữ lòng son.
Chiều nay đất khách tha phương
Buồn vui trăm nỗi, cố hương vọng về
Quê người bàng bạc nhiêu khê
Quê nhà một góc, bốn bề thênh thang.”
Anh khẽ cười, đó cũng là tâm trạng của những người con xa xứ. Nhưng mà, anh nói tiếp, nhờ có những ngôi chùa mà nỗi buồn tha hương vơi đi ít nhiều.
Nghe anh nhắc tới chùa, tôi thấy lòng hỉ hả như đang được hành hương về đất Phật.
Mấy ngày ở California tôi có dịp đi thăm viếng nhiều chùa của cộng đồng người Việt. Có chùa được thành lập từ việc mua lại nhà thờ công giáo, có chùa được xây theo quy cách của khu đô thị, có chùa được dựng lên từ ngôi nhà cặp theo dãy phố, có chùa mái ngói hình đao uốn cong, dáng vẻ thanh thoát rất Việt Nam… Nhưng dù chùa có mang kiểu dáng gì đi nữa thì muôn đời vẫn là nơi đời sống tâm linh của những đứa con xa quê mẹ hướng về.
Như anh cũng biết, kể từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam thì chùa chiền cũng có mặt khắp nơi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và góp phần bảo lưu văn hóa dân tộc. Từ đó, hiển nhiên, chùa trở thành nơi nương tựa tinh thần của người dân và là biểu tượng tâm linh của dân tộc. Như nhà thơ Huyền Không đã nói:
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Trải bao đời nay, trong tâm thức của người dân Việt, mái chùa đã trở nên thân thương, quen thuộc, không thể tách rời. Sự gắn bó hài hòa sâu sắc và bền chặt đó phải chăng là nguyên lý ngàn đời của dân tộc Việt Nam: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”? Cho nên, nếu vì cuộc mưu sinh mà cất bước hải hồ, bôn ba vạn nẻo thì thử hỏi mấy ai không khỏi thổn thức, xót xa:
“Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng bỏ gió, chao ôi bỏ chùa!”
Nhưng người Việt không bỏ chùa. Nơi nào có người Việt sinh sống thì y như rằng nơi đó có chùa, có tình yêu đất nước. Bởi trong tâm khảm, người Việt luôn ý thức chùa là hình ảnh của quê hương, tổ quốc, là hồn dân tộc.
Nhớ có lần tôi nói với anh, qua bên này mới hiểu rõ hơn giá trị câu thơ bất hủ về “mái chùa Việt che chở hồn nước Việt” của tác giả Huyền Không.
Huyền Không là bút hiệu của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác. Khi qua đây, tôi có chút duyên đến tham dự buổi lễ Đại tường tưởng niệm hai năm Ngài “quảy dép về Tây” tại chùa Việt Nam - Los Angeles.
… Im lặng một hồi, anh quay lại vấn đề hình ảnh các ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại. Riêng nói về chùa chiền cũng như Phật giáo Việt Nam ở Mỹ thì trong một bài viết có đoạn khái quát như sau:
“Sau năm 1975, làn sóng người Việt sang định cư tại Hoa Kỳ càng lúc càng nhiều. Tổng số lên đến hai triệu người ở rải rác trên khắp 50 tiểu bang của Mỹ. Tập trung đông nhất ở hai tiểu bang California và Texas. Sau khi cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tín ngưỡng là nhu cầu cấp thiết. Phần vì cần điểm tựa cho tinh thần nơi đất khách quê người, phần vì muốn duy trì văn hóa tín ngưỡng dân tộc, phần vì nhớ thân nhân, phần vì nhớ quê hương là những động cơ thúc đẩy người Việt lập chùa. Sau những giờ làm việc cực nhọc, họ đến chùa gặp những người thân quen hàn huyên cho vơi đi nỗi buồn xa xứ.”
Chiều nay, giữa nơi đất khách, trong miên man nỗi nhớ cố hương, thiết nghĩ không thể không nhắc lại bài thơ Nhớ chùa mà cố Hòa thượng Mãn Giác đã gởi gắm lòng mình thay cho tất cả những người con Việt Nam đang rong ruổi:
“Từ thuở ra đi vắng bóng chùa
Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua
Trong tôi bừng dậy niềm chua xót
Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa.
Thấp thoáng đâu đây cảnh tượng làng
Có con đường đỏ chạy lang thang
Có hàng tre gợi hồn sông núi
Im lặng chùa tôi ngập nắng vàng.
Có những cây mai sống trọn đời
Bên hàng tùng bách mãi xanh tươi
Nhìn lên phảng phất hương trầm tỏa
Đức Phật từ bi miệng mỉm cười.
Tôi nhớ làm sao những buổi chiều
Lời kinh giải thoát vọng cao siêu
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu.
Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình.
Tối đến dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân hiền mọi mái tranh.
Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gội lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào.
Biết đến bao giờ trở lại quê
Phân vân lòng gởi nhớ nhung về
Tang thương dù có bao nhiêu nữa
Cũng nguyện cho chùa khỏi tái tê.
Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng
Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông.”
Sở dĩ tôi trích dẫn nguyên bài như vậy là vì tôi thấy rằng trên bước đường phiêu bạt chúng ta đã gặp nhau trong nỗi “Nhớ chùa” và nhờ “nhớ chùa” mà chúng ta còn có được một nơi để trở về. Nơi đó chính là cội nguồn dân tộc, là gốc rễ tâm linh, là giá trị đạo đức chân-thiện-mỹ.
Gửi ý kiến của bạn