Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ồ! Vậy hả?

16/02/201115:25(Xem: 3852)
Ồ! Vậy hả?

BÓNG TRÚC BÊN THỀM
Tâm Chơn

Ồ! Vậy hả?

Vừa tưới xong mấy chậu hoa kiểng trên sân thượng, Tiểu ngồi xuống bên tôi “thời sự”, sáng nay trên lớp thầy có kể mấy mẫu chuyện đạo-đời, chuyện người thật việc thật, cũng hay. Tôi hỏi, cũng hay là sao? Có phải “rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào” không? Tiểu cười, chắc vậy! Nhưng thầy đã trấn an rồi, “trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra hết”. Chà, Tiểu tâm đắc câu kết luận này lắm!…

Tiểu nói với tôi, hồi mới lên thành phố học, cái gì cũng làm Tiểu ngỡ ngàng hết. Kể cả chuyện mấy người nhà quê thích tỏ vẻ thị thành cũng làm Tiểu chưng hửng. Sốc nhứt là chuyện huynh đệ bạn bè với nhau mà lại sanh lòng ganh tỵ, thiệt hơn. Phải nói rằng, mọi cảnh ngộ dường như đều lạ lẫm đối với Tiểu.

Dè đâu, nhân duyên đưa đẩy thế nào mà Tiểu lọt tỏm vào một tập thể có không ít người bon chen như vậy. Quả là “ghét của nào trời trao của đó”! Tiểu như khựng lại trong chuỗi ngạc nhiên. Chao ôi! Là rủi hay là may đây?

Cứ thế Tiểu hết than vắn lại thở dài suốt một năm trời hụt hẫng chơi vơi. Những lúc phiền muộn Tiểu chỉ biết chia sẻ với hai người thôi. Một đằng thì mặc nhiên cất giữ giùm bầu tâm sự, góp lời gỡ rối. Một đằng dù không mượn cũng nhiệt tình đánh trống kêu oan, đôi lúc vô tình thêm mắm dặm muối gây hiệu ứng phụ.

Rồi tới một bữa, Tiểu bỗng trở nên biếng nói. Ai làm gì thây kệ, ai vu oan giá họa mặc tình, Tiểu chỉ cười hề hề cho qua chuyện, cũng chẳng cần thanh minh thanh nga, phân trần, đính chính gì cả. Thỉnh thoảng, Tiểu chỉ buông giọng hững hờ, “ồ, vậy hả”?

Chợt, Tiểu giựt mình, ủa, sao câu nói “vậy hả” của mình giống y chang hai tiếng “thế à” của thiền sư Hakuin vậy? Mà không, cũng khác nhau nhiều lắm chớ! Tiểu “vậy hả” mà lòng len lỏi tơ vương. Sư “thế à” mà lòng nhẹ như mây nổi. Cứ nhìn vào chuyện tai bay vạ gởi “động trời” mà Sư chỉ thốt lên hai tiếng “thế à” nhẹ hẫng thì đủ biết công phu tu tập của Sư thế nào rồi?

Cô gái trót lỡ với anh hàng xóm, bị cha mẹ khảo tra, hoảng hồn đổ thừa cho Sư. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng kéo lên chùa và chửi mắng xối xả vào mặt Sư. Sư từ tốn, thế à!

Cô gái sanh xong, cha mẹ cô gái mang đứa bé lên chùa giao cho Sư nuôi dưỡng. Sư tỉnh queo, thế à!

Ít năm sau, vì không chịu nỗi sự giày vò của lương tâm, cô gái bèn thú nhận sự thật. Cha mẹ cô gái hối hận tìm tới Sư dập đầu sám hối xin tạ lỗi. Sư thản nhiên, thế à!

Tiểu áy náy, chuyện của mình thuộc dạng cỏn con mà cất giọng “vậy hả” cũng không xong.

Bẵng đi một thời gian Tiểu cố tình im lặng. Câu nói “vậy hả” cũng chìm vào lãng quên. Huynh đệ đố kỵ thế nào Tiểu cũng chẳng bận tâm, lòng luôn canh cánh “chuyện đời như nước chảy hoa trôi”. Rồi Tiểu khẽ cười dù ít nhiều lòng còn lộn lạo.

Một hôm, mấy đứa nhỏ ở chung hỏi sao thấy Tiểu sống khác mọi người ở đây? Tiểu cười, ồ, vậy hả?

