Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạch Mã Cổ Tự Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

09/11/201203:21(Xem: 8609)
Bạch Mã Cổ Tự Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc

Bach Ma Tu
Bạch Mã Cổ Tự 
Ngôi Già lam đầu tiên Phật giáo Trung Quốc
Thích Vân Phong

Ngôi Thánh địa Già lam Bạch Mã, ngôi chùa cổ xưa nhất ở Trung Quốc, tọa lạc khoảng 6 dặm Anh, cách Thành phố Lạc Dương, thuộc tỉnh Hà Nam, miền Đông Trung Quốc.

Ngôi Già lam Bạch Mã Cổ Tự được sáng lập từ thời Minh Đế của triều đại Đông Hán (từ năm 29 sau Công Nguyên đến năm 75 sau Công Nguyên), gắn liền với truyền thuyết thần kỳ về sự kiến tạo thuở sơ khai.

Theo sử Trung Hoa ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mộng thấy một cảnh sơn xuyên tú lệ, vân thủy hữu tình và có một Thần nhân lấp lánh hoàng kim quang lâm cung điện. Khi tỉnh mộng, Hán Minh Đế triệu tập các quan cận thần đến để chia sẻ về giấc mơ của mình. 
 
Đại thần Phó nghị tâu rằng: “Muôn tâu Bệ Hạ! Vào ngày 08 tháng 04 năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (971 trước Công nguyên) triều đại nhà Chu, tam thiên đại thiên thế giới đều chấn động. Ban đêm có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu khắp trời Tây”.

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng: “Đây là dấu hiệu của sự Đản sinh của một vị Đại Thánh ở Thiên Trúc. Vị Thánh nhân này lâm phàm để cứu khổ chúng sinh. Giáo pháp của Ngài sau một nghìn năm thì có thể bén rễ vào đất Trung thổ này. Giờ đây đã đến thời kỳ tiếp nhận ánh sáng đó. Hạ thần nghe nói có một vị Thánh ở Tây Vức, được thế gian tôn sùng kính ngưỡng tôn xưng là “Phật Thế tôn” mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.

Trăm nghe không bằng mắt thấy, Hán Minh Đế chiếu chỉ cho một phái đoàn 12 người sang tận Tây Vức để tìm Phật Thế tôn để cầu Chính pháp Như Lai.

Đoàn 12 người đã trãi quan bao gian khó hiểm nguy, cuối cùng đến quốc gia Đại Nguyệt Thị (Tai Yueshi), vùng Tây Vức, nơi Phật Pháp hưng thịnh, giáo lý Phật đà được phổ cập từ Thành thị đến nông thôn, Vua quan cho đến thứ dân điều mộ đạo tu hiền, cơ sở tự viện Phật giáo có mặt khắp nơi. 
 
Đoàn người đã đảnh lễ và cung thỉnh hai vị Thánh tăng Thiên Trúc, Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan về Trung Nguyên (Trung Hoa), đoàn mang về một số Kinh và tượng Phật. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình, triều Hán Minh Đế (67 sau Công nguyên), đoàn 12 người mới quay trở về Lạc Dương, Kinh đô của triều đại Đông Hán.

Hán Minh Đế vui mừng khôn xiết, thỉnh nhị vị Thánh Tăng vào cung thỉnh vấn, và sau đó đưa nhị vị Thánh Tăng nhập Già lam Tịnh địa Hồng Lô Tự, một Dinh thự quan chức của Bộ Ngoại Giao, và chiếu chỉ cho nhị vị Thánh Tăng dịch những các bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Địa Đoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh. . .

Ca Diếp Ma đằng và Trúc Pháp Lan, Nhị vị Thánh Tăng đã dịch kinh và hoằng truyền Chính pháp Như Lai tại Bạch Mã Tự. Những bản kinh của nhị vị Thánh Tăng dịch từ Phạn sang Hán được sự trân quý và luôn cất giữ trong Đại Điện để chư Tăng và Phật tử Lễ bái Tôn thờ Pháp bảo.