Tiểu về quê lên, một huynh đệ bất bình bộc bạch sao mọi người ở đây hay săm soi đặt điều ganh tỵ với Tiểu hoài vậy? Tiểu cười, ồ, vậy hả?

Hai tiếng “vậy hả” thình lình quay trở lại. Dù chưa được tròn trịa và đủ nghĩa thong dong tự tại như người xưa nhưng cũng tạm coi như nó đã nên vóc nên hình. Chỉ cần chịu khó lắng yên chút xíu sẽ nhận ra ngay cõi lòng phẳng lặng, rỗng không. Rồi thì nơi lòng không, cái tâm trống rỗng đó, hỏi có gì mắc mứu được đâu?

Đến đây, tôi muốn nhắc lại tinh thần tu đạo của Trần Nhân Tông để làm bài học cho chính mình:

“Thị phi niệm trục triêu hoa lạc,
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn.
Hoa tận vũ tình sơn tịch tịch,
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.”
(Phải quấy niệm rơi hoa buổi sớm
Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm
Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng
Chim kêu một tiếng lại xuân tàn.)

Còn với Tiểu, được biết, nhờ vấp phải cay đắng tình đời, dở cười dở khóc bao phen mà Tiểu thấy được rằng “trên đời này chuyện gì cũng có thể xảy ra”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 5162)
Hình ảnh ngày 31-10-2009 Phái đoàn viếng thăm: NGŨ ĐÀI SƠN, NƠI HÓA HIỆN CỦA BỒ TÁT ĐẠI TRÍ VĂN THÙ THÙ TƯỢNG TỰ (chùa thờ tôn tượng bồ tát Đại Trí Văn Thù, cao khoảng 8 mét, được xem là pho tượng Văn Thù Bồ Tát đẹp nhất trên trần gian này)
26/06/2013(Xem: 3712)
Hình ảnh ngày 30-10-2009 Phái đoàn viếng thăm: - Bồ Tát Đảnh - Hiển Thông Tự Tháp Viện Tự tại Ngũ Đài Sơn
26/06/2013(Xem: 7449)
Ấn Quang Đại Sư, húy Thánh Lượng, biệt hiệu Thường Tàm, người khoảng cuối đời nhà Thanh sang kỷ nguyên Dân Quốc, con nhà họ Triệu ở Hiệp Tây.
26/06/2013(Xem: 4348)
Tế Tỉnh Đại Sự, tự Triệt Ngộ, hiệu Nạp Đường, người đời Thanh, con nhà họ Mã ở huyện Phong Nhuận.
26/06/2013(Xem: 4446)
Từ thuở bé ngài không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, tham cứu câu Niệm Phật Là Ai? Được tỏ ngộ, và nói: "Tôi đã tỉnh giấc mơ!".
26/06/2013(Xem: 4152)
Hành Sách Đại sư, tự là Triệt Lưu, người đời nhà Thanh, con của Tưởng Toàn Xương, một bậc lão nho ở vùng Nghi Hưng. Cha ngài là bạn phương ngoại với đức Đức Thanh Hòa Thượng, tức Hám Sơn Đại Sư.
26/06/2013(Xem: 5034)
Trí Húc Đại sư tự Ngẫu Ích, người đời Thanh, họ Chung, nhà ở Ngô huyện. Thân phụ trọ trì chú Đại Bi và Bạch Y, mộng thấy đức Quán Âm đại sĩ trao cho một đứa bé trai mà sanh ra ngài.
26/06/2013(Xem: 4621)
Tỉnh Thường đại sư, tự Thứu Vi, người đời Tống, con nhà họ Nhan ở Tiền Đường. Khi lên bảy, ngài gặp duyên lành xuất gia và mới mười bảy tuổi đã thọ giới cụ túc.
26/06/2013(Xem: 4376)
Diên Thọ Đại sư, tự Xung Huyền, người đời Tống, con của họ Vương ở Tiền Đường. Lúc thiếu thời, ngài thích tụng kinh Pháp Hoa, cảm đến bầy dê quỳ mọp nghe kinh.
26/06/2013(Xem: 4597)
Thiếu Khang đại sư họ Châu, người đời nhà Đường, ở vùng núi Tiên Đô xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sanh, ngài im lặng không nói. Năm bảy tuổi nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lạy Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567