Đến thời Đại Đường, Nữ hoàng Võ Tắc Thiên, Trung Hoa Phật giáo Quốc đạo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự cực thịnh, chư Tăng có hơn một nghìn.

Vào thời nổi loạn của An Sử (755-763), Phật giáo bị pháp nạn, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự bị pháp hoại trầm trọng. Đến thời Hội Xương (840-846) tru diệt Phật giáo, ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự chỉ còn tàn tích lưu lại với những mảnh đá vỡ khắc chữ.

Thời Tống Thái Tông (939 -997), Vua Gia Tĩnh nhà Minh (1507- 1567) và vua Khang Hy nhà Thanh (1662-1722) cũng đã liên tục việc trùng tu kiến thiết ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự được nguy nga tráng lệ cho đến nay.

Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự đã được 1.943 tuổi, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc.

Chùm ảnh Ngôi Già lam Tịnh địa Bạch Mã Cổ tự, ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo Trung Quốc, và được xem là “Cái nôi của Phật giáo” của Phật giáo Trung Quốc, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cùng vòng quanh thưởng lãm:

























































Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2013(Xem: 6260)
Linh Thứu Sơn (Hill of Vultures) tại Thành Vương Xá (Rajgir) thuộc nước Ma Kiệt Đà là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng như Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm.
19/06/2013(Xem: 4666)
Chiêm bái Thánh Tích Ấn Độ - Đài Loan Do Tu Viện Quảng Đức Tổ Chức (ĐĐ Nguyên Tạng hướng dẫn đoàn, từ ngày 8-29/11/2006) Hình ảnh Viếng thăm và đảnh lễ Tôn Tượng Chuyển Pháp Luân Vườn Lộc Uyển
19/06/2013(Xem: 7680)
Phái đoàn tuân thủ đúng theo quy định giờ giấc: 4-5-6, tức có nghĩa là thức chúng 4 giờ sáng, 5 giờ điểm tâm và 6 giờ lên xe, dường như hầu hết thời gian ở Ấn Độ phái đoàn đều áp dụng đúng thời khóa này, dù khó khăn cho nhiều đệ tử.
19/06/2013(Xem: 7060)
Hình ảnh chụp tại Vườn Lộc Uyển nơi Đức Phật chuyển Pháp Luân
19/06/2013(Xem: 5265)
Bảo Tháp Chuyển Pháp Luân tại Vườn Lộc Uyển - Sanarth nơi Đức Phật lăn chuyển bánh xe Pháp đầu tiên.
19/06/2013(Xem: 7232)
Hình ảnh phái đoàn Đảnh lễ Kim Cang Toà, nơi Đức Phật thiền tọa 49 ngày đêm và cuối cùng thành tựu đạo quả tại Bồ Đề Đạo Tràng - Bodhgaya nơi Đức Phật thành đạo.
18/06/2013(Xem: 7664)
ĐĐ Nguyên Tạng, SC Hạnh Nguyên cùng quý Phật tử từ Cali, Houston, Mỹ Quốc
18/06/2013(Xem: 5771)
Phái đoàn chụp hình lưu niệm bên cạnh trụ đá Vua A Dục tại Vườn Lâm Tỳ Ni
18/06/2013(Xem: 4047)
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, phái đoàn đã check in tại phi trường Melbourne lúc 2 giờ chiều ngày 7-11-06 để đến Sydney, để ngày hôm sau đáp chuyến bay quốc tế qua hãng China Airline (vì hãng máy bay này không cất cánh từ phi trường quốc tế Melbourne).
18/06/2013(Xem: 6108)
Phái đoàn sẽ do ĐĐ Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn (hướng dẫn về giáo lý có liên quan đến thánh tích) cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (chuyên viên tổ chức hành hương) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết cho chuyến đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567